Kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn 7 - Học kì I

docx 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2717Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn 7 - Học kì I
KIỂM TRA CA DAO VÀ THƠ TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 7 -HKI 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
	Câu 1 : (2 đ) 
	+Thân em như giếng giữa đàng
	 Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân. 
	+Thân em như dải lụa đào
	Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 
	+Thân em như hạt mưa rào 
	Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. 
Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên .
Ba câu trên thuộc chủ đề quen thuộc nào trong những bài ca dao dân ca mà em đã học.
Câu 2 (3đ): Cho hai câu thơ sau:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
a. Hai câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tên tác giả ?
b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
c. Viết tiếp 4 câu thơ tiếp theo trong văn bản.
Câu 3: (2 đ)
 Kết thúc bài thơ Bạn đến chơi nhà, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết:
“Bác đến chơi đây, ta với ta.”
 Em có suy nghĩ như thế nào về tình bạn mà tác giả muốn nhấn mạnh trong câu thơ trên?
Câu 4: (3 đ)
	Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trung đại mà em yêu thích trong những bài thơ đã được học (Sông núi nước Nam , Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà)
ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA 
CA DAO VÀ THƠ TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 7 -HKI 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 : 
So sánh điểm giống nhau:
+Về nội dung: Đều là những câu ca dao nói về nỗi bất hạnh, phụ thuộc, (0.5 đ) , không tự quyết định được số phận của mình của người phụ nữ xưa. (0.5 đ)
 +Về nghệ thuật: Sử dụng biện pháp so sánh. (0.5 đ)	
Chủ đề : ca dao than thân (thân phận người phụ nữ bất hạnh) (0.5 đ) 
Câu 2: 	
a.Câu thơ được trích trong văn bản“Qua đèo Ngang” (0,25 đ) của tác giả Bà huyện Thanh Quan.(0,25 đ) 
b.Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ 
- Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. (0,25 đ)
- Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (0,25 đ)
- Nghệ thuật đối	 (0,25 đ)
à Tác dụng: Nhấn mạnh về cảnh Đèo Ngang, (0,25 đ) dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.(0,5 đ) 
c. 	- Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc (0,25 đ)
	- Thương nhà mỏi miệng , cái gia gia (0,25 đ)
	- Dừng chân đứng lại , trời, non , nước (0,25 đ)
	- Một mảnh tình riêng, ta với ta (0,25 đ)
à sai 2 lỗi chính tả trở lên (- 0,25 đ)
Câu 3: 
- Đánh giá được đây là câu thơ hay nhất trong bài thơ. (0,25 đ) Câu thơ thành công nhờ cách sử dụng từ và nghệ thuật đối lập với 7 câu trước. (0,25 đ)
 - Dùng từ bác – gần gũi, thân tình mà quý mến, trân trọng. (0,25 đ) 
 - Bác đến chơi đây – Không ngại đường sá xa xôi, tuổi già sức yếu đến thăm bạn. (0,25 đ) 
à Tình bạn là trên hết, không có thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi cái đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết.(0,25 đ)
 - Chữ ta – đại từ nhân xưng, là tôi và bác - hai chúng ta (0,25 đ)
à Biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng, tỏa rộng trong không gian và thời gian. (0,25 đ)
à Trong thơ Nguyễn Khuyến là cái ta tình bạn ấm áp , sâu nặng giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. (0,25 đ)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trung đại mà em yêu thích trong những bài thơ đã được học (Sông núi nước Nam , Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà)
*Yêu cầu về nội dung:HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ 
*Biểu điểm:	
–Học sinh viết đúng đoạn văn theo yêu cầu: 3điểm
–Thiếu 1 câu hoặc thừa 2 câu : - 0.25điểm.
–Không đúng chủ đề : - 2điểm
–Không nêu được nội dung và nghệ thuật chính, chỉ diễn xuôi bài thơ: - 1điểm
–Căn cứ vào bài làm của HS, tùy mức độ sai sót GV cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_ngu_van_1_tiet_hoc_ki_1.docx