UBND TỈNH KONTUM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Ngày thi: 16/3/2013 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 01 trang, gồm 3 câu ) ĐỀ: Câu 1. (4,0 điểm) Trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao xây dựng thành công chi tiết về cái chết của lão Hạc. Hãy lí giải ngắn gọn nguyên nhân cái chết và phát biểu ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết truyện đó. Câu 2. (6,0 điểm) Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm (Nguyễn Thiếp). Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ), thể hiện suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên. Câu 3. (10,0 điểm) Phân tích hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí- Chính Hữu) Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) ..HẾT.. UBND TỈNH KONTUM HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH LỚP 9- NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: Ngữ văn ( Bản Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung: - Đề gồm có 03 câu, khi chấm cần theo yêu cầu kĩ năng và nội dung cần đạt của từng câu; tránh đếm ý cho điểm; - Những câu, bài đạt điểm tối đa, ngoài việc đảm bảo kĩ năng và nội dung, phải thể hiện được tính sáng tạo; - Điểm bài thi là điểm tổng các câu trên bài làm của thí sinh và không làm tròn số. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM 1(4,0điểm) a. Kĩ năng: - Học sinh tỏ ra nắm được tinh thần văn bản; - Lí giải ngắn gọn chi tiết truyện và phát biểu rõ ràng ý nghĩa nghệ thuật; - Lời văn diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường. b. Nội dung: - Nguyên nhân cái chết: 2,0 + Chết vì ăn bả chó 0,5 + Hoàn cảnh túng bấn thúc ép 0,5 + Vì muốn giữ mảnh vườn cho con 0,5 + Vì lòng tự trọng của một con người vốn hiền lành, trung hậu 0,5 - Ý nghĩa nghệ thuật: 2,0 + Thể hiện tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1,0 + Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn yêu thương, trân trọng con người 1,0 2(6,0điểm) a. Kĩ năng: - Bài làm của học sinh phải tỏ ra hiểu đề; thể hiện được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội; - Bài viết đảm bảo bố cục; lập luận chặt chẽ; lời văn diễn đạt rõ ràng, trong sáng; hạn chế được những lỗi thông thường. b. Nội dung: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,5 - Giải thích: 2,0 + Học là hoạt động tiếp nhận kiến thức của con người ( cả kiến thức tự nhiện lẫn xã hội) 0,5 + Học rộng là học nhiều, đọc nhiều, tiếp thu nhiều, trải nghiệm nhiều 0,5 + Tóm lược cho gọn là phải biết củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản, then chốt đã được học, được đọccho thật tinh, thật gọn 0,5 + Theo điều học mà làm tức là từ kiến thức đã học biết áp dụng vào thực tế cuộc sống để làm, tức là học phải đi đôi với hành. 0,5 - Bàn luận: 2,5 + Học là quá trình tiếp thu tri thức và kĩ năng một cách chủ động sáng tạo của con người 0,5 + Học góp phần làm cho trí tuệ mở mang, giàu có, tâm hồn thêm trong sáng, cao đẹp 0,5 + Học không chỉ chú ý đến chiều rộng của kiến thức mà quan trọng hơn là phải đi vào chiều sâu, nắm được tinh hoa, cốt lõi của tri thức, để từ đó hiểu thấu, vỡ ra nhiều vấn đề từ sách vở cũng như cuộc sống 0,5 + Học nên gắn với thực tế, biết đem sở học mà làm cho cuộc sống xã hội trở nên tốt đẹp hơn 0,5 + Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh chưa chủ động trong học tập 0,5 - Đánh giá, rút ra bài học nhận thức: 1,0 + Câu nói thể hiện quan điểm tiến bộ trong hoạt động học tập: học không chỉ để hiểu biết mà còn để làm, học tập phải có phương pháp mới giỏi, mới trở thành người có ích 0,75 + Tư tưởng tiến bộ đó cần phát huy 0,25 3(10,0điểm) a. Kĩ năng: - Bài làm tỏ ra hiểu đề; nắm được phương pháp phân tích thơ; biết chọn và phân tích dẫn chứng hợp lí; - Bài làm đảm bảo bố cục; lập luận chặt chẽ; lời văn diễn đạt rõ ràng, trong sáng; không mắc các lỗi thông thường. b. Nội dung: Học sinh có nhiều cách làm bài khác nhau, tuy nhiên cần thể hiện được các ý sau: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: hình ảnh người lính trong văn học cách mạng. 1,0 - Phân tích: 7,0 * Người lính trong đoạn trích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: 3,5 + Người lính xuất hiện trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, mang vẻ đẹp bình dị, chất phác, từ những miền quê nghèo ra đi, vì quê hương mà chiến đấu 0,25 + Trong điều kiện vật chất thiếu thốn, cực khổ, hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nhưng họ vẫn bên nhau, nặng tình đồng đội, vượt lên tất cả, sẵn sàng trong tư thế chiến đấu (dẫn chứng và phân tích) 1,0 + Giữa không gian của chiến trường, người lính bắt gặp hình ảnh ánh trăng đẹp, người chiến sĩ trở thành thi sĩ (dẫn chứng và phân tích) 0,75 + Đoạn thơ là sự kết hợp của ba hình ảnh: chiến sĩ- cây súng- ánh trăng, tạo nên hình ảnh thơ vừa thực, vừa ảo; từ đó khắc họa nên chân dung người lính cách mạng độc đáo 1,0 + Ngôn ngữ thơ vừa cụ thể, vừa giàu hình ảnh biểu tượng, nhịp thơ chậm rãi, có độ vang ngân; cảm hứng thơ là sự kết hợp hài hòa giữ chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn 0,5 * Người lính trong đoạn thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: 3,5 + Người lính là những chiến sĩ lái xe trẻ trung, tinh nghịch hiện lên giữa núi rừng Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt với khí thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời, hết lòng vì miền Nam ruột thịt 0,25 + Phương tiện chiến đấu của họ bị bom đạn của kẻ thù làm cho biến dạng đến trần trụi, tềnh toàng “ không kính, không đèn, không mui, có xước” (dẫn chứng và phân tích) 1,0 + Thế nhưng tinh thần chiến đấu của người lính hiện lên vẫn trong tư thế hiên ngang, bất khuất, niềm tin sáng ngời vì miền Nam độc lập thống nhất (dẫn chứng và phân tích) 1,0 + Đoạn thơ không chỉ thể hiện được hiện thực khốc liệt, dữ dội của cuộc chiến tranh mà còn khắc họa đậm nét chân dung người lính trẻ có lí tưởng sống cao đẹp 0,5 + Lời thơ giản dị như lời nói; giọng thơ trẻ trung, sôi nổi; hình ảnh thơ rất lạ, đầy sáng tạo 0,75 - Đánh giá: 2,0 + Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là hai nhà thơ và cũng là hai chiến sĩ trực tiếp tham gia trên chiến trường nên có tình cảm và hiểu biết sâu sắc về người lính 0,5 + Hai đoạn thơ (bài thơ) viết ở hai thời điểm khác nhau nhưng cùng có nét chung là đều phản ánh hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, qua đó làm nổi bật nét đẹp tâm hồn người lính 1,0 + Hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ là sự vận động phát triển kế thừa của hình ảnh người lính trong thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975. 0,5
Tài liệu đính kèm: