Trường THCS Trần Phú KIỂM TRA 1 TIẾT ( Chương I ) MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 Năm học: 2015 – 2016 A. MA TRẬN ĐỀ: Chủ đề kiến thức NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Tổng số KQ TL KQ TL KQ TL - Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng, vật sáng Điều kiện nhìn thấy vật Phân biệt nguồn sáng, vật sáng Số câu Điểm 1 0,5 1 1,5 2 2 Sự truyền thẳng ánh sáng-Ứng dụng Chùm sáng phân kỳ-Bóng nửa tối Định luật truyền thẳng của as Hiện tượng nhật thực Số câu Điểm 2 1 1 1 1 0,5 4 2,5 Định luật phản xạ ánh sáng-Gương phẳng Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Xác định vị trí đặt vật Vẽ tia tới, tia phản xạ-Xđịnh vị trí đặt gương-Tính góc phản xạ Số câu Điểm 1 1 1 1 3 2,5 5 4,5 - Gương cầu lồi, gương cầu lõm. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, cầu lõm Số câu Điểm 2 1 2 1 TỔNG 6 3,5 3 3 4 3,5 13 10 B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng: Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi. A. Có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào C. Vật đó là nguồn phát ra ánh sáng B. Có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta D. Vật đó đặt trong vùng có ánh sáng Câu 2. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm. A. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng B. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng D. Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau Câu 3: Ảnh của 1 vật tạo bởi ba gương là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có tính chất giống nhau: A. Vùng nhìn thấy như nhau C. Đều cho ảnh ảo B. Ảnh bằng vật D. Ảnh hứng được trên màn chắn Câu 4. Đứng trên mặt đất, trong hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Khi Trái Đất che khuất Mặt trăng, ta đứng ở chỗ có bóng tối Trái đất B. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta đứng ở chỗ có bóng tối của Mặt trăng trên Trái đất. C. Ban ngày, khi Mặt trăng che khuất Trái Đất D. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nơi ta đứng Câu 5: Vùng bóng nửa tối là A. vùng không nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. B. vùng nằm trên màn chắn sáng, phía sau vật cản/ C. vùng ở sau vật cản nhận được toàn bộ ánh sáng của nguồn sáng truyền tới. D. vùng ở sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. Câu 6: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ... A. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật. B. Hứng được trên màn chắn, lớn hơn vật. C. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật. D. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7 ( 1đ): Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Câu 8 ( 1,5đ): Trong các vật sau đây, vật nào là nguồn sáng ? Vật nào là vật sáng ? Mặt trời, đèn ống đang sáng, Mặt trăng, chậu hoa trong sân trường vào buổi sáng. 400 A B Câu 9 ( 3đ): Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (như hình 1). Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 400. a/ Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi gương phẳng . b/ Vẽ tia tới AI hợp với gương một góc 600, vẽ tiếp tia phản xạ tương ứng (Hình 1) c/ Không xoay gương ta phải đặt vật AB như thế nào để ảnh và vật song song với nhau? Vẽ hình. Câu 10 ( 1,5đ): Một tia sáng tới SI hợp với phương nằm ngang một góc 200 chiếu lên một gương phẳng M thì thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ trên xuống. a/ Vẽ hình mô tả vị trí đặt gương ( Nêu cách vẽ ). b/ Tính số đo góc phản xạ.
Tài liệu đính kèm: