Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013-2014 đề thi môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1304Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013-2014 đề thi môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013-2014 đề thi môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. 
Câu I (2,0 điểm) 
1. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? 
2. Để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta, cần có những giải pháp nào? 
Câu II (2,5 điểm) 
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 
1. Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam. 
2. Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu và 
công nghiệp điện ở nước ta. 
Câu III (2,5 điểm) 
1. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao Trung du 
và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng trồng nhiều chè nhất cả nước? 
2. Trình bày tình hình phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu IV (3,0 điểm) 
Dựa vào bảng số liệu: 
Tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 1991 - 2005 
Năm 1991 1995 1998 2000 2005 
Số khách du lịch 
 (triệu lượt) 
Tổng số khách 1,8 6,9 11,1 13,3 19,5 
Khách nội địa 1,5 5,5 9,6 11,2 16,0 
Khách quốc tế 0,3 1,4 1,5 2,1 3,5 
Doanh thu du lịch (nghìn tỉ đồng) 0,8 8,0 14,0 17,0 30,3 
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch và doanh thu du lịch của nước 
ta trong thời gian trên. 
2. Qua bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. 
------Hết------ 
Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:.. Số báo danh:.. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 1
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) 
I. LƯU Ý CHUNG: 
- Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác, nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. 
- Điểm toàn bài giữ nguyên (không làm tròn). 
II. HƯỚNG DẪN CHẤM: 
Câu Nội dung Điểm 
Câu I 
(2,0 
điểm) 
1. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? 1,0 
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã 
tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta 
hiện nay. 
- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển 
ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là 
nét đặc trưng của khu vực nông thôn. 
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao 
khoảng 6% (năm 2003). 
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao ảnh hưởng xấu tới sự phát 
triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 
2. Để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta, cần có những giải 
pháp nào? 
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Phân bố lại 
dân cư và nguồn lao động. 
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công 
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,), chú ý thích đáng đến hoạt động của 
các ngành dịch vụ. 
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở 
rộng sản xuất hàng xuất khẩu. 
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nâng cao chất lượng đội 
ngũ lao động. Đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động. 
Câu II 
(2,5 
điểm) 
1. Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam. 
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng về 
chủng loại (dẫn chứng). 
- Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. 
- Nước ta có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt 
như: than đá, dầu khí, bôxit, vật liệu xây dựng, 
 2
- Khoáng sản phân bố phân tán ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở 
trung du, miền núi (nhất là ở Trung du miền núi Bắc Bộ). 
2. Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp khai 
thác nhiên liệu và công nghiệp điện ở nước ta. 
1,5 
* Công nghiệp khai thác nhiên liệu: 
- Công nghiệp khai thác than: phân bố tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. 
 Nguyên nhân vì đây là nơi có trữ lượng than lớn nhất cả nước. 
- Công nghiệp khai thác dầu khí: phân bố tập trung chủ yếu ở thềm 
lục địa phía Nam. 
 Nguyên nhân vì đây là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước. 
* Công nghiệp điện: 
- Công nghiệp nhiệt điện: 
 + Phân bố chủ yếu ở miền Bắc (Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc 
Trung Bộ) và miền Nam (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long). 
 + Nguyên nhân do ở đây giàu khoáng sản nhiên liệu than và dầu khí: 
ở miền Bắc dựa vào nguồn nhiên liệu than (Quảng Ninh), miền Nam 
dựa vào nguồn nhiên liệu dầu khí (ở thềm lục địa phía Nam). 
- Công nghiệp thuỷ điện: 
 + Phân bố chủ yếu ở các vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông 
Nam Bộ, Tây Nguyên. 
 + Nguyên nhân do các vùng này có tiềm năng thuỷ điện lớn trên các 
hệ thống sông: hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đồng Nai,... 
Câu 
III 
(2,5 
điểm) 
1. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước 
ta. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng 
trồng nhiều chè nhất cả nước? 
1,5 
* Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta: 
- Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu,), 
tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. 
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy công 
nghiệp chế biến phát triển. 
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh trong nông nghiệp, tạo 
nên sự đa dạng nông sản. 
- Góp phần bảo vệ môi trường: chống xói mòn, rửa trôi, giảm lũ lụt,... 
* Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng trồng 
nhiều chè nhất cả nước vì: 
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu lạnh nhất cả nước do có mùa 
 3
đông lạnh cùng với độ cao địa hình thuận lợi phát triển cây chè. 
- Tây Nguyên: địa hình cao khí hậu mát mẻ thích hợp với điều kiện 
sinh thái của cầy chè. 
 2. Trình bày tình hình phát triển kinh tế biển của vùng Duyên 
hải Nam Trung Bộ. 
- Khai thác thủy sản: chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước 
(năm 2002). Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh. 
- Giao thông vận tải biển: phát triển với nhiều hải cảng lớn (Đà Nẵng, 
Nha Trang, Quy Nhơn,). 
- Du lịch biển: là thế mạnh kinh tế của vùng với các bãi biển nổi tiếng 
như: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, 
- Khai thác khoáng sản: nghề làm muối khá phát triển (nổi tiếng là 
muối Cà Ná, Sa Huỳnh,...), khai thác cát (ở Khánh Hòa), 
Câu 
IV 
(3,0 
điểm) 
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch và doanh 
thu du lịch của nước ta giai đoạn 1991 - 2005. 
- Vẽ biểu đồ: biểu đồ kết hợp cột chồng với đường biểu diễn. 
 (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). 
- Yêu cầu: vẽ bằng bút mực, vẽ chính xác, đúng khoảng cách năm, 
trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú 
giải, tên biểu đồ, năm, đơn vị. 
 (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) 
2. Qua bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. 1,5 
- Nhận xét: 
 + Tổng số khách du lịch tăng (dẫn chứng) 
 + Số khách quốc tế và khách nội địa đều tăng, nhưng số khách quốc 
tế tăng nhanh hơn (dẫn chứng) 
 + Khách nội địa luôn nhiều hơn khách quốc tế (dẫn chứng) 
 + Doanh thu du lịch tăng nhanh hơn số khách du lịch (dẫn chứng). 
- Giải thích: 
 + Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh là do nước ta có tài nguyên 
du lịch phong phú, do kinh tế ngày càng phát triển, 
 + Doanh thu du lịch tăng mạnh hơn do chất lượng cuộc sống của 
người dân được nâng cao, các dịch vụ du lịch ngày càng nhiều và tốt 
hơn, chi tiêu của khách du lịch tăng, 
ĐIỂM TOÀN BÀI: CÂU I + CÂU II + CÂU III + CÂU IV = 10,00 ĐIỂM 
------Hết------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDap_anDe_thi_HSGDia_ly_9Vinh_Phuc20132014.pdf