Kiểm tra 1 tiết lần 2 kì 1 môn: Hóa 8 - Trường THPT Lại Sơn - Đề thi số 987

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết lần 2 kì 1 môn: Hóa 8 - Trường THPT Lại Sơn - Đề thi số 987", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết lần 2 kì 1 môn: Hóa 8 - Trường THPT Lại Sơn - Đề thi số 987
Sở GD - ĐT Tỉnh Kiên Giang	Kiểm Tra 1 Tiết Lần 2 Kì 1
 Trường THPT Lại Sơn	Môn: Hóa 8
Họ Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	Lớp: 8A.	 
ĐỀ THI SỐ: 987
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Học sinh chọn câu trả lời và điển vào ô trống:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chọn
Câu 1: Trong phản ứng hóa học thì:
	A. Nguyên tử biến đổi	B. Không có sự biến đổi phân tử
	C. Cả nguyên tử và phân tử biến đổi	D. Phân tử biến đổi
Câu 2: Để đốt cháy hoàn toàn 0,54 gam bột nhôm cần 0,48 gam khí oxi. Sinh ra nhôm oxit có khối lượng là:
	A. 1,02 gam	B. 9,6 gam	C. 0,4 gam	D. 0,06 gam
Câu 3: Trong số những quá trình cho dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học?
	A. Thanh thuỷ tinh bị nóng chảy.
	B. Dao bằng sắt để lâu ngày bị gỉ sét.
	C. Thanh đồng được kéo thành sợi nhỏ để làm dây điện.
	D. Quả bóng bay bay lên trời rồi nổ tung.
Câu 4: Cho phản ứng: A + B C + D. Biểu thức bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng?
	A. mA + mB = mC + mD	B. mA + mB - mC = mD
	C. mA + mB + mC = mD	D. mA = mB + mC + mD
Câu 5: Cho các hiện tượng:
	1. Hòa tan muối ăn vào nước được nước muối.	
	2. Ly thủy tinh bị rơi xuống đất và bể vụn	
	3. Nung đá vôi tạo ra vôi sống và khí cacbonic.	
	4. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
	5. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy.
	 Hiện tượng hóa học là
	A. 1 và 2	B. 2 và 5	C. 3 và 4	D. 3 và 5
Câu 6: Phương trình hóa học dùng để
	A. biểu diễn sự biến đổi của các nguyên tử trong phân tử.
	B. biểu diễn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.
	C. biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng công thức hoá học.
	D. biểu diễn phản ứng hóa học bằng chữ.
Câu 7: Khi nung canxi cacbonat xảy ra phản ứng hóa học sau: 
Canxi cacbonat Canxi oxit + Cacbon đioxit. Biết rằng sau khi nung thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam cacbon đioxit. Khối lượng canxi cacbonat đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
	A. 1,2 gam	B. 2,4 gam	C. 10 gam	D. 2,01 gam
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: N2O5 + H2O HNO3. Tỉ lệ số phân tử các chất thích hợp trong phản ứng theo thứ tự là:
	A. 1:3:2	B. 1:1:1	C. 1:2:3	D. 1:1:2
Câu 9: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo thành khí amoniac (NH3). Phương trình hóa học nào dưới đây viết đúng?
	A. 2N + 3H NH3	B. N2 + 3H2 2NH3
	C. N2 + H2 2NH3	D. 2N2 + 2H2 2NH3
Câu 10: Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra là
(1) các chất tiếp xúc nhau	(2) cần thay đổi trạng thái của chất
(3) cần có xúc tác	(4) cần đun nóng
Các dữ kiện đúng là
	A. (2),(3),(4)	B. (1),(2),(4)	C. (1),(3),(4)	D. (1),(2),(3)
PHẦN TỰ LUẬN (5đ):
Câu 1 (1 điểm): Cho phương trình chữ: Kẽm + Axit clohiđric Kẽm clorua + Khí hiđro. Hãy cho biết trong phương trình trên chất nào là chất tham gia phản ứng? Chất nào là chất sản phẩm?
Câu 2 (3 điểm): Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:
	a. Al + HCl AlCl3 + H2	b. Fe2O3 + H2 Fe + H2O
	c. Fe + Cl2 FeCl3.	
	d. Al + CuSO4 Al2(SO4)3 + Cu	 
 	e. Fe(OH)3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O
	g. KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Câu 3 (1 điểm): Cho 120 gam magie tác dụng hết với 365 gam axit clohiđric. Sau phản ứng sinh ra 475 gam magie clorua và khí hiđro. Tính khối lượng khí hiđro sinh ra?
Bài làm
BẢNG TRẢ LỜI MÃ ĐỀ THI 987
Câu 1
A
B
C
D
Câu 2
A
B
C
D
Câu 3
A
B
C
D
Câu 4
A
B
C
D
Câu 5
A
B
C
D
Câu 6
A
B
C
D
Câu 7
A
B
C
D
Câu 8
A
B
C
D
Câu 9
A
B
C
D
Câu 10
A
B
C
D
THỐNG KÊ ĐÁP ÁN
Tổng số câu hỏi là: 10
Tổng số câu hỏi có đáp là: 10
Số phương án đúng A = 2
Số phương án đúng B = 2
Số phương án đúng C = 3
Số phương án đúng D = 3

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe 8.docx