Kiểm tra 1 tiết số 2 Hình học 11- Phép dời hình-phép đồng dạng

docx 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết số 2 Hình học 11- Phép dời hình-phép đồng dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết số 2 Hình học 11- Phép dời hình-phép đồng dạng
Tuần 10: 	KT 1 tiết số 2	HH 11- PHÉP DỜI HÌNH-PHÉP ĐỒNG DẠNG
A-Mục tiêu: 	Khái niệm véc tơ và các phép toán.	Đẳng thức véc tơ. Phân tích một véc tơ theo hai véc tơ không 
B. Nội dung
1. Ma trận đề
Chủ đề
Số tiết
Tỉ lệ%
Số câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Điểm
Phép biến hình
1
12,5
2
2
1.0 đ
Phép tịnh tiến
1
12,5
3
1
1
1
1.5 đ
Phép quay
1
12,5
2
1
1
1.0 đ
Phép dời hình
2
25,0
5
2
2
1
2.5 đ
Phép vị tự
1
12,5
3
2
1
1.5 đ
Phép đồng dạng
2
25,0
5
2
2
1
2.5 đ
Cộng
8
100
20 câu
5 đ
3 đ
2 đ
10 đ
2. Đề kiểm tra
BÀI KIỂM TRA 1 tiết	Họ và tên học sinh:.. 
Chương I- PHÉP DỜI HÌNH-PHÉP ĐỒNG DẠNG	Lớp: 11 /...... 	
BẢNG TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Số 
câu đúng
Phương
án
chọn
A
Điểm
B
C
D
Mã đề 011
Câu 1: Tìm phát biểu đúng
A) Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
B) Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm M’của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
C) Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
D) Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với ít nhất một điểm M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
Câu 2: Xác định phát biểu đúng
	Trong mặt phẳng cho véc tơ v. Phép tịnh tiến theo véc tơ v là phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ sao cho 
A) M'M=v.	B) MM'=-v.
C) MM'=2v.	D) MM'=v.
Câu 3: Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến theo véc tơ v=(2;-5)là
A) x'=x-2y'=y+5	B) x=x'-2y=y'-5
C) x'=x+2y'=y-5	D) x=x'+2y=y'+5
Câu 4: Quy tắc đặt tương ứng điểm M với điểm M’ được nêu trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là một phép biến hình
A) Trong mặt phẳng cho đường thẳng d và điểm M. Dựng hình chiếu vuông góc M’ của điểm M lên đường thẳng d.
B) Trong mặt phẳng cho điểm M, gọi M’ là điểm sao cho MM’ = 10cm.
C) Trong mặt phẳng cho điểm O và điểm M. Dựng điểm M’ đối xứng với M qua O. 
D) Trong mặt phẳng cho đường thẳng d và điểm M. Dựng điểm M’ đối xứng với M qua d. 
Câu 5: Ảnh của M(-2; 3) qua phép tịnh tiến theo véc tơ v=1;3 là điểm M’ có tọa độ
A) (-1; 6)	B) (1; -6)
C) (-3; 0)	D) (6; -1)
Câu 6: Ảnh của điểm M(3; 0) qua phép quay tâm O góc quay 900 là điểm M’có tọa độ
A) (3; 3)	B) (0; -3)
C) (-3; 0)	D) (0; 3)
Câu 7: Ảnh của đường thẳng d: x – y – 2 = 0 qua phép quay tâm O góc quay - 900 là đường thẳng d’ có phương trình
A) x + y + 2 = 0	B) x - y + 2 = 0 
C) x - y - 2 = 0	D) x + y - 2 = 0
Câu 8: Các phép biến hình sau là phép dời hình
A) Phép quay, phép vị tự k = -2.
B) Phép tịnh tiến, phép vị tự tỉ số k = 3.
C) Phép tịnh tiến, phép quay, phép đồng nhất. 
D) Phép vị tự k = 4, phép đồng nhất.
Câu 9: Phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình bất kỳ 
A) không phải là một phép dời hình
B) là một phép dời hình
C) là một phép đồng nhất.
D) không phải là một phép biến hình.
Câu 10: Phát biểu nào sai? 
 Phép dời hình
A) biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính 
B) biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
C) bảo toàn khoảng cách của hai điểm bất kỳ.
D) biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
Câu 11: Cho hai hình H và H’ bằng nhau. Phép dời hình nào biến (H) thánh (H’)?
H
H’
A) phép quay. 
B) phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay và phép tịnh tiến.
C) phép tịnh tiến.
D) phép vị tự tỉ số k = 2.
Câu 12: Ảnh của đường tròn tâm I(1;0), bán kính R = 4 qua phép dời hình hình bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc quay - 900 và phép tịnh tiến theo véc tơ v=(2;3) có phương trình:
A) (x - 2)2 + (y -3)2 = 4.	B) (x -2)2 + (y -2)2 = 16.
C) (x + 2)2 + (y -2)2 = 4.	D) (x - 2)2 + (y + 2)2 = 16.
Câu 13: Trong mặt phẳng Oxy, xác định ảnh của M(1; -3) qua phép vị tự tâm O, tỉ số k = -3?
A) M’(-3; 3).	B) M’(3; - 9).
C) M’(1; - 3).	D) M’(- 3; 9).
Câu 14: Phép vị tự tâm O tỉ số k khác 0, biến điểm M thành M’ thì 
A) MM'=kOM.	B) OM=kOM'.
C) OM'=kOM.	D) OM'=kMM'.
Câu 15: Phát biểu nào đúng?
I
H’
H
Cho hai hình vuông (H) và (H’) như hình trên. 
	(H’) là ảnh của (H) qua phép vị tự tâm I tỉ số k bằng
A) 2	B) 1/2.
C) -2.	D) 3
Câu 16: Tính chất nào đúng với phép dời hình mà không đúng với phép đồng dạng?
A) Biến đường thẳng thành đường thẳng.
B) Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
C) Bảo toàn thứ tự giữa các điểm điếm. 
D) Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng.
Câu 17: Phát biểu nào đúng?	
	Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép biến hình sau đây là một phép đồng dạng tỉ số k = 3
A) Phép tịnh tiến và phép đồng nhất.
B) Phép tịnh tiến và phép quay.
C) Phép dời hình và phép vị tự tỉ số k = 1/3. 
D) Phép tịnh tiến và phép vị tự tỉ số k = -3.
Câu 18: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A) Hai đường tròn bất kỳ luôn đồng dạng.
B) Hai hình vuông bất kỳ luôn đồng dạng.
C) Hai hình chữ nhật bất kỳ luôn đồng dạng.
D) Hai đường thẳng bất kỳ luôn đồng dạng.
Câu 19: Tìm phát biểu sai?
A) Phép vị tự tỉ số k là đồng dạng tỉ số k.
.
B) Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp 2 phép biến hình: phép quay và phép vị tự là một phép đồng dạng.
C) Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số k = 1.
D) Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp 2 phép biến hình: phép vị tự và phép tịnh tiến là một phép đồng dạng
Câu 20: Phép biểu nào sai?
A) Hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.
B) Hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau.
C) Hai hình vuông có cạnh bằng nhau thì bằng nhau.
D) Hai đường tròn có cùng bán kính thì bằng nhau.
-Hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docxKTRA_CHUONG_1_HINH_HOC_11.docx