Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 - Bài 26: Con gà

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 - Bài 26: Con gà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 - Bài 26: Con gà
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: Tự nhiên và xã hội
Bài 26: Con gà
I . MỤC TIÊU:
 - Nêu được ích lợi của con gà.
 - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
 - Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Các tranh ảnh, mô hình về con gà.
	Phương tiện hỗ trợ: Máy vi tính, đèn chiếu.
 - HS: Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định tổ chức:
 - Giới thiệu người dự.
B. Kiểm tra bài cũ:
 - Tiết trước cô dạy các em bài gì?
 - Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con cá?
 - Cá thở bằng gì?
 - Ăn cá có ích lợi gì?
 GV nhận xét, đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
C. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Cho cả lớp hát bài: “ Đàn gà con”
 - Bài hát đàn gà con đã cho chúng ta thấy những chú gà thật đáng yêu. Vậy các chú gà còn có những đặc điểm gì và ích lợi của chúng như thế nào, chúng ta cùng học bài hôm nay để hiểu rõ điều này nhé.
 - GV giới thiệu bài : Con gà và cho HS nhắc lại tựa bài.
 2. Các hoạt động chủ yếu
* Hoạt động 1: Nêu tên được các bộ phận bên ngoài của con gà
 * Mục tiêu: 
Giúp HS biết: 
 - Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. Chỉ và nêu được các bộ phận bên ngoài của con gà.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: 
-Yêu cầu HS quan sát con gà.
- Cho HS mở SGK trang 54 và thảo luận theo cặp, một em hỏi và một em trả lời về các bộ phận của con gà ( thời gian thảo luận 2 phút).
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ HS.
Bước 2: Trình bày nội dung thảo luận
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trên mô hình con gà..
 - GV kết luận: “ Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có : Đầu, cổ, mình, hai cánh và 2 chân”.
 - Chỉ đầu con gà và hỏi: 
 + Đầu gà to hay nhỏ? Trên đầu gà gồm có những gì?
 ( Đầu gà nhỏ. Trên đầu gà có mào, mắt, mỏ, mũi, tai gà có một lớp lông che phủ )
+ Em thấy mỏ gà thế nào? 
( Mỏ gà nhọn và cứng )
 + Gà dùng mỏ để làm gì?
( Gà dùng mỏ để mổ thức ăn )
 - GV: Cổ gà luôn cử động giúp đầu gà linh hoạt tìm kiếm thức ăn trên mặt đất.
 - Quan sát mình gà ta thấy toàn thân gà có gì che phủ?
 ( Toàn thân gà có lông che phủ )
 - Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
 ( Gà di chuyển bằng 2 chân, gà bay thấp )
 - Mỗi chân gà có mấy ngón? Các ngón chân của gà có gì?
( Mỗi chân gà có 4 ngón. Các ngón chân có móng )
 - Gà dùng móng chân để làm gì?
( Gà dùng móng chân để bới đất tìm thức ăn )
* GV chỉ trên hình và nói: Con gà nào cũng có : Đầu, cổ, mình, hai chân và cánh, toàn thân gà có lông che phủ, phần lông dài cong ra phía sau là lông đuôi, đầu gà nhỏ có mào, mỏ gà nhọn, ngắn và cứng, chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để bới tìm thức ăn.
Hoạt động 2: Phân biệt gà trống, gà mái và gà con.
 * Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
 - Phân biệt được đâu là gà trống, gà mái và gà con.
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
 - GV cho HS tiếp tục quan sát tiếp hình con gà trống, gà mái trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm đôi: một em hỏi và một em trả lời đâu là gà trống, gà mái. Vì sao em biết?
 - Thời gian thảo luận 1 phút.
 - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2:
 - GV cho HS quan sát ảnh chụp gà trống và gà mái 
 - Gọi HS chỉ gà trống, gà mái.Vì sao em biết ?
 - Gà trống, gà mái có những điểm nào giống nhau?
( Giống nhau : Đều có đầu, cổ, mình, hai cánh và hai chân )
 - Gà trống, gà mái có bộ lông khác nhau như thế nào?
 ( Lông gà trống dài, mượt, màu sắc sặc sỡ, lông đuôi dài, cong. Lông gà mái ngắn hơn, không sặc sỡ như lông gà trống )
* Ta thấy lông gà trống dài, mượt có nhiều màu sắc sặc sỡ, đuôi dài và cong.Lông gà mái ngắn hơn không mượt và sặc sỡ như lông gà trống. Trên thực tế gà trống, gà mái có nhiều màu lông khác nhau.
 - Tiếng kêu của gà trống và gà mái khác nhau như thế nào?
( Gà trống gáy òóo, gà mái kêu cục ta cục tác )
 * Gà trống trước khi gáy thì vỗ hai cánh và vươn cổ lên. Gà trống thường gáy vào buổi sáng sớm.Gà mái thường kêu cục ta cục tác sau khi đẻ trứng.
 - GV cho HS quan sát ảnh chụp gà con.
 + Kích thước của gà con so với gà trống, gà mái thì như thế nào?
( Gà con bé hơn so với gà trống và gà mái )
 + Lông gà con có màu gì?
( Lông gà con thường có màu vàng )
 + Tiếng kêu của gà con như thế nào?
( Gà con kêu chíp chíp )
 * So với gà trống, gà mái thì gà con bé xíu. Lông gà con có màu vàng và mịn như tơ. Gà con lớn lên phát triển thành gà trống, gà mái.
 + Gà trống, gà mái, gà con giống và khác nhau ở những điểm nào? 
 ( Giống nhau: Đều có đầu, cổ, mình, 2 cánh và 2 chân. Khác nhau về kích thước, màu lông, tiếng kêu )
* Vậy gà trống, gà mái, gà con giống nhau là đều có đầu, cổ, mình, 2 cánh và 2 chân; chúng khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu.
 *Trò chơi:Bắt chước tiếng kêu của gà.
 - GV: Các em đã phân biệt được tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con. Lớp chúng ta có thích chơi trò chơi không?
 - Nêu yêu cầu của trò chơi : Bắt chước tiếng kêu của gà.
 - Hướng dẫn trò chơi: Chia lớp thành 4 đội, một đội làm trọng tài. Chọn 3 HS đại diện của 3 đội còn lại tham gia chơi, mỗi em chọn một ô có đánh số ẩn chứa hình một con gà, khi hình gà hiện lên HS phải chỉ ra đó là con gà gì, chọn chiếc mão đội lên đầu có hình con gà đó và làm động tác thể hiện tiếng kêu của nó. 
 - Cho HS lần lượt chơi trò chơi.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 3: Ích lợi của việc nuôi gà.
 Mục tiêu :
 Giúp HS biết :
 - Thịt gà, trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
 - Có ý thức chăm sóc gà ( Nếu có nuôi gà).
 - Biết giữ vệ sinh.
* Cách tiến hành:
 - GV cho HS quan sát ảnh chụp một người đang lấy trứng gà và hỏi:
 + Quan sát ảnh em thấy ảnh chụp cảnh gì?
( Một người đang lấy trứng gà )
 - GV : Đây là một trại chăn nuôi gà công nghiệp. Cô công nhân đang lấy trứng gà.
 - GV cho HS quan sát ảnh chụp bạn nhỏ đang cho gà ăn và hỏi: 
 + Bạn nhỏ trong ảnh đang làm gì?
( Bạn nhỏ đang cho gà ăn )
 * GV: Gà này là giống gà ta, được nuôi thả lang.
* Qua 2 hình ảnh các em thấy có 2 hình thức nuôi gà. Nuôi gà công nghiệp là gà được nuôi theo phương pháp công nghiệp và nuôi với số lượng lớn, có thức ăn riêng, trứng được ấp trong lò điện.Còn giống gà được nuôi thả lang thường thì gà mái tự ấp trứng và nở ra gà con.
 - Giới thiệu hình ảnh một số giống gà khác.
 + Nhà em nào có nuôi gà hoặc nhìn thấy nhà ai nuôi gà ?
 + Em cho gà ăn bằng gì?( nếu nhà HS có nuôi gà).
 - GV: Nếu nhà em nào có nuôi gà thì sau khi cho gà ăn các em hãy rửa tay sạch bằng xà phòng.
 + Như vậy, người ta nuôi gà để làm gì?
( Người ta nuôi gà để ăn thịt, lấy trứng và lấy lông )
 - GV: Lông gà được dùng để làm chổi. Nuôi gà còn giúp tăng thêm thu nhập.
 - GV cho HS quan sát hình 2 bạn đang ăn thịt gà và hỏi: 
 + Hình vẽ hai bạn đang làm gì?
( Hai bạn đang ăn cơm với thịt gà và trứng gà )
 + Lớp mình có em nào thích ăn thịt gà, trứng gà?
 - Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì cho sức khỏe?
( Ăn thịt gà, trứng gà rất tốt cho sức khỏe )
* Thịt gà, trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và một số chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe. Khi ăn thịt gà, chúng ta cần chú ý không để hóc xương.
 - GV: Em hãy kể một số món ăn làm từ gà?
 - GV giới thiệu tranh một số món ăn làm từ gà.
3. Củng cố:
 - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
 - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em.
 - Hướng dẫn cách chơi: Cho sẵn hình một con gà và các bộ phận bên ngoài của con gà, các thành viên trong đội lần lượt lên nối ô chữ với từng bộ phận của con gà sao cho phù hợp.Đội nào nối nhanh hơn và đúng hơn là đội đó thắng.Thời gian chơi là 2 phút.
 - Cho HS chơi trò chơi.
 - Nhận xét trò chơi, khen ngợi.
 * Các em đã được nghe và nhìn thấy trên ti vi, báo đài về dịch cúm gà từ mấy năm nay đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tất cả mọi người. Hiện nay dịch cúm đã tạm lắng nhưng vẫn còn có những diễn biến phức tạp. Vì vậy khi ăn thịt và trứng gà phải được qua kiểm dịch và áp dụng tốt các biện pháp phòng tránh để phòng ngừa dịch bệnh cúm gà.
4. Dặn dò- Nhận xét :
 - HS về xem lại bài.
 - Xem trước bài: Con mèo.
 - Nhận xét tiết học. 
 - HS trả lời.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát .
- HS thảo luận ( 1 em hỏi và 1 em trả lời)
- Đại diện 2 nhóm chỉ các bộ phận bên ngoài của gà trên mô hình.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS theo dõi
- HS quan sát hình con gà trong SGK.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS quan sát.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hiện trò chơi.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS kể.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- Hai đội tham gia chơi, các bạn còn lại cố vũ.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
KÝ DUYỆT CỦA BAN LÃNH ĐẠO 	GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docCON_GA.doc