Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10

docx 36 trang Người đăng dothuong Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ (Bài 2 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG ĐẢN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 9 SGK địa lý 10: Các đổi tượng địa lí trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí? Trả lời - Các nhà máy điện và các trạm điện được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu. - Phương pháp này thể hiện được vị trí và tên đối tượng, qui mô và chất lượng đổi tượng: + Thể hiện vị trí và tên các nhà máy diện, vị trí các trạm điện. + Thể hiện qui mô: các ngôi sao có kích thước khác nhau thể hiện công suất khác nhau của các nhà máy điện. Vòng tròn có kích thước khác nhau thể hiện hiệu điện thế khác nhau của các trạm điện. + Thể hiện chất lượng đối tượng: Ngôi sao có màu sắc khác nhau thể hiện các nhà máy điện khác nhau, đã hoạt động hoặc đang xây dựng...  Giải bài tập 2 trang 9 SGK địa lý 10: Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp đường chuyển động? Trả lời - Trên hình 2.3 phương pháp đường chuyển động thể hiện: + Gió: hướng gió và tính chất gió. + Bão: hướng di chuyển cùa bão và tần suất bão đổ bộ vào các vùng nước ta trong năm. 
BÀI 3: GIẢI BÀI TẬP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG (Bài 3 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 16 SGK địa lý 10: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa. Trả lời - Trong học tập, bản đồ là phương tiện để học sinh họ.c tập và rèn luyện kĩ năng địa lí và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí. Ví dụ: + Qua bàn đồ xác định được vị trí cùa một điểm, thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển ra sao... + Nhận biết được hình dạng và qui mô các châu lục, đo đạc chiều dài sông, biết được sự phân bố các dãy núi và độ cao cùa chúng, thấy được sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp... Giải bài tập 2 trang 16 SGK địa lý 10: Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rài trong đòi sống hằng ngày. Trả lời Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày: - Trong dự báo thời tiết: xác định vị trí và hướng di chuyển của một cơn bão... cần tới bản đồ. - Trong hành trình: Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, xác định phương hướng... - Ngành sản xuất nào cũng cần tới bản đồ: việc làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông, qui hoạch các tuyến điểm du lịch... đều cần tới bàn đồ. - Trong quân sự lại càng cần tới bản đồ để xây dựng phương án tác chiến, lợi dụng địa hình địa vật trong phòng thủ và tấn công... Giải bài tập 3 trang 16 SGK địa lý 10: Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào? Trả lời Các đổi tượng địa lí có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ, vỉ vậy để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông ngoài bản đô thủy văn còn cần các loại bản đồ như: khí hậu, địa hình, sinh vật - thổ nhưỡng.
Bài 5: GIẢI BÀI TẬP VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYẾN ĐỘNG TỤ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Giải bài tập 1 trang 21 SGK địa lý 10: Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong hệ Mặt Trời? Trả lời - Vù Trụ là khoảng không gian vô tận chửa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. - Hệ Mặt Trời (HMT) là một tập hợp cá thiên thể nằm trong Dài Ngân Hà, gồm có: Mặt Trời ở trung tâm, các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vưong tinh, Hải Vương tinh. - Hiểu biết về Trái Đất trong HMT: + Trái Đất là một trong tám hành tinh trong HMT và là hành tinh thử ba tính từ Mặt Trời trở ra. + Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km, khoảng cách đó cùng với Sự tự quay quanh trục giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự phát sinh và phát triển của sự sổng, trở thành hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT. + Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với chu kì khoảng 24 giờ. Trái Đất chuyên động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỳ đạo hình elip, theo hướng từ tây sang đông với chu kì khoảng 365 ngày. Giải bài tập 2 trang 21 SGK địa lý 10: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trả lời Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (TĐ) sinh ra các hệ quả như: - Sự luân phiên ngày đêm: + Do TĐ hình cầu nên một nửa luôn được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày và một nửa không được chiểu sáng gọi là ban đêm. + Do TĐ tự quay nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm. - Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế: + TĐ có hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên cùng một thời điểm,-độ cao Mặt Trời ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ khác nhau. Đó là giờ địa phương. + Để thuận tiện trong đời sống, người ta chia bề mặt TĐ ra làm 24 múi giờ, mồi múi rộng 15° kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi sẽ có chung một giờ gọi là giờ múi. Qui định giờ ở múi số 0 (chứa kinh tuyến gốc) làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Đánh sổ thử tự múi theo hướng tây sang đông, các múi giờ ở phía đông kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180° có giờ sớm hơn giờ GMT, còn các múi giờ phía tây kinh tuvến gốc đến kinh tuyến 180° có giờ muộn hơn giờ GMT. + Để phân định hai ngày khác nhau trên lịch (do cách chia múi giờ tạo nên) người ta chọn kinh tuyến 180° chạy qua giữa múi 12 làm đường chuyển ngày quốc tế: nếu đi từ tây sang đông qua 180° thì lùi lại một ngày trên lịch, còn đi ngược lại thì tăng thêm một ngày trên lịch. - Sự lệch hướng chuyển động cùa các vật thể: + Sự tự quay của TĐ làm cho các vật thể chuyển động trên bề mặt (các khối khí, dòng biển, dòng sông, đạn bay...) đều bị lệch hướng so với ban đầu, lực làm lệch hướng chuyển động gọi là lực Côriêlit. + Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, còn ở bán cầu Nam thì bị lệch về bên trái. Giải bài tập 3 trang 21 SGK địa lý 10: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24h ngày 31 - 12. Trả lời Ta có công thức: Tm = To + m Trong đó: Tm : giờ cùa múi m To: giờ GMT m: số thứ tự múi - Giờ GMT đang là 24h ngày 31-12 cùng là 0h ngày 1 — 1. Việt Nam ở múi giờ số 7, giờ đến sớm hơn giờ GMT 7h, nên ta có: T7 = 0 + 7 = 7h. - Vậy ở Việt Nam lúc đó là 7h ngày 1 - 1
BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT (Bài 6 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 24 SGK địa lý 10: Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam: “Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”. Trả lời - Ý nghĩa của câu ca dao: khoảng thời gian trong ca dao nước ta thường tính theo âm lịch, theo câu ca dao này thì vào khoảng tháng 5 âm lịch (tức khoảng tháng 6-7 dương lịch) có đêm ngắn và ngày dài. Còn vào khoảng tháng 10 âm lịch (tức khoảng tháng 11-12 dương lịch) có đêm dài và ngày ngắn hơn. Đây chính là hiện tượng ngày - đêm dài ngắn khác nhau do sự chuyển động quanh Mặt Trời cùa Trái Đất gây ra. - Câu ca dao này đúng trong trường hợp ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam thì ngược lại, ở Việt Nam thể hiện rõ hơn ở miền Bắc do cỏ vĩ độ cao hơn. - Giải thích: Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trong quá trinh chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng 66°33 với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương nên: + Vào khoảng tháng 6-7, trục Trái Đất hướng đầu bắc về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng - tối đi qua trước cực Bắc và sau cực Nam nên ở bán cầu Bắc phần được chiểu sáng nhiều hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày dài hơn và đêm ngắn đi. + Vào khoảng tháng 11-12, trục Trái Đất hướng đầu bắc ra xa Mặt Trời, đường phân chia sáng - tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam nên ờ bán cầu Bắc phần được chiếu sáng ít hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày ngắn hơn và đêm dài ra. Giải bài tập 2 trang 24 SGK địa lý 10: Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người? Trả lời - Sự thay đổi các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùạ xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...). - Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cùng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, đông xuân, hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cà phê, cây ăn quả...). Ngoài ra, trong công nghiệp khai thác và hoạt động du lịch cũng có tính mùa. - Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở... để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa. Giải bài tập 3 trang 24 SGK địa lý 10: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao? Trả lời - Do Trái Đất hình cầu nên nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn cỏ ngày và đêm. Nhưng độ dài không phải là một ngày đêm mà độ dài ngày đêm là một năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm). - Vói thời gian kéo dài như vậy, phần ban ngày sẽ rất nóng vì bị Mặt Trời đôt nóng liên tục trong nửa năm, phân ban đêm sẽ rât lạnh vì trong nửa năm không dược Mặt Trời chiếu đến nên mất nhiệt lớn. Như vậy, nó tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, trong điều kiện đó sự sống cùng không thể hình thành và phát triển được.
BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG (Bài 8 và 9 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 28 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm). Trả lời Vị trí Độ dày Đặc điểm Lớp vỏ Trái Đất Nằm ngoài cùng cùa Trái Đất Đến 5km (ở đại dương) và 70km (ở lục địa). - Được cấu tạo bời các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit, badan. - Gồm hai lớp: + vỏ đại dương: mỏng và không có tầng granit. + Vỏ lục địa: dày và có dù cà ba tầng đá. Lớp Manti Năm giữa lớp vỏ Trái Đất và lớp Nhân. Dày khoảng 2.885km (từ 15- 2.900km) - Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng cùa Trái Đất. - Gồm hai tầng: + Manti trên: dày từ 15-700km, vật chất ở dạng dèo quánh. + Manti dưới: dày từ 700-2.900km, vật chất ở dạng rắn. Lớp Nhân Trái Đất Là lớp trong cùng cùa Trái Đất. Dày khoảng 3.470km (từ 2 900 - 6.370km) - Thành phần vật chất chù yếu là kim loại nặng: Ni, Fe..: - Gồm hai tầng: + Nhân ngoài: dày từ 2.900- 5.1 OOkm, nhiệt độ tới 5.000"c, áp suất từ 1,3 - 3,1 triệu atm, vật chất ở dạng lỏng. + Nhân trong: dày từ 5.100 - 6.370km, áp suất 3 - 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn. Giải bài tập 2 trang 28 SGK địa lý 10: Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng. Trả lời - Theo thuyết Kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các màng kiến tạo bao gồm cả bộ phận lục địa và đáy đại dương. Các mảng này nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh của Manti trên, chúng không đứng yên mà thường xuyên dịch chuyển nhờ hoạt động cùa các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và có nhiệt độ cao cùa tầng Manti trên. - Trong khi dịch chuyển các mảng cỏ thể tách rời nhau hình thành nên sống núi ngầm đại dương; có thể xô vào nhau hoặc chờm lên nhau hình thành nên các vực sâu, đảo núi lửa, các núi cao trên lục địa. - Nơi các màng tiếp xúc có hoạt động kiến tạo xảy ra và đồng thời đó cũng là vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa...
BÀI 8: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 10 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Trả lời - Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. - Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch cùa các dòng vật chất theo qui luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học... Giải bài tập 2 trang 31 SGK địa lý 10: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất. Trả lời Có hai vận động kiến tạo: - Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống): Vận động này xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn. Nó làm cho bộ phận này cùa lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biến tiến, biền thoái. - Vận động theo phương nằm ngang: Vận động này làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp hình thành các miên núi uốn nếp và hiện tượng đứt gãy hình thành hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...
BÀI 9: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 11 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CẦU HỎI Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời? Trả lời - Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất mà chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng bức xạ Mặt Trời. - Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng nhiệt cùa Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và nguồn năng lượng cùa các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết...) đều có nguồn gốc từ bức xạ Mặt Trời. Giải bài tập 2 trang 31 SGK địa lý 10: Sự khác nhau giữa phong hỏa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học? Trả lời . Tác động Tác nhân Phong hóa lí học - Phá hùy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần và tính chất hóa học cùa đá, khoáng vật. - Chù yểu diễn ra do sự thay dổi nhiệt dộ, đóng băng, kết tinh... Phong hóa hóa học - Phá hủy dá kèm theo sự biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá, khoáng vật. - Nước, các hợp chất hòa tan trong nước, chất khí... Phong hóa sinh học - Phá hủy đá cả về mặt cơ giới và hóa học. - Các loại sinh vật: vi khuẩn, nấm, rẽ cây... Giải bài tập 3 trang 31 SGK địa lý 10: Hãy nêu một vài hoạt động kinh tế của con ngưòi có tác động phá hủy đá. Trả lời Một số hoạt dộng kinh tế cùa con người làm phá hủy đá: + Khai thác khoáng sản, khai thác đá làm nguyên liệu sản xúất và vật liệu xây dựng. + Chặt phá rừng, khí thải từ các nhà máy công nghiệp...
Bài 10: THỰC HÀNH NHẬN XÉT SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ (Bài 12 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Xác định trên hình 10 và bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa, bản đồ Tự nhiên Thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. Trả lời - Các vành đai động đất: vành đai động đất lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á, Nhật Bàn, khu vực Bẳc Thái Bình Dương, rồi sang phía tây châu Mĩ; vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương... - Vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái Bình Dương; Địa Trung Hài... - Vùng núi trẻ: Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đét... Câu 2: Nhận xét sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ. Trả lời - So sánh hình 10 với hình 7.3 (Các mảng kiến tạo lớn cùa thạch quyển) ta thấy các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố ở nơi tiếp xúc cùa các màng kiên tạo, ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a nẳm ở nơi tiếp xúc giữa mảng Ân Độ - Ox-trây-lia với.mảng Á- Âu; vùng núi trẻ Cooc-đi-e nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mảng Bắc Mĩ; vành đai lửa ở phía tây Thái Bình Dương năm ở nơi tiếp xúc cùa mảng Thái Bình Dương với mảng Á- Âu...
BÀI 11. GIẢI BÀI TẬP KHÍ QUYỂN SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT (Bài 13 và 14 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 43 SGK địa lý 10: Nói rõ vai trò của khí quyển đối vói đời sống trên Trái Đất. Trả lời Khí quyển có vai trò quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất: - Khí quyển cần cho sự hô hấp của con người và sinh vật, cần cho sự quang hợp của cây xanh. - Khí quyển với lớp ôdôn trở thành lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím nguy hại cho sự sống cùa con người và sinh vật. - Khí quyển hấp thụ nhiệt từ bề mặt đất tỏa ra giúp giữ ấm cho Trái Đất về ban đêm... Tóm lại, không có khí quyển thì sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Giải bài tập 2 trang 43 SGK địa lý 10: Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất. Trả lời - Từ cực Bắc tới cực Nam có 7 khối khí là: khối khí Bắc cực, ôn đới bán cầu Bắc, chí tuyến bán cầu Bắc, Xích đạo, chí tuyến bán cầu Nam, ôn đới bán cầu Nam và khối khí Nam cực. - Từ cực Bắc tới cực Nam có 4 frông là: frông địa cực Bắc, frông ôn đới bán cầu Bắc, dải hội tụ nhiệt đới (frông không điển hình) frông bán cầu Nam, frông địa cực Nam. Giải bài tập 3 trang 43 SGK địa lý 10: Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương. - Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời càng nhỏ (riêng ở vĩ độ 20° nhiệt độ trung bình cao hơn ở Xích đạo do ở Xích đạo có diện tích đại dương và rừng lớn nên bức xạ Mặt Trời suy giảm nhiều vì trong không khí nhiều hơi nước, mây...). - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc nhập xạ lớn hơn nhiều so với mùa đông và thời gian chiếu sáng dài (dài tới 6 tháng ở cực), trong khi mùa đông góc nhập xạ nhỏ dần tới 0° và thời gian chiếu sáng ít (ít dần tới 6 tháng đêm ở cực). - Càng xa đại dương (vào sâu trong lục địa) biên độ nhiệt năm càng tăng (biên độ nhiệt cùa Valenxia là 9°C, vào bên trong lục địa-đến Pôdơnan là 210C, Vácxava là 23°C và Cuốcxơ là 29°C), nguyên nhân là do tính chất lục địa tăng dần và ảnh hưởng của biển giảm dần khi vào sâu trong lục địa.
BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH (Bài 15 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Giải bài tập 1 trang 48 SGK địa lý 10: Em hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp. Trả lời Những nguyên nhân làm thay đổi khí áp: - Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao khí áp càng giảm. - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ tăng thì khí áp giảm và ngược lại. - Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí ẩm chứa nhiều hơi nước nhẹ hon không khí khô nên có khí áp thấp hơn không khí khô. Giải bài tập 2 trang 48 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 12.1, hãy trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch. Trả lời - Gió Tây ôn đới: Thổi từ áp cao chí tuyến (áp cao cận nhiệt) về áp thấp ôn đới. Gió này cỏ hướng tây nam ờ bán cầu Bẳc (do lực côriôlit làm lệch về bên phải) và hướng tây bắc ở bán cầu Nam (do lực côriôlit làm lệch về bên trái). - Gió Mậu dịch: Thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo. Do tác dộng cùa lực côriôlit, gió có hướng đôntĩ bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam. Giải bài tập 3 trang 48 SGK địa lý 10: Dựa vào các hình 12.2 và 12.3, hãy trình bày hoạt động cua gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Trả lời - Vào mùa hạ: Khu vực Nam Á và Đông Nam Á bị đốt nóng mạnh mẻ do đó hình thành nên một vùng áp thấp có trung tâm ở Nam Á. Gió Mậu dịch từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam vưọt Xích đạo và bị lệch hướng thành gió tây nam thổi vào Nam Á và Đông Nam Á. Đó là gió mùa mùa hạ. - Vào mùa đông: Khu vực Bắc Á bị hóa lạnh mạnh mẽ hình thành nên ở đây một áp cao. Gió sẽ thổi từ áp cao này qua Nam Á và Đông Nam Á xuống vùng áp thấp Xích đạo theo hướng bắc - nam nhưng bị lệch hướng thành gió đông bắc. Giải bài tập 4 trang 48 SGK địa lý 10: Dựa vào các hình 12.4, 12.5, hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió đất và gió fơn. Trả lời - Hoạt động của gió đất: tham khảo trả lời giữa bài - Hoạt động cùa gió fơn: Khi gió ẩm và mát thổi tới một dãy núi, gió bị chặn lại và bị đẩy lên cao, nhiệt độ không khí giảm theo tiêu chuân của khí ẩm, trung bình giảm 6°C/1000m. Vì nhiệt độ hạ nên hơi nước ngưng tụ thành mây và tạo mưa. Gió vượt sang sườn bên ki

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_sgk.docx