Hướng dẫn biên soạn câu hỏi và bài tập gắn với thực tiễn môn Hóa học THCS

docx 21 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 848Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn biên soạn câu hỏi và bài tập gắn với thực tiễn môn Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn biên soạn câu hỏi và bài tập gắn với thực tiễn môn Hóa học THCS
. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi và bài tập gắn với thực tiễn
3.1. Cơ sở và nguyên tắc
3.1.1. Cơ sở
- Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội... liên quan đến kiến thức hóa học THCS. 
- Một số năng lực cơ bản, phổ thông (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS cần được rèn luyện và phát huy. 
3.1.2. Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học gắn với thực tiễn
 1. Ngữ cảnh: Có ngữ cảnh xác định, tình huống trong cuộc sống có liên quan đến Hóa học, khoa học liên ngành và công nghệ. Bối cảnh thế giới tự nhiên, bao gồm cả công nghệ, trên nền tảng của kiến thức khoa học, bao hàm các vấn đề rộng lớn liên quan đến cuộc sống con người.
 2. Năng lực: Những năng lực các bài tập hóa học thực tiễn hướng đến bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của Hóa học. Chẳng hạn năng lực ngôn ngữ hóa học bao gồm trả lời các câu hỏi, giải thích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra các kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính thuyết phục. Về thái độ, các bài tập hóa học thực tiễn hướng đến việc HS ứng đáp trước các vấn đề trong khoa học với một thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và động lực để hành động một cách có trách nhiệm đối với môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.
3.2. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi/bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn
3.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức
	Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THCS, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học THCS hướng gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí...), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ... của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học...
3.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức
	Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THCS nói chung. 
3.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu 
Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có 
Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như: 
- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất
- Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. 
- Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản. 
- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ ... 
- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.
Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là: 
- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới
- Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ....để phối hợp lại thành bài mới. 
3.2.4. Kiểm tra thử
	Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, tính ưu việt, .....cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. 
3.2.5. Chỉnh sửa
	Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THCS. 
2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập
	Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học. 
3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập chủ đề “Các loại hợp chất vô cơ” (lớp 9) theo hướng gắn với đời sống thực tiễn
3.3.1. Nội dung kiến thức chương Các hợp chất vô cơ 
Các nội dung kiến thức chương Các hợp chất vô cơ (lớp 9), bao gồm: 
+ Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của kim loại, phi kim và các loại hợp chất vô cơ: Oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối
+ Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng chủ yếu, nguyên tắc sản xuất chính....của một số đơn chất, hợp chất vô cơ điển hình như: Al, Fe, C, Si, Cl, CaO, SO2, H2SO4, Ca(OH)2 ....
3.3.2. Các câu hỏi ở 3 cấp độ/nhóm sau:
+ Nhận biết các vấn đề khoa học: HS nhận biết các vấn đề mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học
+ Giải thích hiện tượng một cách khoa học: HS có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi
+ Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận. 
3.3.3. Các kiểu câu hỏi được sử dụng
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản 
Câu hỏi Đúng/ Sai phức hợp 
Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn 
Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài 
Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời 
Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ 
Câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay bác bỏ một nhận định 
Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ để trả lời câu hỏi 
3.3.4. Các mức trả lời
Mức tối đa 
Mức chưa tối đa 
Không đạt 
Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng” hay “không đúng”. Một số câu hỏi không có câu trả lời “đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi. “Mức tối đa” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn toàn. “Không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng. 
3.4. Một số câu hỏi/bài tập chủ đề Các loại hợp chất vô cơ (lớp 9) theo hướng gắn với đời sống thực tiễn
Câu 1: Mưa axit
Hãy đọc đoạn văn bản trích dẫn sau: 
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhưng đến những năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như - lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM,  lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...
Câu hỏi
Theo em, hiện tượng mưa axit trong văn bản này đề cập đến những loại đơn chất, hợp chất nào? 
Đáp án: 
- Mức đầy đủ: 
Nêu được từ 8 đến 11 các đơn chất, hợp chất hóa học: Lưu huỳnh, nitơ, lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nước, không khí, axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3, kim loại chì, oxit kim loại, oxit chì
- Mức chưa đầy đủ: 
Chỉ nêu được từ 5 đến 8 đơn chất, hợp chất hóa học
- Không đạt: 
Nêu dưới 5 đơn chất, hợp chất hóa học hoặc nêu không đúng, hoặc không trả lời
Câu 2: Có nhiều giải pháp được cho là góp phần ngăn ngừa hiện tượng mưa axit. Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi trường hợp
Giải pháp này có góp phần ngăn ngừa hiện tượng mưa axit hay không?
Có hoặc không?
1. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx và NOx vào khí quyển.
Có/ Không
2. Lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx.
Có/ Không
3. Không cho phép các nhà máy có lượng khí thải SOx, NOx ra ngoài môi trường được hoạt động
Có/ Không
4. Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
Có/ Không
5. Các nhà máy phải xây dựng ống khói thật cao để các khí SOx, NOx phát tán được nhanh. 
Có/ Không
- Mức đầy đủ: Trả lời đúng tất cả các câu theo thứ tự: Có, Có, Không, Có, Không
- Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 2 hoặc 3, 4 ý
- Không đạt: Chỉ trả lời đúng 1 ý hoặc không trả đúng ý nào, hoặc không trả lời
Câu 3: Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn.
Có bạn cho rằng, nếu vậy không nên xây các ống khói cao ở các nhà máy vì tốn kém và góp phần reo rắc mưa axit trên diện rộng. Ý kiến của em thì sao? 
Đáp án: 
- Mức đầy đủ: Vẫn cần có các ống khói thải khí thải ở các nhà máy. Tuy nhiên, cần cải tiến các ống khói ở các nhà máy, xử lý tối ưu các khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được việc cần phải xây dựng các ống khói thải khí ở các nhà máy nhưng chưa nói đến việc xử lý các khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường. 
- Không đạt: Nếu đồng ý với ý kiến của bạn hoặc không đưa ra câu trả lời
Câu 4: Thạch nhũ
Một nhóm HS đi thăm quan du lịch vịnh Hạ Long. Các bạn thực sự ngạc nhiên khi được nhìn thấy những hang động nơi đây. Bức ảnh trên đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến. 
Bạn Hồng tự hỏi: Hang động này rất đẹp nhưng không biết những thạch nhũ này được hình thành như thế nào nhỉ? 
Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn Hồng nhé. 
Đáp án: 
- Mức đầy đủ: Giải thích rõ sự tạo thành thạch nhũ gồm 2 quá trình:
+ Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO2 tạo ra muối Ca(HCO3)2 tan:          CaCO3   +   CO2  +  H2O  → Ca(HCO3)2
+ Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy tạo thành thạch nhũ: 
          Ca(HCO3)2  →  CaCO3 ↓  +   CO2   +  H2O
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ đưa ra được sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy tạo thành thạch nhũ: 
          Ca(HCO3)2  →  CaCO3 ↓  +   CO2   +  H2O
- Không đạt: Không đưa ra lời giải thích hoặc lời giải thích không đúng bản chất vấn đề. 
Câu 5: Điều chế SO2
Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó.
Đáp án:
- Mức đầy đủ: 
Đưa ra đầy đủ hóa chất, dụng cụ và vẽ đúng sơ đồ và có giải thích lý do lựa chọn hóa chất và cách sắp xếp vị trí các dụng cụ, hóa chất
Có thể đưa ra hóa chất, dụng cụ, sơ đồ và cách giải thích như sau: 
Hoá chất: Cu với H2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na2SO3 với dung dịch H2SO4, CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc
Na2SO3
CuSO4 khan 
 SO2
Bông tẩm kiềm
Dd H2SO4 đặc
Dụng cụ: Bình cầu đáy tròn có nhánh, giá thí nghiệm, 2 lọ thủy tinh, ống dẫn khí, đèn cồn.
Giải thích: 
+ PTHH: Cu + H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + H2O
 Hoặc: Na2SO3 + H2SO4 NaHSO4 + SO2 + H2O
+ Bình cầu đáy tròn: Để hóa chất tập trung vào đáy ống nghiệm, vị trí đun trên ngọn lửa đèn cồn
+ Bình đựng CuSO4 khan: để hấp thụ hơi nước
+ Bông tẩm xút NaOH: hấp thụ axit còn dư 
 Sơ đồ: 
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Vẽ được sơ đồ thí nghiệm nhưng chưa giải thích cách lựa chọn hóa chất và cách thiết kế vị trí dụng cụ, hóa chất
+ Hoặc: Chỉ nêu được dụng cụ, hóa chất và trình bày ý tưởng sắp xếp dụng cụ, hóa chất nhưng chưa vẽ được sơ đồ thí nghiệm
- Không đạt: 
+ Không vẽ đúng sơ đồ
+ Có vẽ sơ đồ nhưng hóa chất, dụng cụ không hợp lý
+ Không đưa ra phương án lựa chọn hóa chất, dụng cụ, sơ đồ thí nghiệm
Câu 6: Khí SO2 trong không khí
Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định: Nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 thì coi như không khí bị ô nhiễm SO2 .Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một thành phố thấy 0,012 mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm SO2 hay không?
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Kết luận đúng dựa trên tính toán như sau:
Đổi: 50 lít = 50.10-3 m3 . Số mol SO2 = 0,187.10-6 (mol). 
Trong 50.10-3 m3 có 0,187.10-6 mol SO2
=> 1 m3 có x mol SO2
=> x = 3,75.10-6 mol/ m3 Không khí không bị ô nhiễm
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Khẳng định không khí không bị ô nhiễm nhưng chưa tính toán chứng minh được
+ Hoặc tính toán đúng nhưng kết luận sai: không khí có bị ô nhiễm
+ Hiểu đúng bản chất vấn đề, các bước tính toán đúng nhưng kĩ năng tính toán sai (có thể do viết sai)
- Không đạt: 
+ Kết luận không khí không bị ô nhiễm nhưng tính toán sai bản chất vấn đề
+ Tính toán sai và kết luận không khí bị ô nhiễm hoặc không làm bài 
Câu 7: Phân bón hóa học 
Trên các bao bì phân bón NPK thường kí hiệu bằng chữ số như: 20.10.10 hoặc 15.11.12 v.v... Kí hiệu này cho ta biết tỉ lệ khối lượng các thành phần của N, P2O5, K2O trong mẫu phân được đóng gói. Hình bên là một mẫu bao bì phân bón hiện đang bán trên thị trường: 
Bạn An nhìn mẫu bão bì trên và cho rằng: 
- Đây là loại phân bón kép
- Trong loại phân bón này, hàm lượng 
của nguyên tố P cao nhất, sau đó đến 
nguyên tố N, thấp nhất là nguyên tố K. 
Bạn Hoa nhìn mẫu bao bì trên và nói rằng: 
Bạn cũng đồng ý với ý kiến của bạn An: đây là loại phân bón kép. Nhưng theo bạn, trong loại phân bón trên, hàm lượng của nguyên tố N cao nhất, rồi đến nguyên tố P, thấp nhất là K. 
Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn? 
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Khẳng định cả hai bạn cho rằng đây là phân bón kép là đúng, vì loại phân bón này chứa cả 3 nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K và tính toán khẳng định kết luận của bạn Hoa là đúng:
+ Hàm lượng của nguyên tố N là 6%
Tỉ lệ của P trong P2O5 là: 	 
=> Hàm lượng của nguyên tố P trong phân bón là: % P = 0,44 x 8% = 3.52 %
+ Tỉ lệ của K trong K2O là: 
=>Hàm lượng của nguyên tố K trong phân bón là: %K = 0,83 x 4% = 3,32%
Vậy, hàm lượng nguyên tố N trong loại phân bón này cao nhất, rồi đến P, thấp nhất là nguyên tố K 
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Chỉ nêu được: Cả hai bạn cho rằng đây là phân bón kép là đúng, vì loại phân bón này chứa cả 3 nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K
+ Chỉ tính toán để chỉ ra được hàm lượng nguyên tố N trong loại phân bón này cao nhất, rồi đến P, thấp nhất là nguyên tố K nhưng chưa khẳng định kết luận của bạn Hoa đúng
+ Tính toán đúng nhưng kết luận sai 
+ Đưa ra ý kiến đúng nhưng chưa tính toán và giải thích 
- Không đạt: 
Tính toán, giải thích sai bản chất vấn đề hoặc không đưa ra ý kiến, không tính toán và giải thích
Câu 8: Phân bón kép
Ba nguyên tố cơ bản là chất dinh dưỡng cho thực vật, đó là: Nitơ (N); Photpho (P); Kali (K). 
Hợp chất của nitơ làm tăng trưởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc. 
Hợp chất của photpho kích thích bộ rễ phát triển và hoa quả chín sớm. 
Hợp chất của kali tăng cường sức chịu đựng cho thực vật. 
Dưới đây là hàm lượng của N, P, K có trong 3 mẫu phân bón kép NPK: 
MẪU PHÂN BÓN
% N
% P
% K
1
10
10
20
2
6
15
15
3
14
6
20
Dùng số liệu của bảng, hãy: 
a) Vẽ biểu đồ biểu thị chất dinh dưỡng có trong loại phân bón 3
b) Vẽ biểu đồ so sánh hàm lượng của nitơ có trong 3 loại phân bón
c) Giới thiệu mẫu phân bón cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng hàm lượng photpho và có hàm lượng kali cao.
Đáp án: 
- Mức đầy đủ: 
+ Vẽ đúng biểu đồ 1 và 2: 
 Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
+ Xác định được: mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng hàm lượng photpho và có hàm lượng kali cao
- Mức chưa đầy đủ: 
Vẽ được 1 hoặc 2 biểu đồ và xác định được mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng hàm lượng photpho và có hàm lượng kali cao
- Không đạt: 
Chỉ xác định được mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng hàm lượng photpho và có hàm lượng kali cao hoặc không có câu trả lời
Câu 9: Bón phân đạm cho rau
Một người làm vườn đã dùng 300 gam (NH4)2SO4 để bón rau. 
Hãy tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng mà người làm vườn đã bón cho ruộng rau? 
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Đưa ra cách tính toán đúng, ví dụ có thể tính như sau:
(NH4)2SO4 → 2 N
	132 gam 28 gam
	300 gam x gam => x = (300.28)/132 ≈63,64 gam
- Mức chưa đầy đủ: Cách tính toán đúng bản chất vấn đề nhưng quá trình tính toán có thể bị sai (do viết nhầm số, các phép tính sai kết quả ...)
- Không đạt: Không tính toán hoặc tính sai bản chất vấn đề, hiểu sai đề bài
Câu 10: Bón vôi và phân đạm
Khử đất chua bằng cách sử dụng vôi. Khi đó người ta thường không sử dụng các loại phân đạm làm cho đất chua thêm như amoni sunfat hay amoni clorua. Thay vào đó, người ta có thể dùng đạm ure hay đạm nitrat. Hỏi cách bón vôi và phân đạm cho cây trồng phù hợp là cách nào sau đây? 
A. Bón đạm cùng một lúc với bón vôi.
B. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón phân đạm.
C. Bón phân đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.
D. Chỉ bón vôi không bón thêm đạm cho đất chua.
- Mức đầy đủ: đáp án B
- Mức không đầy đủ: đáp án khác
- Không đạt: Không trả lời
Câu 11: Thuốc nổ đen
Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trước khi người Châu Âu biết đến thuốc nổ. Thuốc nổ đen là một trong những loại thuốc nổ được biết đến sớm và được sử dụng nhiều. Công thức kinh nghiệm của thuốc nổ đen là: “nhứt đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm”. Công thức này được hiểu là: thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều của diêm tiêu KNO3, than gỗ C và lưu huỳnh S theo tỷ lệ khối lượng:
Để sản xuất 250 gam thuốc nổ đen, theo em, cần bao nhiêu gam khối lượng mỗi chất? 
Đáp án: 
- Mức đầy đủ: Tính đúng khối lượng của các chất:
Khối lượng của KNO3 = 250 . 75% = 187,5 gam
Khối lượng của S = 250 . 12% = 30 gam
Khối lượng của C = 250 . 13% = 32,5 gam
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Tính đúng khối lượng của 2 trong 3 chất trên 
+ Nêu cách tính toán 3 chất trên là đúng nhưng có sai sót trong quá trình tính
- Không đạt: 
+ Chỉ tính đúng khối lượng của 1 chất
+ đưa ra kết quả tính có thể đúng nhưng cách tính không đúng bản chất
+ Không tính toán và đưa ra kết quả 
Câu 12: Muối natri clorua
Ở bên hông một bao thực phẩm có ghi: " Không có hóa chất nhân tạo". Ở một bên khác, trong các thành phần được liệt kê, có "muối biển" là natri clorua có rất nhiều trong nước biển. Natri clorua cũng có thể điều chế nhân tạo bàng cách pha trộn hai hóa chất độc hại là Natri hidroxit và axit clohidric. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng? 
A. Có hai loại natri clorua, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên 
B. Muối biển luôn luôn là dạng natri clorua tinh khiết hơn natri clorua nhân tạo
C. Natri clorua nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn. 
D. Không có khác biệt hóa học nào giữa natri clorua tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo. 
Đáp án: 
- Mức đầy đủ: Chọn đáp án D và giải thích: Natri clorua tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo thì đều là 1 chất có công thức hóa học là NaCl
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Chọn đáp án D nhưng không đưa ra lời giải thích
+ Giải thích đúng nhưng không chọn đáp án D
- Không đạt: 
+ Chọn đáp án D nhưng giải thích không đúng
+ Lựa chọn đáp án khác D 
+ Không giải thích, không đưa ra đáp án trả lời. 
Câu 13: Tốc độ phản ứng giữa kẽm và dung dịch axit sunfuric
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa kẽm và dung dịch axit sunfuric loãng. Trong mỗi thí nghiệm, người ta dùng 0,2 gam kẽm tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau. 
Thí nghiệm
Nồng độ axit
Nhiệt độ (oC)
Kẽm ở dạng
Thời gian phản ứng xong (s)
1
1M
25
L

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_bien_soan_cau_hoi_va_bai_tap_gan_voi_thuc_tien_mon.docx