Hướng dẫn học tập chương 1: Sự điện li Hoá học 11

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1420Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học tập chương 1: Sự điện li Hoá học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn học tập chương 1: Sự điện li Hoá học 11
TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
TỔ HOÁ HỌC
CHƯƠNG 1 : SỰ ĐIỆN LI
HOÁ HỌC 11
1. KIẾN THỨC : Biết được những dung dịch nào là dung dịch điện li, các khái niệm sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh , yếu . Định nghĩa a xit, ba zơ , muối theo thuyết điện li Ả-re-ni-ut , khái niệm hiđro xit lưỡng tính, muối trung hòa, muối a xit, khái niệm pH . Nắm định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch điện li.
2. KỸ NĂNG : Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình điện li, tính nồng độ ion trong dung dịch điện li, kĩ năng vận dụng tích số ion của nước để tính nồng độ H+, OH-, tính pH của dung dịch , đánh giá môi trường của dung dịch điện li.
Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình phản ứng trao đổi ion , giải các bài toán vận dụng phương trình ion rút gọn, vận dụng định luật bảo toàn điện tích. 
3. THÁI ĐỘ : Vượt khó , tính kiên trì, nhẫn nại ,vv...
4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC : Năng lực tư duy hoá học , năng lực thực hành ,năng lực vận dụng vào thực tiễn . năng lực hợp tác , năng lực làm việc nhóm ,vv...
BÀI TẬP TỰ LUYỆN :
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN 	
Câu 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng sau (nếu xảy ra):
a) KCl + Al2(SO4)3→	b) Pb(NO3)2+ Na2S →
Câu 2: Viết ptpư dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng theo sơ đồ sau:
a) Fe2(SO4)3+ ? → K2SO4+ ? 	b) CaCl2+ ?	→CaCO3+ ?	
Câu 3:Trong dung dịch sau, có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không ? Tại sao ? 
a) Cu2+ , SO42-, Ba2+, Cl- 	b) H+, Na+, Cl-, OH-
c) K+, Fe3+, Cl-, NO3- 	d) Al3+, K+, OH-, NO3- 
Câu 4:	
a) Tính pH của dung dịch H2SO4 10-4 M
b) Một mẫu nước cam tại siêu thị có pH = 2,6. Tính nồng độ mol ion OH- có trong nước cam 	
c) Trộn 200 ml dung dịch H2SO40,05 M với 300 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịchY.
d) Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. Tính pH của dung dịch tạo thành
Câu 5:Hoà tan hoàn toàn 100ml dung dịch FeCl3 0,2M vào 100 ml dung dịch NaOH 0,3 M thu được mgam kết tủa. Tính m?
Câu 6: 
a) Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M với 100 ml dung dịch KOH 0,5 M được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch A.
b) Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được dung dịch B ? Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch B.
Câu 7:
a) Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, NO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
b) Dung dịch X chứa a mol Mg2+, b mol Al3+, 0,1 mol SO42-, 0,6 mol NO3-. Cô cạn X thì thu được 54,6gam chất rắn khan. Tính giá trị a, b.
Câu 8:
a) Tính thể tích dung dịch HCl 0,3 M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M.
b) Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0,1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được dung dịch A. Thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần dùng để trung hoà dung dịch A là ?
Câu9:Viết phương trình điện li trong dung dịch của các chất sau: H2SO3; Pb(OH)2; Cu(NO3)2.
Câu10:Viết phương trình phân tử và ion thu gọn (nếu có) khi trộn lẫn dung dịch các cặp chất sau 
K2SO3 và HCl	c) AlCl3 và AgNO3
Zn(OH)2 + NaOH	d) NaHSO3 + NaOH
Câu11:Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn sau:
a) HS-+ OH-→S2- + H2O	b) Cu2++ 2OH-→Cu(OH)2
c) S2-+ H+→H2S	d) Zn(OH)2+ 2OH-→ZnO22-+ 2H2O
Câu12:Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau:
a) FeCl2 + ? → Fe(OH)2 + ? 
b) HCl + ? → ? + SO2 + H2O
c) Ba(NO3)2+ ? → ? + NaNO3
d) Al(OH)3 + ? →KAlO2+ ? 
Câu13:Dung dịch A chứa các ion: 0,1 mol Fe2+; 0,2 mol SO42-; 0,1 mol Cl- và x mol Zn2+. Cô cạn A thu được m gam muối khan.Tính x và m.
Câu 14:Trộn 100 ml dung dịch MgSO4 0,1M với 300 ml dung dịch KOH 0,1 M thu được dung dịch D và m gam kết tủa. 
a) Tính m.
b)Tính nồng độ các ion trong D. 
Câu15:
a) Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0,2M với 200 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
b) Trộn 100 ml dung dịch X gồm: HCl 0,1M và H2SO4 0,1M với 100ml dung dịch KOH 0,1M thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
Câu 16: Cho 3,9 gam Zn vào 500 ml dung dịch HCl có pH = 1. Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc.
Câu17: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau : 
a) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3
b) Cho Na2CO3 vào dung dịch CaCl2
c) Cho Na dư vào dung dịch CuSO4
Câu 18:Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
a) ,; ; . b) ; ; ; .
c) ; ; ;.d) ;; ; .
Câu 19: Có 4 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Các loại ion trong 4 dung dịch gồm: Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42–, Cl–, CO32–, NO3–. Đó là 4 dung dịch gì?
Câu20 : Chia 19,8 gam Zn(OH)2 làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào 150 ml dung dịch H2SO4 1M.
Phần 2: Cho vào 150 ml dung dịch NaOH 1M.
Tính khối lượng muối tạo thành trong mỗi phần. Cho Zn=65; S=32; O=16; Na=23.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
 Câu 1:
 Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dd có chứa:
 A. Các electron chuyển động tự do.
B. Các cation và anion chuyển động tự do.
 C. Các ion H+ và OH- chuyển động tự.
D. Các ion được gắn cố định tại các nút mạng.
Câu 2:
 Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A.
 Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
B.
 Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C.
 Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D.
 Sự điện li là quá trình oxi hoá - khử.
 Câu3: Chodãycácchất:KAl(SO4)2.12H2O,C2H5OH,C12H22O11(saccarozơ), SO2,CH3COOH, N2O5, CuO, Ca(OH)2,CH3COONH4.Sốchấtđiệnlilà
 A. 3.
B. 4.
 C. 5.
D.2.
Câu4:Cho các mệnh đề sau: 
1, Chất điện li mạnh có độ điện li > 1. 2, Chất điện li mạnh có độ điện li = 1. 
3, Chất không điện li có độ điện li = 0. 4, Chất điện li yếu có độ điện li = 1. 
5, Chất điện li yếu có độ điện li 0<<1. 
Chọn đáp án đúng 
A.
(1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C.
(1), (2), (4).
D. (2), (4), (5).
Câu5:
 Chọn câu đúng:
A.
 Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
B.
 Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
C.
 Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
D.
 Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
Câu6: Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+
Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd HCl vào dd CH3COOH.
A.
tăng.
B.
giảm.
C. không thay đổi.
D. không xác định được
Câu7:Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+
Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd CH3COOH.
A.
tăng.
B.
giảm.
C. không thay đổi.
D. không xác định được
Câu8:
Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào sau đây:
A.
 H+, CH3COO- .
B.
 CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
C.
 H+, CH3COO-, H2O.
D.
 CH3COOH, CH3COO-, H+. 
Câu9: Chọn dãy các chất điện ly mạnh trong số các chất sau : a. NaCl.	 b.Ba(OH)2.c. HNO3. d. HgCl2.	e. Cu(OH)2.	f. MgSO4.
A. a, b, c, f.
B. a, d, e, f.
C. b, c, d, e.
D. a, b, c, e.
Câu 10:
Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dd A chứa số mol ion SO42- là:
A.
0,1 mol.
B.
0,2 mol.
C.
0,3 mol.
D.
0,05 mol.
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+. m là
A.
102,6 gam.
B.
68,4 gam.
C.
34,2 gam.
D.
51,3 gam.
Câu 12: Cho 2 dung dịch axit là HNO3 và HClO có cùng nồng độ. Vậy sự so sánh nào sau đây là đúng?
A.
>.
B.
>.
C.
<.
D.
= .
Câu 13:
Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh?
A.
NaCl,CuSO4,Fe(OH)3,HBr .
B.
KNO3,H2SO4,CH3COOH,NaOH. 
C.
CuSO4,HNO3,NaOH,MgCl2
D.
KNO3,NaOH,C2H5OH,HCl.
Câu 14: Một dung dịch có chứa các ion với nồng độ tương ứng như sau: Na+ 0,1M ; Cu2+ 0,2M ; SO42-0,1M ; xM. Giá trị của x là:
A.
0,1M.
B.
0,2M.
C.
0,3M.
D.
0,4M.
HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG_DAN_HOC_CHUONG_I_SU_DIEN_LI_HOA112062017.doc