Kiểm tra: 15 phút – Học kì II (lần 1) môn: Tiếng Việt 9 - Trường THCS Thạnh Đông

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra: 15 phút – Học kì II (lần 1) môn: Tiếng Việt 9 - Trường THCS Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: 15 phút – Học kì II (lần 1) môn: Tiếng Việt 9 - Trường THCS Thạnh Đông
Trường THCS Thạnh Đông.
Lớp: 9 
Họ Và Tên: 
Kiểm Tra: 15 phút – HKII (Lần 1).
Môn: Tiếng Việt 9.
Ngày Kiểm Tra: 
Điểm
	Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện theo yêu cầu các câu hỏi sau:
Câu 1 (4.0 điểm): 
 Viết lại những câu sau đây, biến đề ngữ (in đậm) thành bộ phận bên trong của câu:
 a). Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
 (Nguyễn Công Hoan)
 b). Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
 (Nam Cao)
Câu 2 (6.0 điểm): 
Hãy trình bày cách hiểu của em về tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ minh họa? 
Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ cách hiểu của em về tác dụng của thành phần phụ chú đó?
BÀI LÀM:
ĐÁP ÁN:
Câu 1 (4.0 điểm): 
 a). Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
 b). Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
Câu 2 (4.0 điểm): 
 Thành phần phụ chú có tác dụng là:
- Dùng để giải thích cho những từ ngữ khác.
- Dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời của người nói, của nhân vật và nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh được sử dụng.
 Ví dụ:
Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
 Phân tích ví dụ:
 Hai bộ phận in đậm trong ngoặc đơn là hai thành phần phụ chú, chúng không tham gia vào việc trình bày việc cô gái làm và miêu tả đôi mắt cô gái.
 Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của người đang nói: ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt của cô gái. “Có ai ngờ” có nghĩa là không ai ngờ, và cả là người nói cũng không ngờ như vậy; “thương thương quá đi thôi” là tình cảm bột phát của người nói (tác giả bài thơ) đối với cô gái trong giờ phút gặp gỡ.
 Từ những điều đã trình bày, ta thấy rằng thành phần phụ chú có vai trò và tác dụng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
THE END

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA 15 PHUT TV 9 HKII.doc