Họ tên: ........................................................ Lớp: Kiểm tra 1 tiết Môn: Hóa học 9 I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) * Dùng bút chì tô đậm vào ô tròn đứng trước đáp án đúng trong các câu sau. Câu1: Các chất nào sau đây là bazơ: A) HCl; H2SO4, HNO3; KOH B) NaOH; BaO; KOH; Ca(OH)2 C) KOH, Cu(OH)2; Ca(OH)2 D) Ba(OH)2; MgCl2; Al(OH)3 Câu2: Các chất nào sau đây tan trong nước: A) HBr; H2SiO3; K2CO3 B) CuCl2; H2SO4; AgNO3 C) PbSO4; NaOH; K2SO3 D) S; NaNO3; KCl Câu3: Để phân biệt dd Na2SO4và Na2CO3 ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A) Khí CO2 B) Dung dịch BaCl2 C) Dung dịch Pb(NO3)2 D) Dung dịch HCl Câu 4: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học: A) Ca(OH)2 và K2CO3 B) CuCl2 và Na2SO4 C) BaCO3 và Cu(OH)2 D) HCl và BaSO4 Câu 5: Axit H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây: A) Na; P2O5, Mg(OH)2, CaSO3 B) Ag; CuO, KOH, Na2CO3 C) Mg, PbCl2, Al(OH)3; CuO D) Al, Fe3O4, Cu(OH)2; K2SO4 Câu 6: Để nhận biết các chất rắn: BaCl2; Na2SO4; Ba(OH)2; NaOH cần ít nhất mấy hoá chất: A) 4 B) 1 C) 2 D) 3 II. Phần tự luận: (7 điểm) Bài 1: Nêu hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau: (Viết các phương trình phản ứng nếu có). a) Cho đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 loãng. c) Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch axit HCl dư. Bài 2: Viết phương trình thực hiện chuyển đổi hoá học sau Fe FeO FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO Fe Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp gồm sắt và magie bằng 200ml dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4,48 lit khí hiđro (đo ở đktc). Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Xác định nồng độ mol của dung dịch axit HCl đã dùng. Bài làm
Tài liệu đính kèm: