SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ----------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------- Câu 1 (1,0 điểm) Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống Ấn Độ. Câu 2 (1,5 điểm) Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam? Câu 3 (2,5 điểm) Những sự kiện lịch sử nào trong thời kỳ phong kiến Tây Âu là những cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống phong kiến? Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện trên. Câu 4 (2,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV? Giải thích vì sao Lê Lợi - Nguyễn Trãi tổ chức hội thề Đông Quan. Câu 5 (2,5 điểm) Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1288) của quân dân nhà Trần. Làm rõ những công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. -----------------Hết---------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh.Số báo danh SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———— ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: LỊCH SỬ Dành cho học sinh trường Chuyên (Đáp án- Thang điểm có 03 trang) ------------------------------------- Câu Nội dung Điểm 1 Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị của văn hóa truyền thống Ấn Độ. 1,0 - Cùng với quá trình tồn tại và phát triển, cư dân Cam-pu-chia và Lào đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp thu những giá trị của văn hoá truyền thống Ấn Độ. 0,25 - Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ người Khơ-me có hệ thống chữ viết riêng. Người Lào có hệ thống chữ viết riêng, được xây dựng sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma. 0,25 - Tôn giáo: Đạo Phật Đại thừa ảnh hưởng đến Cam-pu-chia, đạo Phật Tiểu thừa truyền bá vào Lào. 0,25 - Kiến trúc, điêu khắc: ở Cam-pu-chia và Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu như quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom, Thạt Luổng... 0,25 2 Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam? 1.5 1. Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến - Trung Quốc. + Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. 0,25 + Thời Tây Hán, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo được tryền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiền được xây dựng. Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo thịnh hànhThời kỳ nhà Tống, cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lý luận. 0,25 - Ấn Độ. + Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ và được truyền bá rộng khắp dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới triều Gúp-ta, Hậu Gúp-ta, Hác-sa. Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Xã hội Ấn Độ tôn thờ rất nhiều thần thánh, mà chủ yếu 4 thần... 0,25 + Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ ở thế kỉ XIII và từ đó văn hóa Hồi giáo được phát triển, tạo nên một Ấn Độ với nền văn hoá phong phú và đa dạng. 0,25 2. Ảnh hưởng đến Việt Nam. - Đạo Phật của người Ấn Độ sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, thời kỳ nhà Lý, nhà Trần Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các triều đại phong kiến đã tiếp thu có chọn lọc phù hợp với văn hoá người Việt: Chùa chiền xây dựng nhiều nơi: Diên Hựu, Tháp Báo Thiên... 0,25 - Nho giáo của Trung Quốc sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt thời kỳ nhà Lê, Nho giáo giữ vị trí độc tôn 0,25 3 Những sự kiện lịch sử nào trong thời kỳ phong kiến Tây Âu là những cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống phong kiến? Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện trên. 2,5 - Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo là những cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống phong kiến 0,25 1. Văn hóa Phục hưng. - Nguyên nhân: + Bước vào thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế của các nước Tây Âu có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành từ trong lòng chế độ phong kiến. Khoa học- kỹ thuật có những tiến bộ giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới. 0,25 + Giai cấp tư sản ra đời song những thành tựu về văn hóa từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII không đáp ứng được nhu cầu của họ. Ngược lại, họ còn chịu sự ràng buộc bởi hệ tư tưởng khắt khe của giáo hội Thiên Chúa. Do vậy, giai cấp tư sản cần phải có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình, để đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội. 0,25 + Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra mạnh mẽ, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi trở thành hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ. 0,25 + Giai cấp tư sản nhìn thấy trong tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp, Rôma có những điều phù hợp với mình, nên đã phục hồi tinh hoa văn hóa cổ đại, đấu tranh để xây dựng một xã hội dựa trên nhân bản và tự do, một nền văn hóa mới. Bắt đầu từ Italia, phong trào Văn hóa Phục hưng nhanh chóng lan rộng khắp các nước Tây Âu và trở thành trào lưu rộng lớn. 0,25 - Ý nghĩa: + Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến suy tàn. 0,25 + Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đánh bại tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội; đề cao những giá trị tốt đẹp của con người; cổ vũ và mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa của loài người. 0,25 2. Cải cách tôn giáo - Nguyên nhân: + Thời trung đại, Kitô giáo là chỗ dựa vững chắc nhất và là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Khi giai cấp tư sản ra đời, Giáo hội có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai cấp tư sản đang lên 0,25 + Trong xã hội Tây Âu xuất hiện những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa nhân văn: như Luthơ, Can vanh...khởi xướng các phong trào Cải cách tôn giáo. 0,25 - Ý nghĩa: Tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và vào chế độ phong kiến, châm ngòi làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của quần chúng vốn đang bất mãn với chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc chiến tranh nông dân, mở đường cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ. 0,25 4 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV? Giải thích vì sao Lê Lợi, Nguyễn Trãi tổ chức hội thề Đông Quan. 2.5 1. Nguyên nhân thắng lợi - Với tinh thần “Quyết không đợi trời chung cùng quân giặc” nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh gian khổ để vượt qua khó khăn, lật đổ nền thống trị của nhà Minh. 0,5 - Nghệ thuật quân sự độc đáo của cuộc khởi nghĩa: Với tư tưởng “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo”, nghệ thuật đánh lâu dài..., trận quyết chiến chiến lược...., kết thúc chiến tranh. 0,5 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có một bộ chỉ huy nghĩa quân vừa kiên định vừa tài giỏi đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. 0,5 2. Hội thề Đông Quan thể hiện nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Nghĩa quân Lam Sơn đã giành thắng lợi quân sự quyết định chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang, tiêu diệt đạo quân tiếp viện của nhà Minh, quân Minh mất hết ý chí chiến đấu... 0,5 - Với thiện chí nhân nghĩa của dân tộc, đỡ nhọc tướng tá, bớt hao tổn xương máu, mở đường hiếu sinh hai dân tộc, giữ nền hòa bình muôn thuở, ngăn chặn âm mưu của một cuộc chiến tranh mới...,năm 1428 Lê Lợi, Nguyễn Trãi tổ chức hội thề Đông Quan... Vương Thông đồng ý rút quân về nước, cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. 0,5 5 Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1288) của quân dân nhà Trần. Làm rõ những công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. 2,5 1.Cuộc kháng chiến lần thứ 3 - Tháng 12-1287, sau thất bại hai lần xâm lược Đại Việt, vua Nguyên huy động hàng chục vạn quân do Thoát Hoan, Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường bộ và đường thủy tiến đánh Đại Việt. 0,5 - Tháng 1-1288 quân Nguyên vào Thăng Long, Nhà Trần thực hiện rút lui khỏi kinh thành để bảo toàn lực lượng, quân địch bị nhân dân chống trả quyết liệt ở nhiều nơi lâm vào tình thế khó khăn phải rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng. 0,25 - Trần Hưng Đạo tổ chức trận địa cọc ngầm sông Bạch Đằng...Tháng 4-1288, toàn bộ đạo quân Ô Mã Nhi bị tiêu diệt. Đạo quân Thoát Hoan rút chạy theo hướng Lạng Sơn bị ta phục kích đánh tan...ngày 18-4-1288, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 kết thúc thắng lợi....bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.... 0,5 2. Công lao của Trần Hưng Đạo - Là người anh hùng dân tộc kiết xuất, một thiên tài quân sự của nước Đại Việt, danh tướng thế giới.... 0,25 - Lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước... 0,5 - Trần Hưng Đạo là nhà lý luận quân sự thiên tài với Binh thư yếu lược, Hịch tướng sỹ...để lại những tư tưởng quân sự có giá trị cho cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc: kế sách giữ nước, nghệ thuật huy động sức mạnh toàn dân, rút lui chiến lược, trận quyết chiến chiến lược bằng thủy chiến... 0,5 (Lu ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a) ---------Hết----------
Tài liệu đính kèm: