Kì thi học kì II môn: Địa lý (khối 8) năm học: 2014 – 2015

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học kì II môn: Địa lý (khối 8) năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học kì II môn: Địa lý (khối 8) năm học: 2014 – 2015
 PHÒNG GD & ĐT VŨNG LIÊM	 KÌ THI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT	MÔN: ĐỊA LÍ (KHỐI 8)
BẢN CHÍNH
	NĂM HỌC: 2014 – 2015
	Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
I/ PHẦN TỰ CHỌN (2 ĐIỂM ) Học sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 1: Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội?
Câu 2: Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội? II/ PHẦN BẮT BUỘC (8 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày đặc điểm cơ bản của sông ngòi nước ta? 
Câu 2 (2 điểm): Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiên trong các thành phần tự nhiên nước ta như thế nào?
Câu 3 (2 điểm): Trình bày những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề bảo vệ môi trường ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 
Câu 4 (2 điểm): Trình bày sự khác nhau về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? Giải thích nguyên nhân ? 
  Hết 
ĐÁP ÁN ĐỊA 8
I/ PHẦN TỰ CHỌN( 2Đ)
1- Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội
Thuận lợi 1đ
 - Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
 - Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế(giao thông, buôn bán , du lịch).
 - Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch)
 - Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng.
 - Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện
 b .Khó khan 1đ
 - Lãnh thổ hẹp bề ngang,lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn..
 - Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn.
 - Nằm trong vùng hay bị thiên tai.
 2-. Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?
a. Thuận lợi 1đ
	- Giàu có về tài nguyên sinh vật biển: thuân lợi cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biên hải sản phát triển.
 - Có nhiều bải tắm,đảo , vịnh có phong cảnh đẹp tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
 - Có nhiều khoáng sản ( dầu khí,titan, cát trắng muối biển) giúp cho công nghiệp phát triển, có thêm hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.
 - Có nhiều vũng vịnh thuận tiện để xây dựng cảng phát triển ngành đường biển.
 b. Khó khăn 1đ
	- Trên Biển Đông thường có bão, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới gây trở ngại cho các hoạt động.
 - Viêc khai thác tài nguyên khoáng sản biển đòi hỏi lớn về vốn và kỹ thuật.
 - Tại nguyên biển đang suy giảm, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiểm
II/PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1: 2điểm
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB - ĐN và hướng vòng cung.
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Câu 2: 3điểm
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện ở các TPTN:
Khí hậu: Nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ TB trên 210C và lượng mưa TB từ 1500 – 2000 mm
Địa hình: Lớp vỏ phong hóa dày, bề mặt bị cắt xẻ và xâm thực mạnh.Đặc biệt vùng núi đá vôi tạo nên các địa hình cacxtơ độc đáo.
Sông ngòi: Có hai mùa nước mùa lũ và mùa cạn, sông ngòi không đóng băng.
Đất đai: Có đất feralit đỏ vàng tầng phong hóa sâu, đất phù sa màu mỡ.
Sinh vật: Có nhiều hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ, thực vật phong phú đa dạng .
Câu 3: 2điểm
Những khó khăn do thiên nhiên mang lại :
+ Vùng núi: sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét.
+ Vùng duyên hải: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng, nạn cát bay, nhiễm mặn.
Vấn đề bảo vệ môi trường:
+ Nổi bật là bảo vệ rừng đầu nguồn tại các sườn núi cao và dốc của Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn và dọc sông Đà,
+ Chủ động phòng chống thiên tai
+ Bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá cửa sông .
Câu 4: 3điểm
Sự khác nhau về khí hậu của MB- ĐBBB và MNTB – NB: (1đ)
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ : Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh có mùa dông kéo dài và lạnh nhất nước
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Không có mùa đông lạnh. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, khí hậu nóng ấm quanh năm và có mùa khô sâu sắc,
Giải thích (2đ)
Miền Băc và ĐBBB có mùa đông lạnh vì: 
+ Vị trí: nằm ở các vĩ độ cao nhất ( Gần chí tuyến)
+ Chịu ảnh hưởng trục tiếp của gió mùa ĐB
+ Địa hình đồi núi thấp, hướng núi mở rộng phía ĐB đón gió ĐB tràn sâu vào miền.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Nóng quanh năm vì: 
+ Vị trí: Nằm ở các vĩ độ thấp ( Gần xích đạo)
+ Tác động của gió mùa ĐB giảm sút mạnh
+ Chủ yếu chịu tác động của gió tín phong ĐB khô nóng và gió TN nóng ẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA 8.doc