Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 - Năm học 2012-2013 môn: Địa Lí

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 - Năm học 2012-2013 môn: Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 - Năm học 2012-2013 môn: Địa Lí
UBND TỈNH KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH LỚP 9 - NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Địa lí
 (Bản Hướng dẫn này có 3 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
Thí sinh làm bài không theo dàn ý của đáp án nhưng đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa của câu.
Nếu thí sinh không làm bài đầy đủ các ý như đáp án nhưng có những ý trình bày hợp lý, phù hợp với bản chất câu hỏi thì cho điểm thưởng 0,25 điểm/ý nhưng không được vượt quá tổng điểm của câu.
Điểm toàn bài là tổng điểm của từng câu, không làm tròn điểm.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung
Điểm
1
Khí hậu của nước ta được đánh giá là một dạng tài nguyên vì:
- Khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao, với tổng nhiệt độ hoạt động lớn  là điều kiện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ liên tục, có thể sản xuất nhiều vụ trong năm.
- Khí hậu nhiệt đới nên có thể sản xuất được nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều... rất có giá trị xuất khẩu sang các nước ôn đới.
- Khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa, theo độ cao nên có điều kiện phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt ở miền Bắc vào mùa đông và ở vùng núi.
- Khí hậu nhiệt đới cho nên nước sông, biển không đóng băng cho phép ta phát triển giao thông thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản và du lịch biển quanh năm.
- Khí hậu phân hoá rất rõ theo chiều cao cho nên ở các vùng núi cao trên 1000m có kiểu khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, mát lạnh quanh năm, là những địa bàn rất tốt với phát triển du lịch, nghỉ mát, dưỡng bệnh. 
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a. Nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng vì: 
- Sự phân bố dân cư và nguồn lao động của nước ta diễn ra không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi (dẫn chứng) 
- Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng) 
- Sự phân bố dân cư không đều, đã dẫn đến nơi dư thừa lao động nơi thiếu lao động. 
- Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 
b. Các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay 
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng. 
-Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. 
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh tế ở nông thôn 
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị . 
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động . 
- Tăng cường mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động 
2.5
0.75 
0.75 
 0,5 
0,5 
2.0
0,25
0,25
0.5 
0,5
0,25 
0,25 
3
a.Thế mạnh về phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ:
-Vùng biển rộng, bờ biển dài, đồng thời lại là vùng biển nóng nên có trữ lượng hải sản lớn, có các ngư trường: Ninh Thuận- Bình Thuận, Hoàng Sa- Trường Sa, nên vùng này có nhiều thuận lợi phát triển đánh bắt hải sản.
-Bờ biển rất khúc khuỷu, tạo thành nhiều vũng vịnh kín gió cho phép xây dựng được nhiều cảng biển lớn, phát triển giao thông đường biển; đồng thời phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
- Có cảnh quan biển rất hấp dẫn (bờ biển dài, có nhiều núi ăn lan ra biển, đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa, không có mùa đông), có nhiều bãi tắm đẹp là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch biển.
- Ven biển có nhiều mỏ cát thủy tinh, ti-tan, các địa điểm thuận lợi cho nghề làm muối.
 b. Tình hình phát triển đối với các ngành kinh tế biển:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản : sản lượng khai thác thủy sản chiếm gần 30% của cả nước. Nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị cao như tôm hùm ở Khánh Hòa, Bình Định. Xuất khẩu với số lượng lớn sản phẩm mực, tôm, cá đông lạnh.
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển: cát thủy tinh (Khánh Hòa), titan (Bình Định). Phát triển nghề muối (Sa Huỳnh -Quảng Ngãi, Cà Ná- Ninh Thuận).
- Giao thông vận tải biển: trong vùng đã có các hải cảng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Dung Quất, Cam Ranh...đảm nhận được các tuyến vận tải trong nước, quốc tế.
- Du lịch biển - đảo: những điểm du lịch đang thu hút một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế, đó là:
 + các trung tâm du lịch ven biển: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang.
 + các bãi biển đẹp: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né...
 + các vịnh biển đẹp: Vân Phong, Cam Ranh...
2.0
0.5 
0,5
0,5 
0,5 
2.0
0.5 
0,5
0,5 
0,5 
4
a-Thuận lợi:
- Nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp rất phong phú.
- Lực lượng lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong chế biến. 
- Thị trường trong nước lớn: dân đông, nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành này tăng mạnh.
- Các sản phẩm công nghiệp chế biến đã được thị trường thế giới ưa chuộng.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của ngành đang từng bước hoàn thiện. 
- Nhà nước có chính sách quan tâm đến phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.
b- Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh, các hình thức sản xuất trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
3,0
0.5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
5
a. Vẽ biểu đồ: 
 - Xử lí bảng số liệu: Cơ cấu giá trị trồng trọt qua các năm: (%) 
Nhóm cây trồng
1990
1995
2005
2010
Cây lương thực 
67,1
63,6
59,2
55,7
Cây công nghiệp
13,5
18,4
23,7
26,0
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác
19,4
18,0
17,1
18,3
	(Nếu học sinh tính sai tỉ lệ thì tuỳ theo mức độ để cho điểm)
 - Vẽ biểu đồ : Yêu cầu:
+ Chia tỉ lệ, khoảng cách năm và vẽ chính xác; bảng chú thích, tên biểu đồ, số liệu đầy đủ.	
Chú ý:+ Vẽ thiếu chính xác trừ 0,5 điểm, thiếu tên biểu đồ hoặc chú thích trừ 0,25 điểm.
+ Trường hợp học sinh tính sai tỉ lệ trong phần xử lí bảng số liệu thì trừ 0,75 điểm trong phần vẽ biểu đồ. 
 b- Nhận xét và giải thích: 
 * Nhận xét: 
 - Tỉ trọng của các loại cây trồng có sự chênh lệch rất lớn: cây lương thực luôn chiếm cao nhất (dẫn chứng) 
 - Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu giá trị ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng: Tỉ trọng cây lương thực và tỉ trọng giá trị các cây khác giảm, tỷ trọng cây công nghiệp tăng nhanh. ( dẫn chứng). 
 * Giải thích: 
 + Do có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành trồng cây lương thực, nhu cầu lương thực cho con người và nguyên liệu cho các ngành chế biến trong và ngoài nước rất cao, là ngành truyền thống của nhân dân Việt Nam.... nên tỉ trọng cây lương thực chiếm khá cao. 
 + Ngành nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nhà nước đã đầu tư nhiều hơn vào ngành trồng cây công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến phục vụ trong nước, đặc biệt cho xuất khẩu. Do đó tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh. 
 + Nhóm cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu và các loại cây khác do có mức tăng trưởng chậm hơn mức tăng trưởng của cây công nghiệp nên có tỉ trọng giảm đi. 
 Nếu học sinh tính sai tỉ lệ trong phần xử lí bảng số liệu nhưng vẫn nhận xét, giải thích được những ý cơ bản thì phần nhận xét và giải thích chỉ đạt điểm tốt đa không quá 1,25điểm 
2,5
1,0
1,5
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
-----------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐáp án giỏi Địa 9- 2013.doc