Kiểm tra 1 tiết Hóa 9 - Trường THCS Hòa Hội

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1044Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Hóa 9 - Trường THCS Hòa Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết Hóa 9 - Trường THCS Hòa Hội
TRƯỜNG THCS HÒA HỘI KIỂM TRA 1 TIẾT 
Họ và tên Hóa 9 (45’). ĐỀ SỐ:1
I.Trắc nghiệm (3đ).
Câu 1:Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? 
A. CH4, C2H6, CO2.	B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO.	D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 2:Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ?
A. C2H6, C4H10, C2H4.	B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
C. C2H4, CH4, C2H5Cl.	D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 3:Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là 
A. 52,2%; 13%; 34,8%.	B. 52,2%; 34,8%; 13%.
C. 13%; 34,8%; 52,2%.	D. 34,8%; 13%; 52,2%
Câu 4:Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là ?
A. CH4.	B. C2H6.	C. C3H8.	D. C2H4.
Câu 5:Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:
CH4 + O2 CO2 + H2O. Tổng hệ số trong phương trình hoá học là?
A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 6:Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là 
A. 5,6 lít.	B. 11,2 lít.	C. 16,8 lít.	D. 8,96 lít.
Câu 7: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có (chương 4/ bài 37/ mức 1)
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi.	C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba.
Câu 8:Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là (chương 4/ bài 37/ chung / mức 1)
A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.	B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro.
C. tham gia phản ứng trùng hợp. D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước
Câu 9:Biết rằng 0,1 lít khí axetilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí etilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích dung dịch brom trên là 
A. 300 ml. 	 B. 200 ml. 	 C. 100 ml. 	 D. 50 ml.
Câu 10:Biết rằng 0,1 lít khí etilen ( đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích dung dịch brom trên là
A. 200 ml. 	 B. 150 ml. 	 C. 100 ml. 	 D. 50 ml.
II. Tự luận ( 7đ).
Câu 1: Viết công thức cấu tạo của Metan. Nêu tính chất hóa học, mỗi tính chất viết phương trình minh họa.
Câu 2: Viết công thức cấu tạo mạch thẳng, vòng (nếu có) của các chất sau: C3H8, C4H6
Câu 3: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen qua bình đựng dung dịch brom, đến khi làm mất mầu hoàn toàn dung dịch brom thấy trong bình có chứa 16g brom tham gia phản ứng. 
 Tính thành phần phần trăm theo thể tích và phần trăm theo khối lượng từng khí có trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết hoàn toàn lựơnng hỗn hợp khí trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Biết rằng các khí đều đo ở đktc.
(Cho biết Br = 80, C = 12, H = 1, O = 16)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt_1_tiet_hoa_9.doc