SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC -------------- ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: Trong quang hợp ở thực vật C4: - Quá trình cacbôxi hóa xảy ra ở đâu? - Nguồn CO2 và các enzim cacbôxi hóa cho các qua trình cacbôxi hóa đó là gì? - Thực vật C4 thực hiện quá trình cacbôxi hóa trong điều kiện môi trường nào? Câu 2: a. Tại sao cá lên cạn sẽ chết? b. Đặc điểm về hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 3: Hãy giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hút nước và thoát nước ở cây xanh: a. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây bị héo? b. Tại sao khi tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt cây dễ bị héo? Câu 4: Trình bày vai trò của thận trong sự điều hoà nước và muối khoáng? Câu 5; Sau khi học quá trình hô hấp ở thực vật một bạn học sinh phát biểu: “Trong cơ thể sống chất hữu cơ được đốt cháy bằng H2O chứ không phải bằng O2 không khí như sự đốt cháy nó ở bên ngoài”. Em có nhận xét gì về lời phát biểu trên? Câu 6: a. Phân tích sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng về độ dày thành các ngăn tim: tâm thất trái, tâm thất phải và tâm nhĩ? b. Tại sao khi bị bệnh về gan lại ảnh hưởng tới quá trình đông máu? Câu 7: a. Ở một loài cây trong điều kiện chiếu sáng 10 giờ, thời gian trong tối 14 giờ. Dùng ánh sáng nhấp nháy tác động vào khoảng giữa thời gian tối thấy cây ra hoa, cho biết cây trên có thể ra hoa vào mùa nào trong năm? b. Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống thì động vật non, trẻ em chịu lạnh kém, chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Câu 8: Cho biết lợi ích của việc vi sinh vật sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật? Câu 9: Một chu kì tim của người gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha giãn chung. Thời gian trung bình của một chu kì tim của người bình thường là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là 84 nhịp /phút. Khối lượng máu trong tim của cô ta là 132,252ml vào cuối tâm trương và 77,433ml vào cuối tâm thu. a. Xác định thời gian mỗi pha của 1 chu lì tim của người phụ nữ đó? b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó? ------------------- Hết ---------------------- Họ và tên thí sinh:..SBD SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC -------------- ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh chuyên) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1 điểm) - Quá trình cacbôxi hóa xảy ra ở cả hai loại lục lạp: lục lạp của tế vào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch. - Quá trình cacbôxi hóa ở lục lạp tế bào mô giậu lấy CO2 từ không khí và enzim thực hiện là PEP – cacbôxilaza. - Quá trình cacbôxi hóa trong tế bào bao bó mạch lấy CO2 từ qua trình đêcacbôxi hóa axit malic và enzim thực hiện quá trình cacbôxi hóa là Ribulôzơđiphôtphatcacbôxilaza................................................................................. - Thực vật C4 thực hiện quá trình cacbôxi hóa trong điều kiện nhiệt đới có nguồn ánh sáng cao và nhiệt độ cao. 0.25 0.25 0.25 .25 2 (1 điểm) a Cá lên cạn sẽ chết vì: - Không có nước, xương nắp mang đóng lại thiếu O2 cung cấp cho mang hô hấp. Phiến mang, cung mang dính chặt với nhau => giảm diện tích trao đổi khí.................... - Mang cá bị khô => không trao đổi khí được ........................................................... 0.25 0.25 b Hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn - Hiệu quả trao đổi khí cao => cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động bay lượn....... - Chim có các túi khí thông với phổi: Ngoài chức năng thông khí phồi còn giúp giảm thể trọng của chim khi bay, giảm ma sát nội quan và điều hoà thân nhiệt............... 0.25 0.25 3 (1 điểm) a Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây, cây bị héo vì: - Khi phân đạm tan làm tăng áp suất thẩm thấu trong đất.... - Khi áp suất thẩm thấu trong đất lớn hơn áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút -> cây không hút được nước -> cây bị héo. ... 0.25 0.25 b Tưới nước vào buổi trưa nắng gắt cây dễ bị héo vì: - Lúc nắng gắt, sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, kết quả là tế bào lỗ khí mất nước -> lỗ khí đóng (hạn chế sự mất nước của cây)... - Tưới nước sẽ làm tăng lượng nước cây hấp thụ và vận chuyển lên lá -> làm tế bào lỗ khí trương nước -> lỗ khí mở -> sự thoát hơi nước tăng nhanh trong khi đó lượng nước cây hấp thụ được không bổ sung kịp thời, đầy đủ -> tế bào thiếu nước -> cây bị héo...... 0.25 0.25 4 (1 điểm) - Trong điều hoà lượng nước: + Khi lượng nước trong cơ thể giảm => P thẩm thấu tăng, huyết áp giảm => kích thích trung khu điều hoà trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi gây cảm giác khát, từ đó kích thích thuỳ sau tuyến yên tăng tiết hoocmôn ADH => cần cung cấp nước cho cơ thể................................................................................................................. + Khi lượng nước