Kì thi chọn học sinh giỏi trại hè Hùng vương - Lần thứ IX môn thi: Hóa học khối: 10 - Trường THPT chuyên Lào Cai

doc 13 trang Người đăng tranhong Lượt xem 7221Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi trại hè Hùng vương - Lần thứ IX môn thi: Hóa học khối: 10 - Trường THPT chuyên Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi trại hè Hùng vương - Lần thứ IX môn thi: Hóa học khối: 10 - Trường THPT chuyên Lào Cai
SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG - LẦN THỨ IX
MÔN THI: HÓA HỌC
KHỐI: 10
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 10 câu, trong 03 trang)
Câu 1: (2 điểm): 
Cho 3 nguyên tố X, Y, Z (ZX < ZY < ZZ). X, Y cùng một nhóm A ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn Y, Z là hai nguyên tố kế cận nhau trong một chu kì. Tổng số proton trong hạt nhân X, Y là 24. Xác định bộ bốn số lượng tử của electron sau cùng trong các nguyên tử X, Y, Z.
Cho độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là ρ = 68 %. Từ đó hãy tính khối lượng riêng của nguyên tử Natri theo g/cm3, biết Natri kết tinh có dạng tinh thể lập phương tâm khối và bán kính hiệu dụng của nguyên tử Natri bằng 0,189 nm
 Câu 2. (2,0 điểm): 
1. Sự phá vỡ các liên kết Cl-Cl trong một mol clo đòi hỏi một năng lượng bằng 243 kJ (năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng quang năng). Hãy tính bước sóng của photon cần sử dụng để phá vỡ liên kết Cl-Cl của phân tử Cl2.
2. Sự phân hủy phóng xạ của tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của là 1,39.1010 năm. Hãy tính số hạt bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết.
Cho: tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1; hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s; 
 hằng số Avogađro NA = 6,022.1023 mol-1.
Câu 3(2đ): 
1. X¸c ®Þnh tr¹ng th¸i lai hãa cña nguyªn tö trung t©m, cho biÕt d¹ng h×nh häc cña NH4+, ICl5, NO2, SF6, XeF4 b»ng h×nh vÏ. 
2. Hãy sắp xếp (có giải thích) các hạt vi mô cho dưới đây theo chiều giảm dần bán kính hạt:
 Rb+ (Z = 37); Y3+ (Z = 39); Kr (Z = 36), Br- (Z = 35), Se2- (Z = 34), Sr2+ (Z = 38)
Câu 4 ( 2 điểm ): 
A là dung dịch HCl 0,2M; B là dung dịch NaOH 0,2M; C là dung dịch CH3COOH 0,2M (có hằng số axit Ka=1,8.10-5). Các thí nghiệm sau đều thực hiện ở 25oC.
a) Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C.
b) Tính pH của dung dịch X là dung dịch tạo thành khi trộn dung dịch B với dung dịch C theo tỉ lệ thể tích 1: 1.
c) Tính thể tích dung dịch B (theo ml) cần thêm vào 20ml dung dịch A để thu được dung dịch có pH=10. 
Câu 5 (2,5 điểm). 
Cho cân bằng: PCl5 (K) D PCl3(K) + Cl2(K)
Trong một bình kín dung tích V lit chứa m(g) PCl5, đun nóng bình đến nhiệt độ T(0K) để xảy ra phản ứng phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình là P. Hãy thiết lập biểu thức của Kp theo độ phân li a và áp suất P.
Người ta cho vào bình dung tích Vlit 83,4g PCl5 và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ T1 (0K). Sau khi đạt tới cân bằng đo được áp suất 2,7 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđrô bằng 69,5. Tính a và Kp.
Trong một thí nghiệm khác giữ nguyên lượng PCl5 như trên, dung tích bình vẫn là V (l) nhưng hạ nhiệt độ của bình đến T2 = 0,9T1 thì áp suất cân bằng đo được là 1,944 atm. Tính Kp và a. Từ đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay phát nhiệt.
Câu 6 (1,5 điểm): 
Tính nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng (ở 25oC )
 CO(NH2)2 (r) + H2O (l) ® CO2 (k) + 2 NH3 (k)
 biết ở cùng điều kiện có: 
 CO (k) + H2O (h) ® CO2 (k) + H2(k) - 41,13 kJ 
 CO (k) + Cl2 (k) ® COCl2 (k) - 112,5 kJ 
 COCl2 (k) + 2NH3(k) ® CO(NH2)2 (r) + 2HCl(k) - 201 kJ 
 Nhiệt tạo thành HCl (k) = - 92,3 kJ/mol 
 Nhiệt hoá hơi H2O (298K) = 44,01 kJ/mol 
Câu 7 (2 điểm):
Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3, CuSO4, H2SO4 đặc, Br2, ( trong môi trường axít). Còn I2 oxy hóa được SO2, Na2S2O3, Na2S, Cu.
Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 8 (1,5 điểm) 
1. Cho thế khử chuẩn của các cặp O2/H2O2 ( E01 = 0,69V) và O2/H2O (E02 = 1,23V)
 a. Tính thế khử chuẩn của cặp H2O2/H2O.
 b. Chứng minh rằng H2O2 tự phân huỷ theo phản ứng: 
 H2O2 → H2O + O2
Nếu áp suất của oxi bằng 1 atm, tính nồng độ H2O2 lúc cân bằng.
Câu 9. (2,5 điểm) 
 Hợp chất A được tạo thành từ các ion đều có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6. Trong một phân tử A có tổng số các hạt (p, n, e) = 164.
 1. Xác định CTPT của A . Biết A tác dụng được với một đơn chất (mà nguyên tố tạo nên đơn chất này có trong thành phần của A) theo tỉ lệ số mol 1: 1 tạo nên chất B. Viết công thức Lewis của A và B. 
 2. Cho A và B tác dụng với một lượng vừa đủ brom đều thu được chất rắn X. Mặt khác cho m gam kim loại Y (có hóa trị không đổi) tác dụng hết với oxi thu được a gam oxit, nếu cho m gam Y tác dụng hết với X thu được b gam muối. Biết a = 0,68b. Tìm kim loại Y. 
Câu 10: (2 điểm) 
Có 14,224g iốt và 0,112g hiđro được chứa trong bình kín thể tích 1,12 lít ở nhiệt độ 4000C. Tốc độ ban đầu của phản ứng là V0 = 9.10-5 mol .l-1. phút-1, sau một thời gian (ở thời điểm t) nồng độ mol của HI là 0,04 mol/lít và khi phản ứng: H2 + I2 D 2HI đạt cân bằng thì = 0,06 mol/lít.
 a. Tính hằng số tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
 b. Tốc độ phản ứng tạo thành HI tại thời điểm t là bao nhiêu?
________________HẾT_________________
SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG - LẦN THỨ IX
MÔN THI: HÓA HỌC
KHỐI: 10
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
(10 câu, trong 10 trang)
Câu 1: (2 điểm): 1. 1,0 điểm; 2. 1,0 điểm.
Cho 3 nguyên tố X, Y, Z (ZX < ZY < ZZ). X, Y cùng một nhóm A ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn Y, Z là hai nguyên tố kế cận nhau trong một chu kì. Tổng số proton trong hạt nhân X, Y là 24. Xác định bộ bốn số lượng tử của electron sau cùng trong các nguyên tử X, Y, Z.
Cho độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là ρ = 68 %. Từ đó hãy tính khối lượng riêng của nguyên tử Natri theo g/cm3, biết Natri kết tinh có dạng tinh thể lập phương tâm khối và bán kính hiệu dụng của nguyên tử Natri bằng 0,189 nm
 Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
ZX + ZY = 24 (1) ZX< < ZY. A, B thuộc cùng một phân nhóm chính ở 2 chu kì liên tiếp à X, Y thuộc cùng chu kì 2, 3. Dó đó: ZY – Z X = 8 (2)
Từ (1) và (2) 	
Y, Z là 2 nguyên tố kế cận nhau trong 1 chu kì: ZZ = 17 à Z là Cl
Cấu hình (e): O : 1s22s22p4.
 S: 1s22s22p63s23p4
 Cl: 1s22s22p63s23p5. 
Bộ 4 số lượng tử của (e) sau cùng của:
O: n = 2; l = 1; m = -1; s = 	
S: n = 3; l = 1; m = -1; s = 
Cl: n = 3; l = 1; m = 0; s = . 
Thể tích của một nguyên tử natri trong tinh thể:
 Khối lượng riêng của natri:
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
 Câu 2. (2,0 điểm): 1. 0,5 điểm; 2. 1,5 điểm.
1. Sự phá vỡ các liên kết Cl-Cl trong một mol clo đòi hỏi một năng lượng bằng 243 kJ (năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng quang năng). Hãy tính bước sóng của photon cần sử dụng để phá vỡ liên kết Cl-Cl của phân tử Cl2.
2. Sự phân hủy phóng xạ của tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của là 1,39.1010 năm. Hãy tính số hạt bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết.
Cho: tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1; hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s; 
 hằng số Avogađro NA = 6,022.1023 mol-1.
 Câu
Đáp án
Điểm
Câu 2
(2,0 đ)
1. 	Cl2 + h 2Cl
(J/phân tử)
 (m) = 492,5 (nm).
2. Vì thori đioxit phân hủy phóng xạ theo phản ứng bậc 1 nên chu kỳ bán hủy được tính theo biểu thức: 
 hay 
Vậy hằng số tốc độ .
Trong 264 gam ThO2 tinh khiết chứa 6,022.1023 hạt . Vậy trong 1 gam ThO2 tinh khiết chứa: = 2,28.1021 hạt .
Tốc độ phân hủy của ThO2 được biểu diễn bằng biểu thức:
Do vậy số hạt bị bức xạ trong 1 giây bởi 1 gam thori đioxit tinh khiết sẽ là:
	1,58.10-18. 2,28.1021 = 3,60.103 (s-1)
	Nghĩa là có 3,60.103 hạt bị bức xạ trong 1 giây.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 3(2đ): 1. X¸c ®Þnh tr¹ng th¸i lai hãa cña nguyªn tö trung t©m, cho biÕt d¹ng h×nh häc cña NH4+, ICl5, NO2, SF6, XeF4 b»ng h×nh vÏ. 
2. Hãy sắp xếp (có giải thích) các hạt vi mô cho dưới đây theo chiều giảm dần bán kính hạt:
 Rb+ (Z = 37); Y3+ (Z = 39); Kr (Z = 36), Br- (Z = 35), Se2- (Z = 34), Sr2+ (Z = 38)
HD :
1. Mỗi chất đúng 0,25đ x 5 = 1,25đ
CTPT
Hình vẽ
Dạng hình học
Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm
NH4+
Tứ diện đều
sp3
ICl5
Tháp vuông
sp3d2
NO2
Dạng góc
sp2
SF6
Bát diện đều
sp3d2
XeF4
Vuông phẳng
sp3d2
2. Chiều giảm dần bán kính hạt: (0,25đ)
 Se2- > Br- > Kr > Rb+ > Sr2+ > Y3+
Giải thích (0,5đ) : các hạt có cùng cấu hình e ; hạt nào có Z càng lớn ® lực hút giữa hạt nhân và e càng lớn làm bán kính giảm.
Câu 4 ( 2 điểm ): A là dung dịch HCl 0,2M; B là dung dịch NaOH 0,2M; C là dung dịch CH3COOH 0,2M (có hằng số axit Ka=1,8.10-5). Các thí nghiệm sau đều thực hiện ở 25oC.
a) Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C.
b) Tính pH của dung dịch X là dung dịch tạo thành khi trộn dung dịch B với dung dịch C theo tỉ lệ thể tích 1: 1.
c) Tính thể tích dung dịch B (theo ml) cần thêm vào 20ml dung dịch A để thu được dung dịch có pH=10. 
Câu 4
a) pH(dung dịch A) = -lg(0,2)= 0,7 	
	pH(dung dịch B) = 14- 0,7 = 13,3 	
pH(dung dịch C) = -lg =2,722 	
CH3COOH CH3COO- + H+
[H+] = = =1,897.10-3
	pH = -lg(1,897.10-3) = 2,722
0,25
0,25
b) NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O
 Bđ 0,2V 0,2V 
 P/ư 0,2V 0,2V 0,2V
 Sau p/ư 0 0 0,2V
	[CH3COO-] = =0,1M 
 CH3COO- + H2O ⇌ CH3COOH + OH-
 [OH-]= ===0,745.10-5.
 pOH = 5,128
 pH = 14 – 5,128= 8,872 
0,5
0,5
c) Ta có HCl →H+ + Cl- ;	NaOH → Na+ + OH-
 H2O D H+ + OH- (KW)
	0,004 = [Cl-](20+V)	; 0,2V = [Na+](20+V)
	[H+] + [Na+]= [Cl-] + [OH-] = [Cl-] + 
10-10 + V= 0,1 ml.
0,5
Câu 5 (2,5 điểm). 
Cho cân bằng: PCl5 (K) D PCl3(K) + Cl2(K)
Trong một bình kín dung tích V lit chứa m(g) PCl5, đun nóng bình đến nhiệt độ T(0K) để xảy ra phản ứng phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình là P. Hãy thiết lập biểu thức của Kp theo độ phân li a và áp suất P.
Người ta cho vào bình dung tích Vlit 83,4g PCl5 và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ T1 (0K). Sau khi đạt tới cân bằng đo được áp suất 2,7 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđrô bằng 69,5. Tính a và Kp.
Trong một thí nghiệm khác giữ nguyên lượng PCl5 như trên, dung tích bình vẫn là V (l) nhưng hạ nhiệt độ của bình đến T2 = 0,9T1 thì áp suất cân bằng đo được là 1,944 atm. Tính Kp và a. Từ đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay phát nhiệt.
Câu 5
1.
1. PCl5 (K) D PCl3(K) + Cl2(K)
TTCB 1-a a a
Áp suất: 
Ta có: Kp = 	
	Vậy: Kp = 
0,5
2.
2) 	Theo đề: ban đầu = mol, P = 2,7atm
	Tổng số mol khí của hỗn hợp tại TTCB: nS.	
	 = 69,5 Þ = 69,2.2 = 139.
Áp dụng BTKL: mS = ban đầu = 83,4 (g) Þ nS = = 0,6 mol. 
	PCl5 (K) D PCl3(K) + Cl2(K)
BĐ	0,4
TTCB	(0,4-x) x x
	nS = 0,4 - x + x + x = 0,6 Þ x = 0,2.	
	Do đó: a = = 0,5.
	Vậy: Kp = = 
0,25
0,25
0,5
3. 
3) Gọi áp suất của hệ tại nhiệt độ T1 là P1 = 2,7atm, số mol n1 = nS = 0,6 mol.
	Áp suất của hệ tại nhiệt độ T2 = 0,9 T1 là P2 , số mol n2.
	Với P2 = 1,944 atm.
	Ta có: Þ 	
	Þ n2 = = 0,48. 
 	PCl5 (K) D PCl3(K) + Cl2(K)
 BĐ	0,4
 TTCB(0,4-x¢) x¢ x¢
	n2 = 0,4 - x¢ + x¢ + x¢ = 0,48 Þ x = 0,08.	
	Do đó: a¢ = = 0,2.	
	Vậy: Kp¢ = = 
Vì giảm nhiệt độ thì độ phân li PCl5 giảm, do đó phản ứng phân li PCl5 là phản ứng thu nhiệt.
0,5
0,5
C©u 6. (1,5đ): Tính nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng (ở 25oC )
 CO(NH2)2 (r) + H2O (l) ® CO2 (k) + 2 NH3 (k)
 biết ở cùng điều kiện có: 
 CO (k) + H2O (h) ® CO2 (k) + H2(k) - 41,13 kJ 
 CO (k) + Cl2 (k) ® COCl2 (k) - 112,5 kJ 
 COCl2 (k) + 2NH3(k) ® CO(NH2)2 (r) + 2HCl(k) - 201 kJ 
 Nhiệt tạo thành HCl (k) = - 92,3 kJ/mol 
 Nhiệt hoá hơi H2O (298K) = 44,01 kJ/mol 
HD: Làm đúng toàn bộ mới cho điểm
 Cách 1: CO(NH2)2 (r) + H2O (l) CO2 (k) + 2 NH3 (k)
 + 2HCl (k) + 2HCl (k) 
 -DH 2DH
 COCl2 (k) + 2NH3 (k) CO2 (k) + 2 NH3 (k)
 + H2O (l) H2(k) + Cl2 (k) 
 -DH DH
 CO (k) + Cl2 (k) CO (k) + Cl2 (k)
 2NH3 (k) + H2O (l) 2NH3 (k) + H2O (h) 
theo định luật Hess: DH = - DH - DH + DH + DH + 2 DH
 = 201 + 112,5 + 44,01 - 41,13 - 2(92,3) = 131,78 kJ
Cách 2: CO (k) + H2O (h) ® CO2 (k) + H2(k) DH 
 COCl2 (k) ® CO (k) + Cl2 (k) - DH 
 CO(NH2)2 (r) + 2HCl(k) ® COCl2 (k) + 2NH3 (k) - DH
 H2O (l) ® H2O (h). DH 
 H2(k) + Cl2 (k) ® 2 HCl(k) 2DH
 CO(NH2)2 (r) + H2O (l) ® CO2 (r) + 2 NH3 (k) DH
 Sự tổ hợp các phương trình cho:
 DH = - DH - DH + DH + DH + 2 DH
 = 201 + 112,5 + 44,01 - 41,13 - 2(92,3) = 131,78 kJ
Câu 7 (2 điểm): Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3, CuSO4, H2SO4 đặc, Br2, ( trong môi trường axít). Còn I2 oxy hóa được SO2, Na2S2O3, Na2S, Cu.
Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 7(2đ)
2KI + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + 2KCl + I2
2KI + O3 + H2O ® 2KOH + O2 + I2
4KI + 2CuSO4 ® 2CuI + 2K2SO4 + I2
8KI + 5H2SO4đ ® 4K2SO4 + I2 + H2S + 4H2O
2KI + Br2 ® 2KBr + I2 
5I- + + 6 ® 3I2 + 3H2O 
I2 + SO2 + 2H2O® 2HI + H2SO4
I2 + 2Na2S2O3 ® 2NaI + Na2S4O6
I2 + Na2S ® 2NaI + S
I2 + 2Cu ® Cu2I2
0,2đ x10 = 2đ
 Câu 8 (1,5 điểm) 
1. Cho thế khử chuẩn của các cặp O2/H2O2 ( E01 = 0,69V) và O2/H2O (E02 = 1,23V)
 a. Tính thế khử chuẩn của cặp H2O2/H2O.
 b. Chứng minh rằng H2O2 tự phân huỷ theo phản ứng: 
 H2O2 → H2O + O2
Nếu áp suất của oxi bằng 1 atm, tính nồng độ H2O2 lúc cân bằng.
Câu 8 (1,5đ)
a. 0,5 điểm
 Ta có O2 + 2H+ + 2e ⇌ H2O2 (1) E10 = 0,69V
 O2 + 4H+ + 4e ⇌ 2H2O (2) E20 = 1,23V 
Để tính thế khử : H2O2 + 2H+ + 2e ⇌ 2H2O (3) E30 
Tổ hợp (1) và (2) ta có 2E30F = 4E20F – 2E10F
 Suy ra: E30 = = 1,77V 
( Hoặc tính theo tổ hợp cân bằng)
b. 1 điểm
 Chứng minh H2O2 tự phân huỷ theo phản ứng:
 H2O2 → H2O + O2 (4)
Dễ dàng nhận thấy (4) = (3) - (2)
Do đó lgK(4) = = 18,3 à K(4) = 1018,3
Ta thấy giá trị K rất lớn, do đó H2O2 tự phân huỷ theo phản ứng (4).
Ta có K(4) = , mà PO2 = 1 atm
vậy [H2O2 ] = 1/K = 5.10-19M.
0,2đ x10 = 2đ
 Câu 9. (2,5 điểm) 
 Hợp chất A được tạo thành từ các ion đều có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6. Trong một phân tử A có tổng số các hạt (p, n, e) = 164.
 1. Xác định CTPT của A . Biết A tác dụng được với một đơn chất (mà nguyên tố tạo nên đơn chất này có trong thành phần của A) theo tỉ lệ số mol 1: 1 tạo nên chất B. Viết công thức Lewis của A và B. 
 2. Cho A và B tác dụng với một lượng vừa đủ brom đều thu được chất rắn X. Mặt khác cho m gam kim loại Y (có hóa trị không đổi) tác dụng hết với oxi thu được a gam oxit, nếu cho m gam Y tác dụng hết với X thu được b gam muối. Biết a = 0,68b. Tìm kim loại Y. 
Câu 9
1.
 Gọi n là số nguyên tử / phân tử A
 Z là tổng số hạt proton / phân tử A
 N là tổng số hạt nơtron / phân tử A 
 Các ion / A đều có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6 → Z = 18n
 Ta có: 1 ≤ ≤ 1,524 3 ≤ ≤ 3,524 (S = 2Z + N)
 3 ≤ ≤ 3,524 2,59 ≤ n ≤ 3,04 n = 3 
Cation có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6→ Cation: K+, Ca2+, Ga3+
Anion có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6→ Anion: Cl-, S2-, P3-
 Mà phân tử A có 3 nguyên tử nên A: K2S hoặc CaCl2 
 Mặc khác A tác dụng được với 1 đơn chất (mà nguyên tố tạo nên đơn chất này có trong thành phần của A) theo tỉ lệ 1: 1
 Vậy A là K2S [K2S + S → K2S2] 
 Công thức lewis: A : K – S – K hay [K]+[ S ]2-[K]+
 B : K – S – S – K hay [K]+[ S – S ]2-[K]+
0,5
0,125
0,125
0,25
0,125
0,125
2.
 K2S + Br2 → 2KBr + S
 K2S2 + Br2 → 2KBr + 2S
 4Y + 2O2 → 2Y2On (1) (n hóa trị của Y) 
 2Y + nS → Y2Sn (2) 
 Từ (1): nY = 2nY2On = = 
 Từ (2): nY = 2nY2Sn = = 
 Mặc khác: a = 0,68b 
 MY = 9n chỉ có n = 3; MY = 27 → Y là Al (thỏa mãn) 
0,125
0,125
0,125
0,125
0,5
0,25
Câu 10: (2 đ) Có 14,224g iốt và 0,112g hiđro được chứa trong bình kín thể tích 1,12 lít ở nhiệt độ 4000C. Tốc độ ban đầu của phản ứng là V0 = 9.10-5 mol .l-1. phút-1, sau một thời gian (ở thời điểm t) nồng độ mol của HI là 0,04 mol/lít và khi phản ứng: H2 + I2 D 2HI đạt cân bằng thì = 0,06 mol/lít.
 a. Tính hằng số tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
 b. Tốc độ phản ứng tạo thành HI tại thời điểm t là bao nhiêu?
Câu 10: a.
 = = 0.056 (mol) → = = O,O5M
 = = 0.056 (mol) → = = O,O5M
 H2 + I2 2HI
 Ban đầu: 0,05M 0,05M 
 Pứng : x x 2x
 Cân bằng: 0,05 - x 0,05 - x 2x
 Tại thời điểm cân bằng: [HI] = 2x = 0,06M → x = 0,03M
 K = = = = 9 
 Vt = kt.. kt = = = 0,036 (mol-1.l.phút-1)
 K = kn = = 4.10-3 (mol-1.l.phút-1)
0,25
0,25
0,5
b.
 Vn = kn. = 4.10-3.(0,04)2 = 6,4.10-6 (mol.l-1.phút1) 
 H2 + I2 2HI
 Ban đầu: 0,05M 0,05M 
 Pứng : y y 2y
 Thời điểm t: 0,05 - y 0,05 - y 2y
 Tại thời điểm t: CHI = 2y = 0,04M → y = 0,02M
 = = 0,05 – 0,02 = 0,03M 
 Vt = kt. .= 0,036.(0,03)2 = 3,24.10-5 (mol.l-1.phút-1)
 VHI = Vt - Vn = 3,24.10-5 - 6,4.10-6 = 2,6.10-5 (mol.l-1.phút-1) 
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2014- OLP CLC.doc