Kiểm tra 1 tiết Vật lí 6 năm 2014

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 919Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Vật lí 6 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết Vật lí 6 năm 2014
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
TỔ : TỰ NHIÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Cư Mta , ngày tháng năm 2014
KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 6
I. Mục đích
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 20 đến tiết 27 theo PPCT.
2. Mục đích: 
	- Giáo viên: Đánh giá được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. 
- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức của bản thân và kỹ năng trình bày bài tập vật lý, từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp.
II. Hình thức đề kiểm tra
	Kết hợp TNKQ và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
III. Thiết lập ma trận
1. Bảng trọng số 
Nội dung
Tổng số tiết
Tiết LT
Chỉ số 
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1: Sự nở vì nhiệt của các chất. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
4
4
2,8
1,2
35
15
2: Ròng rọc
2
1
0,7
1,3
8,75
16,25
3: Nhiệt kế. Thang nhiệt độ. Thực hành đo nhiệt độ.
2
1
0,7
1,3
8,75
16,25
Tổng
8
6
4,2
3,8
52,5
47,5
2. Số câu hỏi
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số câu hỏi
Số lượng câu
Điểm số
TN
TL
TN
TL
Cấp độ 1,2
1
35
3
2
1
1
2
2
8,8
1
1
2
3
8,8
1
1
0,5
Cấp độ 3,4
1
15
2
2
3
2
16,2
1
1
0,5
3
16,2
2
2
1
Tổng
100%
10
6
4
3
7
2. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức 
cao hơn
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
- Biết được thể tích của chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Nêu được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
2
1đ
10%
1
2đ
20%
1
1đ
10%
5
6đ
60%
2
- Kể tên được các loại ròng rọc và tác dụng của nó.
- Biết cách sử dụng ròng rọc trong thực tế.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
1
0,5đ
5%
2
2,5đ
25%
3
- Nêu được nhiệt độ tan chảy của nước đá.
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của nhiệt kế.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5
2
1đ
10%
3
1,5đ
15%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
4,5đ
45%
5
2,5đ
25%
2
3đ
30%
10
10đ
100%
IV. Đề kiểm tra
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để 1 khe hở ở chổ tiếp giáp giữa hai thanh ray?
A. Vì để tạo nên âm thanh đặc biệt.	B. Vì để lắp ráp các thanh ray được dễ dàng.
C. Vì nhiệt độ tăng, thanh ray sẽ dài ra.	D. Vì chiều dài của thanh ray không thay đổi. 
Câu 2: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. 
Câu 3: Nhiệt độ của nước đá đang tan là
	A. 00C	B. 370C	C. 1000C	D. -1000C
Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít sau đây, cách nào đúng?
	A. Rượu, không khí, đồng.	B. Không khí, rượu, đồng.	
C. Không khí, đồng, rượu.	D. Đồng, không khí, rượu.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? Nhiệt kế y tế được dùng để đo
	A. nhiệt độ sôi của hơi nước.	B. nhiệt độ của nước đá đáng tan. 	
C. nhiệt độ của cơ thể người.	D. nhiệt độ của sắt đang nóng chảy.
Câu 6: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì
	A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100OC	B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100OC
C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100OC.	D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0OC.
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 7: (2đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
	- Chất khí nở ra khi....(1).........và co lại khi.......(2).......
	- Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt.........(3)..........
	- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những....(4)...... rất lớn.
Câu 8: (2đ) Có mấy loại ròng rọc? Nêu tác dụng của từng loại ròng rọc.
Câu 9 : (2đ) Ta có nên bơm bánh xe đạp thật căng không? Tại sao?
Câu 10: (1đ) Tại sao khi ta đổ nước nóng vào một chai thuỷ tinh thì phần đáy chai thường bị vỡ?
V. Đáp án và thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
A
B
C
B
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 7: (2đ)
	1: nóng lên (0,5đ)
2: lạnh đi (0,5đ)
	3: giống nhau	(0,5đ)
	4: lực (0,5đ)
Câu 8: (2đ)
	- Có hai loại ròng rọc: ròng rọc cố định và ròng rọc động. (1đ)
- Tác dụng của ròng rọc:
 	+ Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. (0,5đ)
 	+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. (0,5đ)
Câu 9: (2đ)
	Ta không nên bơm thật căng bánh xe. Vì khi đi ngoài nắng thì nhiệt độ của khí bên trong xăm xe sẽ tăng khi đó khí nở ra làm thể tích khí tăng nên xăm dễ hư (bị lủng, bị nổ)
Câu 10: (1đ)
	Vì phần đáy chai có lớp thuỷ tính dày nên khi rót nước nóng vào thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi đó lớp thuỷ bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra nên đáy chai bị vỡ. (0,5đ)
Ở các phần khác thì lớp thuỷ tinh mỏng hơn nên lớp thuỷ tinh bên trong và ngoài nóng lên đồng thời và dãn nở đều hơn nên khó vỡ hơn. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • dockt 1 tiết-vl6.doc