trong cơ thể tăng => một cơ chế ngược lại làm tăng bài tiết nước tiểu giúp cơ thể cân bằng nước....................................................................................... - Trong điều hoà muối khoáng: + Na+ là thành phần quan trọng tạo áp suất thẩm thấu => khi hàm lượng Na+ giảm, hoocmôn anđostêron được tiết ra có tác dụng tăng tái hấp thụ Na+ của các ống thận.... + Ngược lại khi lượng Na+ dư thừa làm tăng áp suất thẩm thấu => gây cảm giác khát => uống nhiều nước => lượng nước và muối dư thừa sẽ được thải lọc qua nước tiểu để cân bằng nội môi............................................................................................... 0.25 0.25 0.25 0.25 5 (1.5 điểm) Nhận xét: - Phát biểu trên là đúng... - Quá trình hô hấp gồm 2 pha: + Pha yếm khí: Con đường đường phân: Không có O2 không khí tham gia... + Pha hiếu khí: Chu trình Crep: Có O2 không khí tham gia.... - Tuy nhiên, O2 không khí sau khi hoạt hóa bởi enzim ôxidaza chỉ đóng vai trò chất nhận H+ và e- cuối cùng để sinh ra H2O.... - H2O là nguyên liệu hô hấp đã cung cấp H+ và e- cùng với H+ và e- của axit piruvic khi qua chuỗi truyền e thì năng lượng e- được dùng để tổng hợp ATP... - H2O còn cung cấp O2 để ôxi hóa cacbon của nguyên liệu hô hấp dưới tác dụng của enzim cacboxidaza chứ không phải nhờ O2 không khí như sự đốt cháy thông thường. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 6 (1.25 điểm) a Độ dày các ngăn tim phù hợp với chức năng của nó: - Tâm thất trái tống máu đi khắp cơ thể -> Công sản ra để máu đến các cơ quan trong cơ thể phải lớn => Thành tâm thất trái rất dày....................................................... - Tâm thất phải chỉ chuyển máu đến phổi ->công để máu từ tim sang phổi không lớn -> Thành tâm thất phải mỏng hơn thành tâm thất trái.............................................. - Tâm nhĩ chỉ cần co đẩy máu xuống tâm thất => Thành tâm nhĩ càng mỏng hơn.................................................................................................................................... 0.25 0.25 0.25 b Khi bị bệnh gan sẽ ảnh hưởng tới quá trình đông máu vì: - Quá trình đông máu nhờ sự xúc tác của enzim thrombin một loại prôtêin huyết tương và phibrinôgen được biến thành phibrin không tan -> hình thành cục máu đông................................................................................................................................. - Enzim thrombin được sản xuất ở gan , khi gan bị bệnh hoạt động sản xuất thrombin bị ảnh hưởng -> ảnh hưởng tới quá trình đông máu......................................... 0.25 0.25 7 (1.25 điểm) a Loại cây: - Nếu là cây trung tính có thể ra hoa vào cả mùa đông và mùa hè ........................... - Nếu là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè................................................................... 0.25 0.25 b - Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôzin, thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôzin.............................................................................................................................. - Thiếu tirôzin làm giảm quá trình chuyển hoá và sinh nhiệt ở tế bào động vật và người => chịu lạnh kém................................................................................................... - Thiếu tirôzim làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào => động vật non, trẻ em chậm hoặc ngừng lớn , não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.......................... 0.25 0.25 0.25 8 (1 điểm) Lợi ích của vi sinh vật sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật: - Là mối quan hệ cộng sinh giúp 2 bên cùng có lợi.................................................... - Vi sinh vật lợi dụng môi trường thuận lợi trong dạ cỏ hoặc manh tràng để sinh sống và sinh sản............................................................................................................... - Động vật có xương sống không tự sản xuất ra enzim xenlulaza nhưng vi sinh vật sản xuất ra được cùng với các enzim khác giúp phân hủy xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật thành các chất đơn giản cho bản thân chúng................... - Vi sinh vật đi cùng thức ăn đến phần sau của ống tiêu hóa trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật ăn thực vật. ............................................................ 0.25 0.25 0.25 0.25 9 (1 điểm) a Ở người bình thường, thời gian của mỗi pha là Pha nhĩ co: 0,1s; Pha thất co: 0,3s; Pha giãn chung: 0,4s = 1: 3: 4 Người phụ nữ X có thời gian của 1 chu kì tim là: 60 : 84 = 0,7143 (s).. Vậy, thời gian cho mỗi pha ở người này là: Pha nhĩ co: (0,7143 : 8) x 1 = 0,0893s Pha thất co: (0,7143 : 8) x 3 = 0,2679s Pha giãn chung: (0,7143 : 8) x 4 = 0,3572s 0.25 0.25 b Lượng máu bơm trong một chu kì tim của người này là: 132,252 – 77,433 = 54,819 ml. Lượng máu bơm/phút của người này là: 54,819 x 84 = 4604,796 ml 0.25 0.25 ----------Hết----------
Tài liệu đính kèm: