Hóa học - Quy luật bảng tính tan

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Quy luật bảng tính tan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Quy luật bảng tính tan
QUY LUẬT BẢNG TÍNH TAN
Bazo: bazo của nhóm IA và Ca, Ba đều tan
Axit: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4, đặc biệt là CH3COOH đều tan
Muối:
+ Tất cả muối Nitrat (NO3-) ,axetat (CH3COO-) và amoni (NH4+) đều tan
+ Tất cả muối clorua (Cl-) đều tan trừ PbCl2 và AgCl
+ Tất cả muối sunfat (SO42-) đều tan trừ PbSO4, BaSO4. Cần lưu ý CaSO4 ít tan nhưng vẫn xem như tan tốt
+ Tất cả muối Sunfua (S2-) đều không tan trừ IA, Ca,Ba và NH4+
+ Có 2 trường hợp cần đặc biệt chú ý :
*Muối cacbonat: 
+ CO32-: Chỉ tan ở nhóm IA và NH4+
+ HCO3-: Tan ở nhóm IA, IIA và NH4+.
*Muối Photphat: Do cái này phân li ba nấc nên có ba loại muối:
+ PO43-: Chỉ tan ở nhóm IA và NH4+
+ HPO42-: Chỉ tan ở nhóm IA và NH4+
+ H2PO4-: Tất cả đều tan.
Những muối không tan tạo bởi bazo và axit yếu dễ bị thủy phân trong nước tạo bazo và axit ban đầu.
VD: Cho dd FeCl2 vào dd Na2CO3. 
Hiện tượng
+ Fe(OH)2 kết tủa trắng xanh
+ Có khí CO2 bay ra
Nguyên nhân: Ban đầu tạo FeCO3, nhưng do cái này là muối tạo bởi bazo và axit yếu nên bị thủy phân trong nước tạo 2 thứ trên
Nhân đây nói luôn: Để biết axit nào mạnh axit nào yếu cần nhớ
+ Axit không có Oxi thì HCl và HBr, HI mạnh trong đó HCl < HBr < HI, còn lại yếu hết.
+ Axit có Oxi thì lấy số nguyên tử Oxi trừ đi số nguyên tử H trong phân tử. Nếu hiệu lớn hơn bằng 2 là axit mạnh. Nhỏ hơn là axit yếu.
VD: H2SO4 Có hiệu số O và H là 2 à mạnh
HClO4 có hiệu số O và H là 3 à mạnh
HClO có hiệu số O và H là 0 à yếu
*Axit mạnh không đồng nghĩa nghĩa với tính Oxi hóa mạnh:
+ Tât cả các muối có chứa ion: NO3-, CH3COO-, NO2-, muối chứa cation kim loại kiềm, muối amoni đều tan.
+ Hầu hết các muối chứa ion Halogenua đều tan trừ : AgX (X từ Cl à
I), PbX2 là ít tan.
+ Hầu hết các muối SO42- đều tan chỉ trừ BaSO4, PbSO4 không tan, và CaSO4, AgSO4 ít tan.
+ Hầu hết các muối chứa ion S2-, PO42-, CO32-, SiO32- đều ít tan hoặc không tồn tại.
+ Hầu hết các hidroxit đều ít tan hoặc không tan trừ nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ và amoni.
Cation Fe3+ màu nâu đỏ. Kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
Kết tủa Fe(OH)2 màu trắng (hơi ngả xanh).
Kết tủa Al(OH)3 màu trắng. (dạng keo, tan trong NaOH)
Kết tủa CaCO3 màu trắng.
Kết tủa BaCO3 màu trắng.
Kết tủa BaSO4 màu trắng. (không tan trong bất kì axit nào)
Kết tủa AgCl màu trắng khi đem ra ánh sáng hóa đen.
Kết tủa PbS màu đen.
CuO là chất bột màu đen
CuSO4 là chất bột trắng, nhưng khi ngậm nước CuSO4.5H2O là màu xanh (lúc này vẫn xem là ở thể rắn)
Kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam.
Kết tủa Mg(OH)2 màu trắng.
Kết tủa Zn(OH)2 màu trắng.
HỒ MINH NHỰT – Tel: 09.11.14.10.17

Tài liệu đính kèm:

  • docxQUY LUẬT BẢNG TÍNH TAN.docx