Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí Ngữ văn lớp 9

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 612Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí Ngữ văn lớp 9
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
1. Thế nào là bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí?
	Nghị luận về một vấn để tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,... của con người.
	Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
	Yêu cầu về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
2. Cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề (về tác giả, xuất xứ, vấn đề nghị luận...).
- Nêu vấn đề (Trích dẫn vấn đề nghị luận: câu nói, hiện tượng...).
- Chuyển ý.	
b. Thân bài (Giải thích vấn đề, bàn bạc mở rộng)
- Giải thích vấn đề.
- Chứng minh sự đúng đắn hoặc sai trái của vấn đề.
- Nhận định, đánh giá vấn đề (Biểu dương thái độ đúng hoặc lên án phến phán thái độ sai trái).
c. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận (đúng hay sai, tốt hay xấu).
- Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
3. Các bài văn tham khảo
Đề 1: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của em về câu nói trên?
Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời. Chúng ta hiểu câu nói trên như thế nào?
Kỳ quan có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Trái tim người mẹ - trái tim tràn đầy ấm áp, là nơi để ta trở về sau mỗi chuyến đi xa mệt mỏi, là nơi nâng đỡ ta sau mỗi bước đường vấp ngã.
Quả thật như vậy, câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm nuôi con khôn lớn, gần gũi chia sẻ những buồn vui với con, lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời. Mẹ sẵn sàng hy sinh cho con tất  cả mà không hề tính toán:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn thương con".
Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ. Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình. Đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán, lên án. Bên cạnh đó cũng thức tỉnh, nhắc nhở nhẹ nhàng những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình  
Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩavề đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình. Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con. Mẹ chính là quê hương, là xứ sở, là bến lành để ta trở về sau những ngày tháng đau buồn. Tình yêu của mẹ nâng đỡ ta, chở che cho ta, là bước tựa vững chắc để ta vươn tới với cuộc đời. Trái tim mẹ luôn bao dung, thứ tha cho ta mọi lỗi lầm. Với mẹ, ta luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được yêu thương.
=================
Đề 2: M. Farađây có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Hãy viết một bài văn ngắn  trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Trong sâu thẳm mỗi con người sẵn chứa một tình yêu mãnh liệt. Nó là sức mạnh để cánh chim yêu thương bay cao, bay xa đến muôn phương trời không mệt mỏi, là dòng sông, con suối cuộn chảy về phía đại dương không bao giờ cạn. Tình yêu mang yêu thương, hạnh phúc đến cho mọi người, là thứ cùng với thời gian sẽ không bao giờ biến mất. Nói về vấn đề này, Faraday - nhà hóa học và vật lý học người Anh, đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học cho rằng: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Chúng ta hiểu câu nói ấy như thế nào?
Tình người là những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn, và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng.
Quả thật như vậy, câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn. Nó có tác dụng như một sự nhắc nhở rằng mọi thứ đều có không gian, thời gian nhất định của nó, một quy luật cơ bản là không có điều gì tồn tại mãi mãi.  Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình người. Nuôi dưỡng lòng yêu thương là một công việc hết sức thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết. Cuộc sống đầy dẫy những nghịch cảnh khó khăn, những trở lực nặng nề... Những điều ấy có thể tạo ra tâm trạng bi quan hay bực dọc trong lòng mọi người, làm ngăn trở sự phát triển của lòng thương yêu. Vì thế, chúng ta phải biết cách che chắn, bảo vệ, không để cho những tâm trạng tiêu cực ấy phát triển. Nếu chúng ta biết chăm sóc và nuôi dưỡng, lòng thương yêu sẽ phát triển tốt và ngày càng trở nên vững chãi hơn, mạnh mẽ hơn. Chính lòng thương yêu đối với những người thân quanh ta sẽ là chất liệu để nuôi dưỡng chồi non thương yêu. Khi những tình yêu ấy phát triển đủ lớn mạnh, chúng ta sẽ tự tin nhiều hơn trong cuộc sống, sẽ có thể mở lòng yêu thương những người khác một cách dễ dàng hơn và sẵn lòng tha thứ hơn đối với những sự lỗi lầm hay xúc phạm.
Tuy nhiên thực tế, có những con người chạy theo quyền chức, danh lợi... sống thiếu chân thành, đề cao cái tôi cá nhân,  lợi dụng hoặc xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, đánh mất tình người... Đó là một lối sống ti tiện và thiếu tình người, đáng bị lên án phê phán.
Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tình yêu thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người. Yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng ta. Không một ai có thể sống trên đời mà thiếu tình yêu thương. Cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành tình yêu thương để làm cho cuộc sống của những người xung quanh và của mình ấm áp, hạnh phúc hơn. Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm thật chân thành thì bạn cũng sẽ nhận lại được chính tình yêu thương đó.
=================
Đề 3: Nghị luận về câu nói: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".
Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đấy là bạn ta. Vào một giây phút nào đó trong cuộc sống, ta tìm được một người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ một phần nhỏ. Đó là một người không chỉ đến bên ta khi vui, khi thành công mà còn là người không rời bỏ ta khi buồn, lúc lâm nguy hay khi thất bại, khi những người xung quanh đã rời bỏ ta mà đi. Và ta gọi đó là một người bạn - một người bạn thân, một người bạn thật sự. Vì thế có ý kiến cho rằng: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Vậy ta hiểu câu nói trên như thế nào?
Bạn là người mà ta quen biết. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người ấy với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó, là người biết đồng cảm và chia sẻ với ta. Bạn là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là người khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ ta biết chắc họ quan tâm đến ta, luôn ở bên ta những khi ta gặp khó khăn buồn phiền. Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta. Họ nắm lấy tay ta để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Họ dõi theo từng bước của ta trên đường đời, ngược lại, ta cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người "đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.
Quả thật như vậy, tình bạn có thể giúp ta vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Nếu cuộc đời khắc nghiệt khiến ước mơ, niềm tin của ta trong vùng giông bão thì bờ vai của một người bạn luôn là chỗ dựa an toàn cho ta. Có những người bạn đã đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người đã quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta. Ai cũng mong mình có được một người bạn tốt trong đời. Vậy ta phải làm gì để có một người bạn như thế? Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành". Tố Hữu viết rằng:
"Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình".
Ta hãy đối xử với bạn bè, yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình. Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công. Hãy san sẻ mà không toan tính, cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi. Tình bạn đôi khi là những điều giản đơn mà đôi khi cuộc sống bộn bề làm ta quên đi mất. Đôi khi đó chỉ là ánh nhìn động viên, một cái siết tay lúc mềm yếu, hay một bờ vai, một sự yên lặng để lắng nghe tất cả nỗi lòng của bạn bè. 
Tuy nhiên, thực tế cuộc sống quanh ta đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp có nhiều người đến với ta nhưng đó chưa hẳn là bạn ta. Chẳng hạn như khi ta là một người giàu có, thành đạt, tương lai rộng mở, quanh ta có nhiều người tìm đến nhưng có phải tất cả những người trong số họ đều là bạn của ta? Họ còn đến vì những mục đích gì? Cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng và biết đâu đấy, một ngày khi ta sa cơ họ lại chẳng lạnh lùng bỏ đi, không chút bận tâm. Và thực tế cũng chỉ ra rằng có trường hợp mọi người quanh bạn bỏ đi và có người tìm đến với bạn nhưng không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ mà là vì một sự vụ lợi nào đó. Đấy chính là những lối sống đáng bị lên án, chê trách.
Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều điều dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, dễ tan vỡ như lâu đài cát trước những cơn sóng gào. Chỉ có tình cảm là điều duy nhất có thể vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Và không có gì tuyệt vời hơn được trao gửi tình cảm của mình cho một người khác, và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là bạn.
===============
Đề 4: Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm. (C. Bôvi). Ý kiến của anh – chị ? 
  	Bàn về thái độ và cách ứng xử trong tình bạn...C.Bovi có câu : Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm. Câu nói của Bovi phải chăng đã phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, thiếu nhân cách trong tình bạn của một số người đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.
Giả dối là không chân thực, nhằm mục đích đánh lừa. “Những người bạn giả dối” là những người sống với bạn không thật lòng, chỉ dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng bạn nhằm thực hiện những mưu đồ lợi ích riêng tư cho chính bản thân.
Quả thật như vậy, câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn. Những người bạn giả đối giống như những chiếc bóng khi chúng ta lúc nắng ấm chúng sẽ theo gót ta ra ngoài, nhưng khi bóng râm chúng lại sẵn sàng rời bỏ ta. Hay nói cách khác khi ta có cuộc sống thành đạt, khá giả, sung túc, vinh quang thì lúc ấy “những người bạn giả dối” bám theo ta để nương tựa, nhờ đỡ, lợi dụng ta vì lợi ích nào đó cho chính bản thân. Ngược lại lúc ta rơi vào cảnh thất cơ, lỡ vận, khó khăn, hoạn nạn, thì sự giả dối ấy của họ tất yếu hiện hình, lộ rõ, rời bỏ ta vì biết rằng bám theo ta cũng không có thêm được lợi ích gì. Tình bạn hiểu đúng nghĩa là người quen biết, có quan hệ gần gũi, do hợp tình, hợp ý, cùng chí hướng  là sự kết nối tình cảm thiêng liêng, tạo nên sự gắn bó mật thiết, để nương tựa giúp đỡ cho nhau cùng tiến bộ, cùng nhau tâm tình chia sẻ những nỗi niềm khi vui cũng như khi buồn, giúp nhau để vượt qua những lúc hiểm nghèo, khó khăn, hoạn nạn 
 Câu nói của Bô-vi là nhằm lên án, phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, đó không phải là tình bạn chân chính, mà là những con người dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng cho cá nhân một cách thấp hèn, ích kỉ, không có nhân cách. Qua đó vừa cảnh báo về cách chọn bạn để sống, vừa nhắn nhủ với người đời hiểu đúng về tình bạn và sống với bạn cho ra nhân cách con người.
	Câu nói của Bô-vi chứa đựng ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong cuộc sống. Nó là bài học ý nghĩa về cách ứng xử trong tình bạn và nhẹ nhàng chê trách, phê phán những kẻ cơ hội, thiếu nhân cách trong tình bạn. Câu nói ấy giúp ta nhìn nhận, hiểu đúng về tình bạn chân thật – đó là sự kết nối tình cảm thiêng liêng.
===============
Đề 5: Nghị luận về câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Trong cuộc đời thăng trầm, mỗi người cần phải tự trang bị cho mình những kĩ năng sống nhất định. Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng được hạnh phúc, sẽ có những lúc ta cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Nhưng ta cũng cần phải hiểu rằng những khó khăn thử thách đó chúng ta vẫn có thể vượt qua được nều chúng ta cố gắng và có đủ nghị lực để vượt qua. Giống như câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thánh công. Cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắc làm nên”.
Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. 
Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mọi người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó là chông gai, khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với nhựng ai muốn đi đến được thành công.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực đề vượt qua thử thách. Khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một số người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đó là những con người đáng chê trách. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được. Chúng ta cứ thử một lần bước qua những thủ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả.
Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lức sống để vượt qua tất cả, nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.
=================
Đề 6: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Vậy chúng ta cần hiểu vấn đề trên như thế nào?
.
 "Học để biết" là qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra. "Học" thôi chưa đủ mà còn phải "hành". "Học để làm" là biết điều hòa kết hợp giữa hai yếu tố học và hành. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. "Học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình.
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra là hoàn toàn đúng đắn và rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Không những thế, tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học. Đó là thái độ đáng bị lên án phê phán. Thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!
=================
Đề 7: Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han tơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày những suy nghĩ của mình về câu nói trên.
Người ta thường nói: "Không thầy đố mày làm nên" để nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của người thầy. Điều đó là rất đúng. Tuy nhiên khi giác ngộ về vai trò chủ thể của con người trong mọi hoạt động thì tự học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Câu nói của Đac-uyn sau đây rất có ý nghĩa: "Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học". Vậy chúng ta hiểu câu nói trên như thế nào?
Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình 

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC_BAI_VAN_NGHI_LUAN_XA_HOI_DAO_LY.doc