SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: TIN HỌC Câu 1 (6 điểm): Input: Độ dài dáy lớn (a), đáy bé (b), chiều cao (h) của thửa ruộng. Output: Diện tích thửa ruộng hình thang với đáy lơn (a), đáy bé (b), chiều cao (h). Ý tưởng: Tính diện tích hình thang có thể sử dụng công thức S=(a+b)*h/2. Thuật toán (Liệt kê): B1: Nhập độ dài các cạnh a, b,c; B2: Tính S=(a+b)*h/2; B3: Thông báo diện tích thửa ruộng là S, kết thúc. Chú ý: Nêu được Input/OutPut 0.5 đ; Nêu được ý tưởng 0.5 điểm Câu 2 (6 điểm): Input: Các hệ số a, b của phương trình bậc nhất ax + b = 0; Output: Nghiệm của phương trình bậc nhất ax + b = 0 nếu có, hoặc thông báo vô nghiệm. Ý tưởng: - Nếu a # 0 thì nghiệm phương trình x = -b/a; - Nếu a = b = 0 thì Phương trình có vô số nghiệm - Nếu a = 0 và b # 0 Phương trình vô nghiệm. Thuật toán (Liệt kê): B1: Nhập các hệ số a, b, c; B2: Nếu a = b = 0 thì thông báo Phương trình có vô số nghiệm; B3: Nếu a = 0 và b # 0 thì thông báo Phương trình vô nghiệm; B4: Nếu a # 0 thì thông báo Phương trình có nghiệm x = -b/a; B5: Kết thúc. Bộ các test: Các bộ Test phải phủ được 3 trường hợp xẩy ra của Phương trình Test Hệ số/nghiệm 1 2 3 A 0 0 2 b 0 1 6 Nghiệm Vô số nghiệm Vô nghiệm -3 Chú ý: Nêu được Input/OutPut 0.5 đ; Nêu được ý tưởng 0.5 điểm Thuật toán 3 điểm; Đủ các test 3 điểm (Mỗi test đúng 1 điểm). Câu 3 (5 điểm): Input: Độ dài 3 cạnh của hình tam giác (a, b, c). Output: “Có” hoặc “Không” (Thông báo Có nếu là tam giác cân, thông báo Không nếu không phải là tam giác cân). Ý tưởng: Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau. Vì thế ta kiểm tra xem có cặp cạnh nào bằng nhau hay không? Nếu bằng nhau thì là tam giác cân, nếu không có cặp cạnh nào bằng nhau thì không phải tam giác cân. Thuật toán (Liệt kê): B1: Nhập độ dài 3 cạnh của hình tam giác là: a, b, c; B2: Nếu a = b hoặc a = c hoặc b = c thì thông báo là “Có” rồi kêt thúc; B3: Thông báo “Không” rồi kết thúc. Bộ các Test: Các test phải phủ được 3 trường hợp của tam giác. Test cạnh/Kết quả 1 2 3 4 a 3 3 4 3 b 3 4 3 4 c 4 3 3 5 Tam giác cân Có Có Có Không Chú ý: Nêu được Input/OutPut 0.5 đ; Nêu được ý tưởng 0.5 điểm Thuật toán 3 điểm; Đủ các test 2 điểm (Mỗi test đúng 0,5 điểm). Câu 4 (3 điểm): Input: Điểm số 3 vòng thi của các thí sinh Output: SBD của 3 bạn: Nhất, Nhì, Ba. Ý tưởng: * Dùng thêm một dãy số T1, T2, T42 để lưu Tổng điểm cho từng thí sinh; Ti = Ai + Bi + Ci (i từ 1 đến 42); * Tìm bạn đạt giải: - Cách 1: Sắp xếp không giảm các SBD (chỉ số) thành dãy không tang (Dùng thuật toán săp xếp bằng Tráo đổi/xủi bọt có chú ý trường hợp thí sinh có tổng điểm bằng nhau). Rồi lấy ra 3 bạn đầu tiên. - Cách 2: + Tìm bạn đạt điểm cao nhất cuối cùng để trao giải Nhất à Đưa điểm bạn đạt giải về 0; + Tương tự tiếp tục tìm bạn cuối cùng có điểm cao nhất để trao giải Nhì à Đưa điểm bạn đạt giải về 0; + Tương tự tiếp tục tìm bạn cuối cùng có điểm cao nhất để trao giải Ba à Kết thúc. Thuật toán (Liệt kê) B1: Nhập dãy A, dãy B, dãy C; B2: Tính tổng điểm của từng thí sinh: B2.1: i ß 0; B2.2: Nếu i = 42 Chuyển qua Bước 3; B2.3: i ß i + 1; B2.4: Ti = Ai + Bi + Ci; B2.5: Quay về Bước B2.2 B3: Tìm học sinh đạt giải Nhất: B3.1: SBD.Nhất ß1; i ß1; B3.2: Nếu i = 42 chuyển qua Bước 3.6; B3.3: i ß i + 1; B3.4: Nếu Ti >= TSBD.Nhất Thì SBD.Nhất ß i; B3.5: Quay lại Bước 3.2; B3.6: Thí sinh đạt giải Nhất có SBD là SBD.Nhất, TSBD.Nhất ß0; B4: Tìm học sinh đạt giải Nhì: B4.1: SBD.Nhì ß1; i ß1; B4.2: Nếu i = 42 chuyển qua Bước 4.6; B4.3: i ß i + 1; B4.4: Nếu Ti >= TSBD.Nhì Thì SBD.Nhì ß i; B4.5: Quay lại Bước 4.2; B4.6: Thí sinh đạt giải Nhì có SBD là SBD.Nhì, TSBD.Nhì ß0; B5: Tìm học sinh đạt giải Ba: B5.1: SBD.Ba ß1; i ß1; B5.2: Nếu i = 42 chuyển qua Bước 5.6; B5.3: i ß i + 1; B5.4: Nếu Ti >= TSBD.Ba Thì SBD.Ba ß i; B5.5: Quay lại Bước 5.2; B5.6: Thí sinh đạt giải Ba có SBD là SBD.Ba; B6: Kết thúc Chú ý: Nêu được Input/OutPut 0.5 đ; Nêu được ý tưởng 1 điểm Chú ý: Học sinh là theo cách khác nhưng đúng vẫn được điểm tối đa theo thang điểm.
Tài liệu đính kèm: