Kì thi trung học phổ thông quốc gia 2015 môn: Hóa học thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi trung học phổ thông quốc gia 2015 môn: Hóa học thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi trung học phổ thông quốc gia 2015 môn: Hóa học thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2015
Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề
-------------------------------
Mã đề thi: 748
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.
Câu 1 : Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
	A. CaCO3 CaO + CO2.	B. 2KClO3 2KCl + 3O2.
	C. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O.	D. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O.
Câu 2 : Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
	A. 14.	B. 15.	C. 13.	D. 27.
Câu 3 : Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
	A. Na2SO4.	B. H2SO4.	C. SO2.	D. H2S.
Câu 4: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
	A. Ca2+.	B. Ag+.	C. Cu2+.	D. Zn2+.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
	A. 0,15.	B. 0,05.	C. 0,25.	D. 0,10.
Câu 6: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
	A. CuSO4.	B. MgCl2.	C. FeCl3.	D. AgNO3.
Câu 7: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
	A. Al.	B. Na.	C. Mg.	D. Cu.
Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?
	A. CaO.	B. CrO3.	C. Na2O.	D. MgO.
Câu 9: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
	A. điện phân dung dịch.	B. nhiệt luyện.
	C. thủy luyện.	D. điện phân nóng chảy.
Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
	(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
	(b) Cho CaO vào H2O.
	(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.
	(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
	Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 11: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
	A. K.	B. Na.	C. Ba.	D. Be.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
	A. 2,24.	B. 2,80.	C. 1,12.	D. 0,56.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24.	B. 3,36.	C. 1,12.	D. 4,48.
Câu 14: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
	A. 3,36 gam.	B. 2,52 gam.	C. 1,68 gam.	D. 1,44 gam.
Câu 15: Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
	A. Ba.	B. Mg. 	C. Ca.	D. Sr.
Câu 16: Chất béo là trieste của axit béo với
	A. ancol etylic.	B. ancol metylic.	C. etylen glicol.	D. glixerol.
Câu 17: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
	A. CH4.	B. C2H4.	C. C2H2.	D. C6H6.
Câu 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 5,2.	B. 3,4.	C. 3,2.	D. 4,8.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
	(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
	(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
	(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
	Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 20: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một?
	A. CH3NHCH3.	B. (CH3)3N.	C. CH3NH2.	D. CH3CH2NHCH3.
Câu 21: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
	A. H2N-[CH2]4-COOH.	B. H2N-[CH2]2-COOH.
	C. H2N-[CH2]3-COOH.	D. H2N-CH2-COOH.
Câu 22: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
	A. CH3CHO.	B. CH3CH3.	C. CH3COOH.	D. CH3CH2OH.
Câu 23: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
	A. CH3OH.	B. CH3CH2OH.	C. CH3COOH.	D. HCOOH.
Câu 24: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
	A. Cu.	B. Zn.	C. NaOH.	D. CaCO3.
Câu 25: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
	A. Giấm ăn.	B. Muối ăn.	C. Cồn.	D. Xút.
Câu 26: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
	A. trùng ngưng	B. trùng hợp.	C. xà phòng hóa.	D. thủy phân.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
	A. Chất béo.	B. Tinh bột.	C. Xenlulozơ.	D. Protein.
Câu 28: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
	A. 25,00%.	B. 50,00%.	C. 36,67%.	D. 20,75%.
Câu 29: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
	A. Xenlulozơ.	B. Saccarozơ.	C. Tinh bột.	D. Glucozơ.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
	B. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
	C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
	D. Hợp kim liti – nhóm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Câu 31 : Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
	(a) Sục khí vào dung dịch H2S	
	(b) Sục khí F2 vào nước
	(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc
	(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH
	(e) Cho Si vào dung dịch NaOH
	(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4
	Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
	A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
SO2+ H2S ®S + H2O; F2 + H2O® HF + O2; KMnO4 + HCl ®Cl2+ MnCl2 + KCl + H2O
Si + NaOH + H2O® Na2SiO3 + H2
Câu 32 : Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 10,23	B. 8,61	C. 7,36	D. 9,15
Dùng bảo toàn e quá trình: 3nFe=3nNO+2nH2+nAg; nH2=0,02; nFe=0,02; nNO=nH+ dư/4=0,02/4=0,005; nAg=0,005; m kết tủa =0,005*108+0,06*143,5=9,15
Câu 33: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, My = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
	A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
	B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
	C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.
	D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
Dùng pp thử đáp ánh cho nhanh; 
Câu 34: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q
Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Quỳ tím
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
không có kết tủa
Ag ¯
không có kết tủa
không có kết tủa
Ag ¯
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 không tan
Cu(OH)2 không tan
Nước brom
kết tủa trắng
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
	A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit
	B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic
	C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol
	D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
Chỉ có thể chọn B hoặc C; nhìn vào bảng chon B thì phù hợp
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
	(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
	(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
	(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
	(e) Nhiệt phân AgNO3
	(g) Đốt FeS2 trong không khí
	(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
	Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
H2+ CuO ®Cu + H2O; AgNO3 ®Ag + NO2 + O2; CuSO4 + H2O® Cu + O2 + H2SO4
Câu 36: Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
	B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
	C. Dung dịch sau điện phân có pH<7
	D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.
Coi a=1; vơi t giây thì nO2=1 mol; vậy 2 t giây thì nO2= 2 mol; => nH2=0,5 mol; bảo toàn e ta có
2*nM+2nH2=4nO2; => nM=3,5 mol; vậy khi điện phân của hết MSO4 thì bảo toàn e ta có
2*nM=4nO2; =>nO2=1,75 mol; vậy khi nO2=1,8 mol thì đã có khí H2 thoát ra ở catot. Vậy đáp án A là sai.
Câu 37: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
	B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
	C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2
	D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
Vai trò Ca(OH)2 và Ba(OH)2 là giống nhau vì đều sinh kết tủa trắng.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng
	A. 3 : 2	B. 4 : 3	C. 1 : 2	D. 5 : 6
Dùng pp tự đặt lượng chất; coi a=78; Chú ý ở TN1 có Al(OH)3+ Ca(OH)2
CaC2+2H2O®Ca(OH)2+ C2H2
x-------------------x-------------x
Al4C3+12H2O®4Al(OH)3+3CH4
y----------------------4y-------------3y
2Al(OH)3+Ca(OH)2®Ca(AlO2)2+4H2O
2x--------------x--------------x
Ở TN1: 4y-2x=78/78=1;
TN2: nCO2=2x+3y; 
CO2+Ca(AlO2)2+3H2O® 2Al(OH)3+CaCO3
x-----------x------------------------2x-----------x
CO2+H2O+CaCO3®Ca(HCO3)2
x-----------------x
CO2 vẫn còn dư nên kết tủa CaCO3 bị hòa tan hết;
Vậy 2x=2*78/78=2; x=1; =>y=3/4; vậy x/y=4/3
Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankadien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, X không thể gồm
	A. ankan và ankin	B. ankan và ankađien	C. hai anken	D. ankan và anken
Đốt ankan tạo nH2O > nCO2;
Đốt anken tạo nH2O = nCO2;
Đốt ankin(ankađien) tạo nH2O < nCO2;
Vậy về tư duy toán học thì chỉ có đáp án D
Chú ý: Đốt hỗn hợp (ankan và ankin) hoặc (ankan và ankađien) mà thu được nCO2=nH2O khi số mol thành phần đem đốt bằng nhau;
Câu 40: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 1,28	B. 0,64	C. 0,98	D. 1,96
nH2(H2O)=0,01; nOH-=2nH2(H2O)=0,02; Cu2+ + 2OH- ®Cu(OH)2 số mol kết tủa tính theo OH-; nCu(OH)2=0,01; mCu(OH)2=0,98 gam
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
	A. 38,76%	B. 40,82%	C. 34,01%	D. 29,25%
Gọi CT chung este: R1COOR2(R1 là giá trị trung bình của gốc axit)
nR2OH=2nH2=0,08; mR2OH-mH2=2,48; => m ancol =2,56; =>M ancol = 32; ancol là CH3OH
=> n este =0,08; => M este =5,88/0,08=73,5; => R1=14,5 => hai este là HCOOCH3 a mol và CH3COOCH3 b mol ; este còn lại là CnH2n-1COOCH3 c mol
Dùng pp thử nghiệm vì este có đồng phân hình học nên chọn C3H5COOCH3 c mol
Ta có: 60a+74b+100c=5,88; 4a+6b+8c=2nH2O=0,44; a+b+c=0,08
=> a=0,04; b=0,02; c=0,02;
%mC3H5COOCH3=(0,02*100)/5,88*100=34,01%
Câu 42: Đun hỗn hợp etylen glicol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm -COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,95 gam Y cần 4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1: 2. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Y tham gia được phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.
	B. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 8
	C. Y không có phản ứng tráng bạc
	D. X có đồng phân hình học
Đễ dàng tính được nCO2=0,15; nH2O=0,075; Dễ dàng tìm được nO=0,125; Công thức ĐGN của Y là C6H6O5 trùng với CTPT; Y có cấu tạo HOCH2CH2OOC-CºC-COOH; từ đó phát biểu sai là axit X là HOOC-CºC-COOH không có đồng phân hình học
Câu 43: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
	A. 396,6	B. 340,8	C. 409,2	D. 399,4
Dùng pp trung bình: gọi số gốc amino axit là n
Vậy Tn + nNaOH ® muối +1H2O;=> n=3,8/0,7=5,4; vì số liên kết peptit trong X hoặc Y ≥ 4 nên trong X hoặc Y có từ 5 gốc amino axit trở lên và n=5,4 nên X có 5 gốc có chứa 6O; do tổng số O =13 nên Y có chứa 6 gốc có 7 O;
Vậy x+y=0,7; 5x+6y=3,8; x=0,4; y=0,3; 
Lại có 0,4*số C(X)=0,3*số C(Y); thử nghiệm suy ra số C(X)=12; C(Y)=16;
Công thức X là (Gly)3(Ala)2 0,4 mol; Y là (Gly)2(Ala)4 0,3 mol
Muối là Gly –Na (3*0,4+2*0,3)=1,8 mol và Ala-Na (2*0,4+4*0,3)=2 mol
Vậy m muối =1,8*(75+22)+2*(89+22)=396,6 gam
Câu 44: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba este (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
	A. 50% và 20%	B. 20% và 40%	C. 40% và 30%	D. 30% và 30%
CT chung ancol: ROH
2ROH®ROR+H2O; nROH phản ứng =2nete =0,16; nH2O=nete =0,08; => macol phản ứng =6,76+0,08*18=8,2; =>R=8,2/0,16-17=34,25; ancol X là C2H5OH a mol ; Y là C3H7OH b mol;
Gọi hiệu xuất phản ứng của X là h1; Y là h2 ta có
a*h1+b*h2=0,16; 46ah1+60ah2=8,8; => ah1=0,1; bh2=0,06;
Bảo toàn khối lượng: 27,2 =mZ + 0,08*18; => mZ=25,76; bảo toàn khối lượng phản ứng đốt cháy ta có; 25,76 + 1,95*32=mCO2+mH2O=88,16
Ta có: 46a+60b =27,2; 44(2a+3b) +18(6a+8b-0,16)/2=88,16; => a=0,2; b=0,3; 
từ đó h1=50%; h2=20%
Câu 45: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là	
	A. 0,78 mol	B. 0,54 mol	C. 0,50 mol	D. 0,44 mol
Dung dịch Z phải có HNO3 dư; => dung dịch Z có chứ Fe3+ nên dùng Ct; nFe=(7*8,16+56*3*0,03)/560=0,12; =>nO(X)=0,09 mol; bảo toàn e quá trình ta có: 2*nFe(tổng)=2nO+3nNO; =>nNO=0,08 mol;
Bảo toàn N ta có; nHNO3=2nFe(tổng)+nNO=2*0,21+0,08=0,5 mol;
Câu 46: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
	A. 20,00%	B. 33,33%	C. 50,00%	D. 66,67%
Gọi nCr2O3=x;
Al + Cr2O3->2Cr+Al2O3
2xß x-> 2x
2Al + 3FeO -> 3Fe + Al2O3
y à 	1,5y
Phần 1: từ công thức NaAlO2 ta có nAl = nNaOH = 0,08 mol;
Phần 2: Giả sử Al dư; bảo toàn e: 2*nCr+2*nFe+3*nAl dư =2*nH2 ó2*2x+2*1,5y + 3*(0,08-2x-y)=0,1;=>x=-0,07 (loại) Vậy Al hết
Từ đó 2x+y=0,08; 2x+1,5y=0,1; =>x=0,02 mol; y=0,08 mol; %mCr2O3=%nCr2O3=(0,02/0,03)*100%=66,67%
Câu 47: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 3,12	B. 2,76	C. 3,36	D. 2,97
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH->2CH3NH2+Na2CO3+2H2O
	0,5x	x-> 0,5x
C2H5NH3NO3+NaOH->C2H5NH2+NaNO3+H2O
	y	y -> y
x+y=0,04; 124*0,5x+108y=3,4; => x=0,02; y=0,02;m muối = 0,01*106+0,02*(23+62)=2,76 gam;
Câu 48: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1:V2 = 4:7. Tỉ lệ x:y bằng
	A. 11:4	B. 11:7	C. 7:5	D. 7:3
nH+=0,1x; nCO3=0,1y
TN1: H++CO3->HCO3
 0,1y 0,1y
H+ + HCO3 -> CO2 + H2O
nH+ dư = 0,1x-0,1y; luôn có 0,1x-0,1y <0,1y hay 0,1x<0,2 y;
nCO2=0,1x-0,1y;
TN2: 2H+ + CO3 -> CO2 + H2O
Nếu CO3 hết thì nH+ dư =0,1x-0,2y nCO2=0,05x
(0,1x-0,1y)/0,05x=4/7; coi x=1; => y= 5/7; vậy x:y = 7/5
Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no , mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
	A. 1,24	B. 2,98	C. 1,22	D. 1,50
Một muối là ROONH4; n muối=nNH3=0,02;0,02*(R+44+18)=1,86; R=31; R là –CH2-OH; hai chất là HO-CH2CHO 0,01875 mol; HO-CH2COOH x mol; bảo toàn nitơ ta có 0,01875+x=0,02; x= 0,00125 mol; m = 0,01875*60+0,00125*76=1,22 gam
Câu 50: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 2,5	B. 3,0	C. 1,0	D.1,5
Cách 1: Xuất phát từ ý tưởng bảo toàn khối lượng của quá trình phản ứng
nSO4=nBaSO4=0,4 mol; suy ra nH+ =0,8 mol; nAl3+=0,23; nNH4=nOH-4nAl3+=0,015 mol; bảo toàn điện tích với dung dịch Z tính được nNa+=0,095 mol; bảo toàn H ở 2 vế pt ta có 0,8=2nH2+4*nNH4+2nH2O; nH2O=(0,8-0,03-4*0,015)/2=0,355 mol;
bảo toàn khối lượng của phản ứng ta có: 7,65+0,4*98+0,095*(23+62)=0,23*27+0,4*96+0,095*23+0,015*18+0,355*18+mT
mT=1,47
Cách 2: Xuất phát từ ý tưởng dùng phương pháp phân tích thành phần.
bảo toàn N ở 2 vế ta có: nNO3=nNH4+ nN(trong sản phẩm khử)
nN(trong sản phẩm khử)=0,095-0,015=0,08; gọi k là số oxi hóa trung bình của sản phẩm khử của nitơ; bảo toàn e ta có: 3nAl=8nNH4+(5-k)nN+2nH2; =>k=0,5; 
Do tổng số mol số oxi hóa trong sản phẩm khử =0 nên ta có: k*nN+(-2)*nO=0; => nO=0,02 mol;
Vậy mT=mN+mO+mH2=0,08*14+0,02*16+0,015*2=1,47 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_va_dap_an_THPTQG_nam_2015.doc