Hướng dẫn giải 16 bài tập Hóa 10

docx 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giải 16 bài tập Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn giải 16 bài tập Hóa 10
 Giải 16 bài tập HÓA 10 (SGK)
 Bài tập SGK Hóa 10 trang 51
Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 51)
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X thuộc nhóm VA.                     C. M thuộc nhóm IIB.
B. A, M thuộc nhóm IIA.                D. Q thuộc nhóm IA.
Giải bài 1: D đúng.
Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 51)
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.             C. A, M thuộc chu kì 3.
B. M, Q thuộc chu kì 4.                                  D. Q thuộc chu kì 3.
Giải bài 2: B đúng.
Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 51)
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IVA.                  C. chu kì 3, nhóm VIA.
B. chu kì 4, nhóm VIA.                  D. chu kì 4, nhóm IIIA.
Chọn đáp án đúng.
Giải bài 3:
C đúng.
Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 51)
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.
a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:
Tính kim loại hay tính phi kim.
Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.
Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
Giải bài 4:
a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.
Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.
b) Na:1s22s22p63s1.
Mg: 1s22s22p63s2
Al: 1s22s22p63s23p1
Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.
Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.
Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 51)
a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:
Tính kim loại hay tính phi kim.
Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.
Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.
b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).
Giải bài 5:
a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.
b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.
Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 51)
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Giải bài 6:
a) Fr là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
Bài 7. (SGK Hóa 10 trang 51)
Nguyên tố atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.
Giải bài 7:
Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.
 Bài tập SGK Hóa 10 trang 53, 54
Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 53)
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Giải bài 1:
a) Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành dãy các nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).
Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.
b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3
Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
Chu kì 2, 3 có 8 nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.
Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố.
Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 53)
Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.
D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
Giải bài 2:
Câu sai C
Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 54)
Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố giàm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?
Giải bài 3:
Trong một chu kì thì nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài cùng tăng dần nên tính phi kim tăng dần.
Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 54)
Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Giải bài 4:
Nhóm A:
Số thứ tự của nhóm trùng với số electron ở lớp ngoài cùng (cũng đồng thời là số electron hóa trị) của nguyên tử thuộc các nguyên tố trong nhóm.
Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA được gọi là nguyên tố s. Các nguyên tố ở nhóm IIA đến VIIIA được gọi là nguyên tố p. Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A trùng với số thứ tự của nhóm.
Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 54)
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Giải bài 5:
a) Tính nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có:
Z + N + E = 28.
Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28
Các nguyên tử có Z < 83 thì
1 ≤ N/Z ≤ 1,5 → Z ≤ N ≤ 1,5Z
2Z + Z < N + 28 – N < 1,5N + 2Z
3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.
Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9
A = Z + N
Z = 8 → N = 12
Z = 9 → N = 10
Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16)
Nếu Z = 9 → A = 19 (chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19
b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:
Cấu hình electron: 1s22s22p5.
Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 54)
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Lớp electron ngoài cùng là lớp electron thứ mấy?
c) Viết số electron ở từng lớp electron.
Giải bài 7:
a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.
b) Nguyên tố có 3 lớp electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.
c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.
Bài 7. (SGK Hóa 10 trang 54)
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Giải bài 7:
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khí với hiđro của nó là RH2, trong phân tử RH2, có 5,88% H về khối lượng nên R có 100 – 5,88 = 94,12% về khối lượng.
Trong phân tử RH2, có: 5,88% H là 2u
94,12% R là xu
Giải ra ta có x ≈ 32. Nguyên tử khối của R = 32. R là S. Công thức phân tử là SO3 và H2S.
Bài 8. (SGK Hóa 10 trang 54)
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, oxit cao nhất của nó chứa 53,3% H về khối lượng. Tìm nguyên tử khối nguyên tố đó.
Giải bài 8:
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức oxit cao nhất của R là RO2, trong phân tử RO2, có 53,3% oxi về khối lượng nên R có 100 – 53,3 = 46,7% về khối lượng.
Trong phân tử RO2 có: 53,33% O là 32u
46,7% R là yu
Giải ra ta được y ≈ 28. Nguyên tử khối là R = 28.
Vậy R là Si. Công thức phân tử là SiH4 và SiO2
Bài 9. (SGK Hóa 10 trang 54)
Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định kim loại đó.
Giải bài 9:
Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.
M + H2O → M(OH)2 + H2
M g                             22,4 lít
0,6 g                           0,336 lít
M x 0,336 = 0,6 x 22,4.
Giải ra ta có M = 40. Suy ra nguyên tử khối là 40u.
Vậy nguyên tố kim loại là Ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiải 16 bài tập HÓA 10.docx