Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 2

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 447Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN CẤP TỈNH
ĐỀ SỐ 1
( Thời gian làm bài 150 phút)
Câu I (2,0 điểm):
1. Nêu hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
2. Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
Câu II: (2,0 điểm) 
1. Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
2. Giải thích vì sao tài nguyên đất của nước ta đa dạng, phức tạp?
Câu III: (2,0 điểm) 
Chứng minh dân số nước ta đông và tăng nhanh. Dân số đông và tăng nhanh gây nên những hậu quả gì?
Câu IV: (2,5 điểm) 
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới?
Câu V: (3,5 điểm) 
1. Trình bày thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ.
2. Dựa vào Át lát em hãy kể tên các trung tâm kinh tế và các cửa khẩu quốc tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu VI: (2,0 điểm) Trình bày các nguồn tài nguyên để phát triển ngành du lịch ở Thanh Hóa ?
Câu VII: (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ và cả nước
thời kỳ 1995- 2002
 (đơn vị: kg/người)
Vùng
Năm 1995
Năm 1998
Năm 2000
Năm 2002
Bắc Trung Bộ
235,5
251,6
302,1
333,7
Cả nước
363,1
407,6
444,8
463,6
1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ và cả nước trong giai đoạn trên.
2. Nhận xét và giải thích tại sao lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ thấp hơn cả nước?
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 2
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
2,0 điểm
1
 Nêu hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất 
1,0
- Luân phiên ngày – đêm và giờ trên Trái Đất
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
0,5
0,5
2
Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
1,0
- Trái Đất có dạng hình cầu nên mặt trời bao giờ cũng chiếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm
- Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
0,5
 0,5
II
2,0 điểm
1
- Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người.
1,0
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Mưa lớn tập trung theo mùa, tạo hiện tượng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực.
Đặc biệt, sự tác động của nước mưa với núi đá vôi, tạo nên địa hình cacxtơ độc đáo, với các hang động kỳ vĩ, phổ biến ở Việt Nam (động Phong Nha (Quảng Bình); hang Đầu gỗ (hạ Long)...
Sinh vật nhiệt đới cũng hình thành nên một số địa hình đặc biệt như đầm lầy, than bùn ở U Minh và tại các vùng ven biển, hải đảo có các bờ biển san hô. Ở đồng bằng quá trình bồi tụ đã hình thành nên các đồng bằng châu thổ.
Sự khai phá địa hình để quần cư và sản xuất, đã làm biến đổi địa hình, đồng thời xuất hiện các dạng địa hình nhân tạo như: Các công trình kiến trúc, đê đập, kênh rạch, hồ nước...
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Giải thích tài nguyên đất của nước ta đa dạng, phức tạp
1,0
- Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu , nguồn nước, sinh vật
- Do sự tác động của con người (DC)
0,75
0,25
III
2,0 điểm
1
Chứng minh dân số nước ta đông và tăng nhanh
0,75
- Nước ta có dân số đông: Năm 2013 số dân nước ta là 90 triệu người đứng thứ 3 trong Đông Nam Á, thứ 13 Thế giới.
- Dân số nước ta tăng nhanh, có hiện tượng bùng nổ dân số vào cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối của thế kỷ XX.
- Hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm, tuy nhiên mỗi năm mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng1 triệu người.
0,25
0,25
 0,25
2
Hậu quả
1,25
+ Sức ép của dân số đến phát triển kinh tế : Tốc độ tăng trưởng dân số không phù hợp với sự phát triển kinh tế. Khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, không đáp ứng được nhu cầu tích lũy, chậm chuyển dịch cơ cấu
+ Sức ép của dân số đến sự phát triển xã hội : Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, vấn đề y tế, văn hóa giáo dụcgặp nhiều khó khăn.
+ Sức ép của dân số đến tài nguyên, môi trường : Sự suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp
 0,5
 0,5
 0,25
IV
2,5 điểm
1
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta
2,5
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: 
+ Có sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. (Dẫn chứng)
+ Có sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành: CN (dc); NN (dc); DV (dc)..
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ :
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng phát triển năng động (dẫn chứng)
+ Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm (dẫn chứng)
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : từ nền kinh tế chủ yếu là nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. (dẫn chứng)
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,5
V
3,5 điểm
1.
Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
3,0
- Khai thác khoáng sản : Vùng có tiềm năng KS lớn nhất trong cả nước: Than, sắt, chỡ, kẽm, bụ xớt, a pa tit... (vùng đông bắc), đồng, ni ken...(vùng Tây Bắc).
 - Phát triển thuỷ điện : Vùng có trữ năng thủy điện dồi dào, trữ lượng thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng chiếm 37 % trữ lượng điện cả nước :Thủy điện Hũa Bỡnh, thủy điện Thác Bà, thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La ...
- Thế mạnh phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả : 
 + Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, dược liệu : Chè, Tam thất, đỗ trọng, đương quy, hồi, thảo quả... 
 + Khí hậu có mùa đông lạnh thích hợp với các loại rau quả ôn đới và cận nhiệt : Đào, lê, mận... Sa Pa là vùng trồng rau ôn đới và sản xuất rau giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu. 
 - Chăn nuôi gia súc lớn: Có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn:cao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Đàn trâu chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước. 
 - Phát triển du lịch : Có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để phát triển du lịch : Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử (dẫn chứng)
 - Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản :Vùng biển phía đông nam giàu tiềm năng.
0,5
 0,5
 0,25
0,25
 0,5
 0,5
0,5 
2
Các trung tâm kinh tế và các cửa khẩu
0,5
- Các trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
- Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.
0,25
0,25
VI
2,0 điểm
Các nguồn tài nguyên để phát triển ngành du lịch ở Thanh Hóa
2
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Nhiều phong cảnh đẹp: Bãi tắm đẹp ( Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến ....), Hang động (Từ Thức...), Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy);
+ Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên qúy hiếm (Bến En, Xuân Liên.....
+ Khí hậu tốt, đa dạng cho du lịch bốn mùa.
+ Hệ thống sông hồ, núi non hùng vĩ( dẫn chứng) Cửa Đạt, 
-Tài nguyên du lịch nhân văn :
+ Nhiều các di tích văn hóa – lịch sử - di tích cội nguồn: Núi Đọ
Lam Kinh, Hàm Rồng, đặc biệt Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc)
 đã được UNESCO 
công nhận là di sản văn hóa thế giới..
+ Các lễ hội đặc sắc Cầu Ngư (Sầm Sơn); Lễ Hội Lam Kinh ,
Lễ Hội Lê Hoàn (Thọ Xuân) ; 
+ Văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống độc đáo : Bánh Gai (Tứ Trụ) ; Nem Chua ; Chiếu Cói (Nga Sơn) ; Nước Mắm (Tĩnh Gia)
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
VII
1
 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ và cả nước.
3,0
- Biểu đồ hình cột gộp nhóm, mỗi năm hai cột.
- Yêu cầu: Chính xác, có tính đến khoảng cách năm.
- Có đủ tên biểu đồ, số liệu ghi trên các cột, chú giải (Nếu thiếu một nội dung trừ 0,25 điểm)
2
Nhận xét biểu đồ và giải thích tại sao lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ lại thấp hơn cả nước.
3,0
*Nhận xét:
- Từ năm 1995 – 2002: Lương thực có hạt bình quân quân đầu người Bắc Trung Bộ và cả nước đều tăng:
+ Bắc Trung Bộ tăng: 98,2 kg - tăng gấp 1,42 lần. 
+ Cả nước tăng : 100,5 kg – tăng gấp 1,28 lần.
- Tuy nhiên lương thực có hạt bình quân quân đầu người ở Bắc Trung Bộ vẫn thấp hơn so với cả nước: Năm 2002.
+ Thấp hơn 100,5 Kg/người.
+ Thấp hơn 1,39 lần
*Giải thích:- Lương thực có hạt bình quân quân đầu người ở Bắc Trung Bộ thấp hơn cả nước do sản xuất lương thực ở Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn:
+ Tự nhiên: Đồng bằng ven biển hẹp, đất chủ yếu là pha cát kém phì nhiêu. Vùng có nhiều thiên tai như: bão lụt, gió Tây khô và nóng (gió lào) , cát lấn đất, xâm nhập mặn 
+ Kinh tế xã hội: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp,
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
.Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docNHÓM 2.doc