Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015- 2016 môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1284Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015- 2016 môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015- 2016 môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS KIM THƯ
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9
Năm học: 2015- 2016
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1: (2,0điểm)
Dựa vào atlat địa lí Việt Nam (Bản đồ khí hậu) và kiến thức đã học:
a/ Trình bày sự đa dạng của khí hậu nước ta được thể hện trên Atlat?
b/ Những nhân tố nào đã tạo nên sự đa dạng của khí hậu nước ta?
c/ Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Câu 2: (1,5điểm)
a/ Trình bày thực trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta?
b/ Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
Câu 3: (1,5điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a/ Thế nào là công nghiệp trọng điểm? Ở nước ta những ngành công nghiệp nào được coi là công nghiệp trọng điểm?
b/ Trình bày sự phát triển và phân bố công nghiệp hàng tiêu dùng?
Câu 4 (2,0 điểm)
a/ Nêu các thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
b/ Tại sao Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
c/ Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
Câu 5: (3,0điểm)
Cho bảng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng ở nước ta, (Đơn vị tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Trong đó
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Rau đậu và cây khác
1995
66183,4
42110,4
12149,4
11923,6
2005
107897,6
63852,5
25585,7
18459,4
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị ngành trồng trọt của nước ta qua các năm trên?
b/ Nhận xét và giải thich sự thay đổi cơ cấu của ngành trồng trọt từ nămm 1995 đến 2005*
c/ Những điều kiện để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
==== 	HẾT ====
Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục phát hành để làm bài
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh ................................................................ SBD ....................
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG LỚP 
 Năm học 2015- 2016
 Môn địa lí
Nội dung
Thang điểm
Câu1
a/ Sự đa dạng của khí hậu nước ta
* Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian thời gian hình thành các vùng miền khí hậu khác nhau
- Miền khí hậu phía Bắc: Từ dãy Bạch Mã (160B) trở ra, gồm 4 vùng khí hậu: VKH Tây Bắc Bắc Bộ; Đông Bắc Bắc Bộ; Trung và nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Có mùa đông lạnh mưa ít, cuối mùa có mưa phùn, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
- Miền khí hậu phía Nam: Từ Từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào, gồm 3 vùng khí hạu: Nam Trung Bộ, Tay Nguyên, Nam Bộ
Có khí hậu cạn Xích Đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có mùa mưa và mùa khô
+ Khu vực Đông Trường Sơn: Gồm phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh (180B- 110B). Có mùa mưa lệch về thu đông
+ Khí hạu biển Đông Việt Nam: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương
* Ảnh hưởng của địa hình( độ cao,hướng sườn núi). khí hậu phân hóa theo độ cao, hình thành kiểu khí hậu ,vùng khí hậu khác nhau.
* Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa
- Nhiệt độ :trung bình năm cao trên 200C, nhưng phân hóa theo mùa
+ Nhiệt độ tháng 1 thấp trên cả nước dưới 200C
+ Nhiệt độ tháng 7 trên cả nước đều cao trên 240C 
- Mưa :lớn trên cả nước trên 1600 mm, phan hóa theo mùa
+ Mùa khô tổng lượng mưa từ T11-T4 ít dưới 400 mm, Riêng Bắc Trung Bộ mưa nhiều trên 1200 mm
+ Mùa mưa nhiều: Tổng lượng mưa trên cả nước cao trên 1600mm, riêng Nam Trung Bộ mưa ít dưới 800mm
b/ Những nhân tố tạo nên sự đa dạng khí hậu nước ta: Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sau:
- Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài
- Địa hình 
- Hoàn lưu gió mùa
c/ Thuận lợi
- Nóng ẩm cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, tạo thuận lợi thâm canh cao, đa canh ...
- Sự đang dạng tạo nên nhiều vùng nông nghiệp với nhiều sản phẩm khác nhau, cơ cấu đa dạng ...
* Khó khăn: 
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc và sâu bệnh có hại phát triển
- Nhiều thiên tai, thời tiết thát thường ...
1,0
0,5
0,5
Câu 2
a/ Thực trạng nguồn lao động ở nước ta:
- Có nguồn lao động dồi dào
- Mỗi năm tăng thêm lượng lao động mới 1 triệu lao động
- Chất lượng lao động: Lao động cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong nông lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, chát lượng ngày càng cao ...
