SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 TP. HỒ CHÍ MINH Đề thi môn Địa lí Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 1 trang) Câu 1.(2,0 điểm) 1. Chứng minh rằng Biển Đông giàu tài nguyên nhưng cũng lắm thiên tai. 2. Phân tích tác động của dân số nước ta đối với tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Trình bày và giải thich sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. 2. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? Câu 3. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Phân tích vai trò của quốc lộ 1 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 (Đơn vị: %) Cơ cấu sử dụng đất Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số 100,0 100,0 Đất sản xuất nông nghiệp 51,2 63,4 Đất lâm nghiệp 8,3 8,8 Đất chuyên dùng 15,5 5,4 Đất ở 7,8 2,7 Đất chưa sử dụng 17,2 19,7 1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên, năm 2005 2. So sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng trên. Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: .. Phòng thi : SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 TP. HỒ CHÍ MINH Đề thi môn Địa lí ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Ý Nội dung Điểm 1 1 Chứng minh rằng biển Đông giàu tài nguyên nhưng cũng lắm thiên tai. a. Tài nguyên vùng biển 0.75đ - Tài nguyên khoáng sản 0,50 đ - Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng) - Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. - Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển. - Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ tinh, pha lê. - Tài nguyên hải sản 0,25 đ + Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ. + Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. + Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. b. Thiên tai. 0.25đ - Bão: mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão qua biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta và là hiện tượng thiên tai bất thường, khó phòng tránh, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư vùng ven biển nước ta. - Sạt lở bờ biển: nhất là dải bờ biển Trung Bộ. - Hiện tượng cát bay cát chảy, lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung. 2 Phân tích tác động của dân số nước ta đối với tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. 1,0 đ - Sức ép đối với tài nguyên 0,5 đ + dân số đông và tăng nhanh tác động trực tiếp đến tài nguyên của nước ta làm bình quân đất tự nhiên/người giảm dần, việc sử dụng triệt để đã làm tài nguyên đất bị suy thoái. Tài nguyên rừng bị suy thoái mạnh, tài nguyên khoáng sản đang bị cạn kiệt, tài nguyên sinh vật bị suy giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng + Môi trường nước và không khí nhiều nơi đang trong tình trạng ô nhiễm. - Sức ép đối với phát triển kinh tế - xã hội 0,25 đ + Dân số tăng nhanh đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển với tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu của nhân dân + Gây cản trở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng lao động + gây khó khăn cho giải quyết nhà ở, vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội khác - Sức ép lên chất lượng cuộc sống 0,25 đ + GDP/người thấp + gây sức ép cho y tế, giáo dục + việc cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tuổi thọ gặp nhiều khó khăn Câu Ý Nội dung Điểm 2 1 Trình bày và giải thich sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. 1,25 đ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm các phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản 0,25 đ - Phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt 0,50 đ + Ngành công nghiệp xay xát phân bố gắn liền nguồn nguyên liệu hoặc các đô thị đông dân: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. + Ngành công nghiệp đường mía phân bố gắn với vùng nguyên liệu : Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ + Ngành công nghiệp chế biến chè phân bố gắn với vùng nguyên liệu : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên + Ngành công nghiệp chế biến cà phê phân bố ở các vùng nguyên liệu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ + Ngành công nghiệp rượu, bia, nước ngọt thường phân bố ở những nơi có thị trường tiêu thụ : đô thị, thành phố (dẫn chứng) - Phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi 0,25 đ + Ngành công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa thường được phân bố ở những nơi có nguyên liệu hoặc có thị trường như các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò sữa. + Ngành chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt phân bố ở những nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - Phân bố ngành công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản 0,25 đ + Ngành công nghiệp chế biến nước mắm phân bố ở những nơi có nguồn cá phong phú: Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang) + Ngành công nghiệp chế biến tôm, cá phân bố ở những nơi có nguồn nguyên liệu phong phú: Đồng bằng sông Cửu Long 2 Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? 1,75 đ - Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng hợp lí đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn cần có có nước để thau chua rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn 1,25 đ - Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng Rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhằm phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến. - Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn. - Chủ động sống chung với lũ đồng thời khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại Bởi vì 0,50 đ - Vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước Câu Ý Nội dung Điểm - Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, khoảng 60% diện tích là đất phèn, đất mặn - Có mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập trên diện rộng - vùng nghèo tài nguyên khoáng sản - Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng. 3 1 Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 1,0 đ - Bắc Trung Bộ và Duyên hài Nam Trung Bộ : có mức tập trung công nghiệp rải rác, các trung tâm công nghiệp trong vùng có quy mô trung bình và nhỏ. 0,25 đ - Bắc Trung Bộ có 0,25 đ + Các trung tâm công nghiệp : Thanh Hoá, Tỉnh Gia, Vinh + Một số điểm công nghiệp: Quỳnh Lưu, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế + Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất: Thanh Hoá - Duyên hải Nam Trung Bộ 0,25 đ + Các trung tâm công nghiệp : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang + Một số điểm công nghiệp : Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Diên Khánh, Phan Rang, Phan Thiết + Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất là Đà Nẵng - Hầu hết các trung tâm công nghiệp và các điểm công nghiệp của cả hai vùng đều phân bố ở phía đông, dọc theo quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, các cảng biển 0,25 đ 2 Phân tích vai trò của quốc lộ 1 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. 1,0 đ - Lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, quốc lộ 1 chạy dọc theo chiều dài đất nước, cùng với tuyến đường sắt Thống Nhất tạo nên tuyến đường xương sống của nước ta. 0,25 đ - Là tuyến đường huyết mạch của cả nước, có khả năng kết hợp với nhiều tuyến đường khác và nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau (đường sắt, đường biển, hàng không ) 0,25 đ - Tuyến đường chạy qua nhiều tỉnh, thành phố của nước ta; chạy qua 6 trên 7 vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), nối nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị của cả nước. 0,25 đ - Có khối lượng vận chuyển và luân chuyển lớn nhất trong các tuyến quốc lộ ở nước ta. 0,25 đ 4 1 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên, năm 2005 2,0 đ - Vẽ 2 biểu đổ tròn đúng, đẹp, chính xác 2,0 đ - Vẽ sai rẻ quạt : -0,25 điểm rẽ quạt sai , nhưng tổng điểm trừ tối đa là 1,0 điểm/biểu đồ tròn - Thiếu yếu tố biểu đồ : -0,25 điểm/yếu tố sai, thiếu sót Lưu ý: điểm trừ sai thiếu của từng biểu đồ tròn tối đa là 1,0 điểm/biểu đồ 2 So sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng trên 1,0 đ - Giống nhau: + Tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp trên 50%; + Tỉ lệ đất lâm nghiệp xấp xỉ bằng nhau 0,25 đ Câu Ý Nội dung Điểm 4 2 - Khác nhau và giải thích nguyên nhân + Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng) 0,25 đ + Giải thích : Cả hai vùng đều là đồng bằng châu thổ do các hệ thống sông lớn bồi đắp, tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp lớn, nhưng diện tích đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn, diện tích đất dành cho nông nghiệp còn lớn + Đất chuyên dùng và đất thổ cư Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng) 0,25 đ + Giải thích : Đồng bằng sông Hồng mật độ dân cư đông đúc hơn, các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển hơn, có dải đô thị dày đặc hơn Đồng bằng sông Cửu Long nên tỉ trọng đất chuyên dùng và đất thổ cư ở Đồng bằng sông Hồng lớn hơn + Đất chưa sử dụng Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng) 0,25 đ + Giải thích : Đất chưa sử dụng ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất đồi núi rìa phía bắc, tây bắc, tây nam đồng bằng. Đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến đất phèn và đất mặn (chiếm 60% diện tích đồng bằng) nên tỉ trọng đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn. Lưu ý: Thí sinh có thể làm phần khác nhau trước, phần giải thích sau, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa Lưu ý: Thí sinh diễn đạt cách khác nếu đủ ý vẫn đạt điểm tối đa Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (Đề thi có 01 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài:180 phút Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng? 2. Chứng minh rằng trình độ đô thị hóa của nước ta thấp. Giải thích tại sao đô thị của Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở ven biển. Câu II (3,0 điểm) 1. Phân tích điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi nước ta. 2. Chứng minh rằng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW của nước ta. 2. Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Khối lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí. Đơn vị: Nghìn tấn Loại hàng 2000 2005 2007 2010 Tổng số 21902,5 38328,0 46246,8 60924,8 Hàng xuất khẩu 5460,9 9916,0 11661,1 17476,5 - Hàng nhập khẩu 9293,0 14859,0 17855,6 21179,9 - Hàng nội địa 7148,6 13553,0 16730,1 22268,4 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí, giai đoạn 2000 - 2010. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí, giai đoạn 2000 – 2010. --------------------HẾT------------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong khi làm bài Họ và tên thí sinh:............................................... Số báo danh: .......................... Trường ................................................................................................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (HD gồm có 03 trang) HDC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài:180 phút CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I 1 Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta. - Biển Đông là vùng biển nhiệt đới nóng ẩm, là nguồn dự trữ và cung cấp nguồn nhiệt ẩm cho khí hậu nước ta, khiến lượng mưa, độ ẩm không khí nước ta lớn, tăng cường độ ẩm và mưa trên đất liền, nhất là những nơi địa hình chắn gió. - Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta. + Với các khối khí mùa đông: làm giảm tính chất khô và lạnh. + Với các khối khí mùa hè: làm giảm tính chất nóng bức và tăng thêm ẩm. => Biển Đông làm khí hậu nước ta mang tính chất hải dương điều hoà. - Thiên tai: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. Vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng do: Cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông, qua biển vào nước ta, nên đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. 0.75 0.25 2 Chứng minh rằng trình độ đô thị hóa của nước ta thấp. - Cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức thấp so với các với các nước trong khu vực và thế giới. - Tỉ lệ dân thành thị thấp. - Quy mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ. - Lối sống thành thị và nông thôn còn đan xen. Các đô thị của Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở ven biển do: - Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu buôn bán, thu hút đầu tư. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao thông và sinh sống. - Đây là cửa ngõ của các luồng nhập cư trước đây bằng đường biển. 0.5 0.5 II 1 Phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi nước ta. - Cơ sở thức ăn luôn được đảm bảo tốt hơn: + Thức ăn tự nhiên: Nước ta có nhiều đồng cỏ. + Thức ăn từ sản phẩm nông nghiệp: Sự phát triển của trồng trọt, hàng đã đảm bảo thức ăn ổn định cho chăn nuôi. Sự phát triển của ngành thuỷ sản đã cung cấp và làm thay đổi cơ cấu thức ăn cho chăn nuôi. + Thức ăn qua chế biến. - Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp. - Chính sách phát triển chăn nuôi: đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, khuyến khích mô hình V.A.C - Thị trường: ngày càng mở rộng 1.5 0.75 0.25 0.25 0.25 2 Chứng minh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. - Khái quát chung. - Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao nhất. - Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP cả nước. - Trong cơ cấu GDP của vùng: Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ. - Chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. - Tập trung các cơ sở kinh tế quan trọng của cả nước. (Nếu học sinh làm theo các tiêu chí trong Atlat Địa lí Việt Nam, có thể thưởng điểm nhưng tổng điểm không vượt quá khung điểm của câu hỏi) 1.5 III 1 Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW của nước ta. - Thủy điện: Hòa Bình. - Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. 1.0 2 Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ. - Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Việc phát triển tổng hợp kinh tế góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. 1,0 0.25 0.5 0.25 IV 1 - Xử lí số liệu: Cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí. Đơn vị: % Loại hàng 2000 2005 2007 2010 Hàng xuất khẩu 24.9 25.9 25.2 28.7 - Hàng nhập khẩu 42.4 38.8 38.6 34.8 - Hàng nội địa 32.7 35.3 36.2 36.5 - Vẽ biểu đồ: Chính xác, khoa học, đẹp. (Thiếu: tên biểu đồ, chú giải, số liệu, đơn vị trên các trục trừ mỗi yếu tố 0.25 điểm) 0.5 1.5 2 Nhận xét và giải thích: - Nhận xét: + Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo hàng hóa qua các cảng biển do Trung ương quản lí của nước ta có sự thay đổi nhưng không lớn. + Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và xuất khẩu giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng). - Giải thích: Do tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển theo loại hàng khác nhau: + Sản xuất trong nước phát triển, tăng cường chuyên môn hóa và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và xuất khẩu tăng. + Hàng nhập khẩu giảm tỉ trọng do một phần lớn hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển bằng loại hình giao thông khác. 1.0 0.5 0.5 THPT chuyên Lý Tự Trọng Đề thi thử THPT Quốc gia Môn: Địa lý Câu I (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào? Câu II (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí ViệtNamvà kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta. Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội. Câu III (2,0 điểm) Hãy phân tích các thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao nước ta hiện nay cần phải khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta. Năm Tổng số dân (nghìn người) Trong đó dân thành thị (nghìn người) Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (%) 2006 84 156 22 824 1,26 2007 85 170 23 370 1,16 2009 86 025 25 466 1,08 2010 86 932 26 515 1,03 2013 89 708 28 874 0,99 (Nguồn: Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê Hà Nội 2014) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2006 – 2013. Nhận xét tình hình phát triển dân số của nước ta và giải thích. Đáp án đề thi thử THPTQG môn Địa THPT chuyên Lý Tự Trọng năm 2015 Câu Đáp án Điểm Câu I (3,0đ) 1. Hãy phân tích những ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. 1,25đ * Ảnh hưởng đến khí hậu - Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn. - Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. - Nhờ Biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. * Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển. - Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô, có nhiều giá trị về kinh tế biển - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: