PHÒNG GD & ĐT TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Thị Trấn Độc Lập - Tự do –hạnh phúc KÌ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: VẬT LÝ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian chép đề ) MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN VẬT LÝ 8 Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến thứ 15 theo PPCT ( sau khi học xong bài: Sự nổi ) TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Cơ học 15 12 8,4 6,6 56 44 2. Nhiệt học 0 0 0 0 0 0 Tổng 15 12 8,4 6,6 56 44 TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ Chủ đề Trọng Số Số câu Điểm số Lí thuyết 1. Cơ học 56 3,92 ≈ 4 5 2. Nhiệt học 0 0 0 Vận dụng 1. Cơ học 44 3,08 ≈ 3 5 2. Nhiệt học 0 0 0 Tổng 100 7 10 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI – LÝ 8 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Cơ học (15 tiết) 1. Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 2. Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 3. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau. 4. Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. · Công thức tính áp suất là 5. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. 6. Vận dụng kiến thức bài Sự nổi để giải được một số bài tập đơn giản. 7. Sử dụng thành thạo công thức F = Vd để giải các bài tập đơn giản có liên quan đến lực đẩy Ác - si - mét 8. Sử dụng thành thạo công thức F = Vd để giải các bài tập đơn giản có liên quan đến lực đẩy Ác - si - mét . Số câu hỏi 2(10’) C1.1 C1.1 C3.3 C4.4 2(5’) C5.5 C6.6 3(15’) C7a.7 1(15’) C7b.8 7 Số điểm 5 điểm 3 điểm 1 điểm 1 điểm 10 điểm TS câu hỏi 4 2 0,5 0,5 7 TS điểm 5 3 1 1 10 PHÒNG GD & ĐT TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Thị Trấn Độc Lập - Tự do –hạnh phúc KÌ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: VẬT LÝ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian chép đề ) ĐỀ: Câu 1: ( 1 đ ) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Câu 2: ( 1 đ ) Nêu cách biểu diễn lực bằng vectơ Câu 3: ( 2đ ) Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi: a) Vật đang đứng yên? b) Vật đang chuyển động? Câu 4: ( 1 đ ) Định nghĩa áp suất? Viết công thức tính áp suất . Câu 5 : ( 1đ ) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát có lợi, trường hợp nào ma sát có hại? Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường lúc bắt đầu khởi hành. Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau. Câu 6 ( 2 đ ) Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước. Vật M chìm xuống đáy bình còn vật N lơ lửng trong chất lỏng. Gọi PM, FAM là trọng lượng và lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật M; PN, FAN là trọng lượng và lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật N. Hãy chọn dấu “ = ”; “” thích hợp cho các ô trống: FAM FAN. FAM PM . FAN PN. PM PN. Câu 7: ( 2 đ ) Một vật làm bằng kim loại,nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 50 cm3.Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9 N.Cho trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3 a) Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1:( 1 đ ) Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Câu 2:( 1 đ ) Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Câu 3:( 2 đ ) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau. a) Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên b) Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều Câu 4:( 1 đ ) Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: p = Câu 5 : ( 1đ ) Ma sát có lợi ( 0,5 đ ) Ma sát có hại ( 0,5 đ ) Câu 6:( 2 đ ) Mỗi ý đúng đạt (0,5đ) FAM = FAN FAM < PM FAN = PN PM > PN Câu 7: Tóm tắt:(0,5đ) V = 50 cm3 = 0,00005 m3 P = 3,9N d = 10000 N/m3 a) FA =? b) D = ? Giải:(1,5đ) a) Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật : Ta có : FA= d.V = 10000.0,00005 = 0,5(N) b) Khối lượng riêng của chất làm nên vật Ta có : d = P/V = 3,9/0,00005 = 78000 (N/m3) D = d/10 = 78000/10 = 7800 (Kg/m3) ĐS: a) FA= 0,5N b) D = 7800 Kg/m3 GVBM LÊ MỸ PHƯỢNG
Tài liệu đính kèm: