Kiểm tra 1 tiết lần 1 (năm học: 2014 - 2015) môn: Hóa học 10

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết lần 1 (năm học: 2014 - 2015) môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết lần 1 (năm học: 2014 - 2015) môn: Hóa học 10
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 (Năm học: 2014 -2015)
MÔN: HÓA HỌC 10 - Chương trình Chuẩn
I. Mục tiêu đề kiểm tra
 1. Kiến thức: Gồm các chủ đề sau: 
 	a) Chủ đề 1: Cấu hình electron nguyên tử. 
b) Chủ đề 2: Kí hiệu nguyên tử 
 	c) Chủ đề 3: Kích thước, khối lượng nguyên tử. 
d) Chủ đề 4: Bài tập tổng số hạt.
e) Chủ đề 5: Đồng vị - Nguyên tử khối trung bình.
 2. Kĩ năng
a) Giải được bài toán về thành phần cấu tạo của nguyên tử, từ đó tìm ra tên nguyên tố hóa học.
b) Viết thành thạo cấu hình electron nguyên tử, từ đó xác định tính chất hóa học cơ bản.
c) Rèn kĩ năng tính toán NTKTB và % các đồng vị trong tự nhiên.
II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận 100%.
III. Ma trận đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
PHẦN CHUNG (7đ)
1. Cấu hình electron
1,0
0,5
0,5
2,0
2. Kí hiệu nguyên tử
0,5
0,5
1,0
3. Kích thước, khối lượng nguyên tử
0,5
1,0
0,5
2,0
4. Bài tập tổng số hạt
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
PHẦN RIÊNG (3đ)
* Dành cho các lớp 10V, 10TA
5. Đồng vị - NTK trung bình
1,0
0,5
1,0
0,5
3,0
- Tổng số điểm:
- Tỉ lệ:
3,0
3,0
2,5
1,5
10,0
30%
30%
25%
15%
100%
* Dành cho lớp 10Toán, 10Lý, 10Sinh, 10Tin, 10A1 
5. Đồng vị - NTK trung bình
1,0
0,5
1,0
0,5
3
- Tổng số điểm:
- Tỉ lệ:
3,0
3,0
2,5
1,5
10,0
30%
30%
25%
15%
100%
IV. Nội dung đề kiểm tra
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 (2014 - 2015)
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ
I. PHẦN CHUNG (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết cấu hình e của các nguyên tử sau:
	a) Nguyên tử A có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron.
	b) Nguyên tử B có 7 phân lớp electron, trong đó phân lớp có mức năng lượng cao nhất có 3 electron.
	c) Nguyên tử E có 5 phân lớp electron, với tỉ lệ số electron s và số electron p là 2 : 3.
Câu 2: (1 điểm) Viết kí hiệu đầy đủ các nguyên tử sau, biết
	a) Hạt nhân nguyên tử magie có 12 proton và 13 nơtron.
	b) Nguyên tử kẽm có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 95 và số khối là 65.
Câu 3: (2 điểm) Cho nguyên tử argon có kí hiệu: Ar
	a) Tính khối lượng của nguyên tử argon trên (theo đơn vị gam).
 b) Tính khối lượng riêng của nguyên tử argon, biết bán kính của nguyên tử argon là 0,96. 10-8 cm. 
Cho: 
- Khối lượng của các loại hạt: mp = 1,6726.1027 kg; mn = 1,6748.1027 kg; me = 9,1094.1031 kg 
và công thức tính thể tích hình cầu là V = r3
Câu 4: (2 điểm) Một nguyên tử của nguyên tố phi kim X có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 42. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt.
	a) Tính số proton, nơtron, electron của X.
	b) Viết kí hiệu đầy đủ và chính xác của X. 
II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
* Dành cho lớp 10V, 10TA
Câu 5: (3 điểm) Cho các đồng vị bền và phần trăm số nguyên tử của:
- Nguyên tố magie là 24Mg (chiếm 79%), 25Mg (chiếm 10%) và 26Mg (chiếm 11%). 
- Nguyên tố clo là 35Cl (chiếm 75%) và 37Cl (chiếm 25%). 
	a) Viết công thức các loại phân tử MgCl2 được tạo thành từ 24Mg và các đồng vị của clo.
	b) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố trên. 
	c) Tính khối lượng của 0,04 mol MgCl2. 
* Dành cho lớp 10Toán, 10L, 10Tin, 10Sinh, 10A1
Câu 6: (3 điểm) Cho các đồng vị bền và phần trăm số nguyên tử của:
- Nguyên tố cacbon là 12C (chiếm 98,9%) và 13C. 
- Nguyên tố oxi là 16O (chiếm 94,7%), 17O (chiếm 4,9%) và 18O.
	a) Viết công thức các loại phân tử CO2 được tạo thành từ 12C và các đồng vị của oxi.
	b) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố trên. 
	c) Tính phần trăm khối lượng của 17O trong Na2CO3. (Cho Na = 23) 
-----------------HẾT-----------------
V. Đáp án
LỜI GIẢI TÓM TẮT
BIỂU ĐIỂM
PHẦN CHUNG: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết cấu hình e của các nguyên tử sau:
	a) Nguyên tử A có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron.
	b) Nguyên tử B có 7 phân lớp electron, trong đó phân lớp có mức năng lượng cao nhất có 3 electron.
	c) Nguyên tử E có 5 phân lớp electron, với tỉ lệ số electron s và số electron p là 2 : 3.
 a) 1s2 2s2 2p5
0,5
 b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2 
0,5
 c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3px . Vì tỉ lệ electron s và electron p là 2 : 3 → x = 3
0,5
 Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
0,5
Câu 2: (1 điểm) Viết kí hiệu đầy đủ các nguyên tử sau, biết
	a) Hạt nhân nguyên tử magie có 12 proton và 13 nơtron.
	b) Nguyên tử kẽm có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 95 và số khối là 65.
 a) - A = 12 + 13 = 25
0,25
 - Kí hiệu: Mg
0,25
 b) P + N + E = 95 (1)
 A = P + N = 65 (2)
 P = E = 30.
0,25
 - Kí hiệu: Zn
0,25
Câu 3: (2 điểm) Cho nguyên tử argon có kí hiệu: Ar
	a) Tính khối lượng của nguyên tử argon trên (theo đơn vị gam).
 b) Tính khối lượng riêng của nguyên tử argon, biết bán kính của nguyên tử argon là 0,96. 10-8 cm. 
Cho: 
- Khối lượng của các loại hạt: mp = 1,6726.1027 kg; mn = 1,6748.1027 kg; me = 9,1094.1031 kg 
và công thức tính thể tích hình cầu là V = r3
Nguyên tử argon Ar có:
Số P = số E = 18.
Số N = 40 – 18 = 22
0,5
 mnt = mp + mn + me
 = 18. 1,6726.10-24 + 22. 1,6748. 10-24 + 18. 9,1094.10-28 
 = 66,9688. 10-24 (gam)
0,5
 b) V = r3 = . 3,14. (0,96. 10-8)3 = 3,704. 10-24 cm3.
0,5
Vậy d = 18,08 g/cm3
0,5
Câu 4: (2 điểm) Một nguyên tử của nguyên tố phi kim X có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 42. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt.
	a) Tính số proton, nơtron, electron của X.
	b) Viết kí hiệu đầy đủ và chính xác của X. 
 a) - Đề bài cho: P + E + N = 42
 P + E - N = 14 
 - Mà P = E (nguyên tử trung hòa điện), nên hệ phương trình được viết lại
 2P + N = 42
 2P - N = 14
 P = 14 = E và N = 14
0,25
0,25
0,5
 b) - Số khối A = P + N = 14 + 14 = 28
 X là Silic
0,5
 Kí hiệu: Si 
0,5
II. PHẦN RIÊNG: (3 điểm)
* Dành cho lớp 10V, 10TA
Câu 5: (3 điểm) Cho các đồng vị bền và phần trăm số nguyên tử của:
- Nguyên tố magie là 24Mg (chiếm 79%), 25Mg (chiếm 10%) và 26Mg (chiếm 11%). 
- Nguyên tố clo là 35Cl (chiếm 75%) và 37Cl (chiếm 25%). 
	a) Viết công thức các loại phân tử MgCl2 được tạo thành từ 24Mg và các đồng vị của clo.
	b) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố trên. 
 c) Tính khối lượng của 0,04 mol MgCl2. 
Công thức: 
35Cl 24Mg 35Cl; 37Cl 24Mg 37Cl; 35Cl 24Mg 37Cl
1,0
 b) Mg = = 24,32.
 Cl = = 35,5. 
1,0
 = 95,32.
m = 0,04. 95,32 = 3,8128 gam.
1,0
* Dành cho lớp 10Toán, 10Lý, 10Tin, 10Sinh, 10A1
Câu 6: (3 điểm) Cho các đồng vị bền và phần trăm số nguyên tử của:
- Nguyên tố cacbon là 12C (chiếm 98,9%) và 13C. 
- Nguyên tố oxi là 16O (chiếm 94,7%), 17O (chiếm 4,9%) và 18O.
	a) Viết công thức các loại phân tử CO2 được tạo thành từ 12C và các đồng vị của oxi.
	b) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố trên. 
	c) Tính phần trăm khối lượng của 17O trong Na2CO3. (Cho Na = 23) 
Công thức:
16O 12C 16O; 17O 12C 17O; 18O 12C 18O
16O 12C 17O; 16O 12C 18O; 17O 12C 18O
1,0
%13C = 100% - 98,9% = 1,1%
 C = = 12,011
%18O = 100% - (94,7% + 4,9%) = 0,4%
 O = = 16,057
1,0
Xét 1 phân tử Na2CO3
 = 23.2 + 12,011 + 16,057.3 = 106,182
Số nguyên tử 17O = 3. 4,9% = 0,147 
Vậy phần trăm khối lượng của 17O trong Na2CO3 là: = 2,3535%
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_Ch_(LE QUY DON)_1_10.doc