- Lao động phân bố không đều chủ yếu ở nông thôn 75,8%, lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung chủ yếu ở đồng bằng, các thành phố 
- Trình độ lao động thấp, qua đào tạo chỉ chiếm 21,2%, lao động còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn, thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật ...
* Việc sử dụng lao động:
- Số lượng lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng (Dẫn chứng)
- Cơ cáu sử dụng lao động trong các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực (Dẫn chứng)
- Lao động theo thành phần kinh tế thay đổi từ khu vực nhà nước sang thành phần kinh tế khác (Dẫn chứng)
b/ Giải quyết việc làm dang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:
- Số lao động đông, Kinh tế chưa phát triển nên việc làm khó khăn
+ Nông thôn thiếu việc làm (Dẫn chứng)
+ Thành thị tỉ lệ thất nghiệp cao (Dẫn chứng)
- Số lao động tăng nên việc làm lại càng khó khăn
1,0
0,5
Câu 3
a/ Công nghiệp trọng điểm
- Có tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp
- Có thế mạnh lâu dài: Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, nguồn lao động...
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Tác động mạnh đến các ngành khác
* Các ngành công nghiệp trọng điểm: Nêu 7 ngành
b/ Sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Giá trị tăng nhanh (Dẫn chứng)
- tỷ trọng tăng (Dẫn chứng)
- Các ngành đệt may, da giày, giấy in văn phòng phẩm tăng (Dẫn chứng)
* Phân bố
- Phân bố rộng khắp cả nước
- Tập trung Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ
- Hai trung tâm lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí MInh
1,0
 0,5
Câu 4
a/ Thế mạnh kinh tế chủ yếu của trung du miền núi Bắc Bộ
- Khai thác khoáng sản (Dẫn chứng)
- Thủy điện (Dẫn chứng)
- Nghề rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới (Dẫn chứng)
b/ Trung du đông dân và kinh tế xã hội cao hơn vùng núi vì:
-Vị trí thuận lợi hơn gần vùng đồng bằng
- Địa hình ít hiểm trở tạo mặt bằng xây dựng tốt → khu CN, đô thị
- Khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn, nguồn nước dồi dào, đất đai thuận lợi phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
- Giao thông thuận lợi hơn, thuận lợi cho dân cư sinh sống ...
- Miền núi ngược lại (Dẫn chứng)
c/ Những điều kiện thuận lợi để cây chè chiếm diện tích sản lượng lớn
- Diện ích vùng trung du rộng, đất feralit diện tích lớn, phân bố tập trùng
- Diễn biến khí hậu có mùa đông lạnh, có tính chất cận nhiệt phù hợp với cây chè
-Thị trường tiêu thụ rộng: trong nước chè là đồ uống truyền thống. Cũng là đồ uống ưa thích của nhiều nước
- Nhiều thương hiệu chè nổi tiếng (Dẫn chứng)
1,0
0,5
0,5
Câu 5: 
a/ Vẽ biểu đồ
Xác định bán kính: R1995= 2 cm, thì R2005= 2,6 cm
Xử lí số liệu (%)
Loại cây
1995
2005
Cây lương thực
63,6
59,2
Cây công nghiệp
18,4
23,7
Rau đậu và cây khác
18,0
17,1
Tổng
100,0
100,0
Vẽ biểu đồ hình tròn: Chính xác, có tên, chú giải, số liệu, hình thức đẹp
b/ Nhận xét 
-Từ 1995- 2005 cơ cấu giá trị ngành trồng trọt có thay đổi
-Tỉ trọng cây lương thực lớn, nhưng giảm 4,4%
-Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5,3%
-Tỉ trọng rau đậu và cây khác giảm nhẹ 0,9%
c/ Điều kiện để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta
- Các ĐKTN: Đất ferlit, khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn nước ...
- Người dân có truyền thống, kinh nghiệm trồng và khai thác
- Sự phát triển công nghiệp chế biến
- Thị trường trong nước và xuất khẩu mở rộng.
- Chính sách đầu tư của nhà nước để phát triển cây công nghiệp thành sản phẩm nông sản xuát khẩu chủ lực.
==== HẾT ====
1,5
0,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_dia_9_nam_2015_KT.doc