Hóa học - Chuyên đề: Công thức hóa học

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2683Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Chuyên đề: Công thức hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Chuyên đề: Công thức hóa học
CHUYÊN ĐỀ: CÔNG THỨC HÓA HỌC
Dạng 1: Viết công thức hóa học (CTHH)
Bài 1: Viết CTHH của:
a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O)	b) Khí gas (gồm 3C; 8H)	c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)
d) Giấm ăn ( gồm 2C, 4H, 2O )	e) Rượu uống ( gồm 2C, 6H, 1O)	f) Khí cacbonic (gồm 1C, 2O)
Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất.
a)       Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H.
b)       Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O.
c)       Kali
d)       Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H)
e)       Khí clo
f)        Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) 
g)       Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O)
h)       Silic
i)        Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O)
j)        Khí nitơ
k)       Than (chứa cacbon)
Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:
a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O).	b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O).
c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N).	d) Cát (1Si, 2O).
Bài 6: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hiđro. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 7: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 4*: Viết CTHH trong các trường hợp sau:
a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.
b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gấp 2,4 lần số nguyên tử cacbon.
Bài 5*: Viết CTHH trong các trường hợp sau:
a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O.
b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X . Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.
c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.
Bài 8 (*): Một hợp chất có thành phần phân tử gồm 
hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì?
Bài 9 (*): Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.
Bài 10 (*): Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46.
Tìm CTHH của A.
Bài 11 (*): Tìm CTHH của các hợp chất sau:
a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro.
b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng 50,5.
c) Một hợp chất rắn màu trắng, thành phần phân tử có 40,0%C, 6,7%H, 53,3%O và có PTK bằng 180.
d) Một hợp chất khí, thành phần có 75%C, 25%H và có PTK bằng ½ PTK của khí oxi.
Dạng 2: Ý ngĩa của công thức hóa học
Bài 1: Cho biết ý nghĩa của các CTHH sau:
a)   Fe
b)   Al2O3
c)   SO2
d)   N2
e)   KClO3
f)     Zn(NO3)2
g)   Cu(NO3)2
h)   Al(NO3)3
i)     Ag3PO4
j)     Mg3(PO4)2
k)   Ca3(PO4)2
l)     Fe2(PO4)3
m) AlCl3
n)   CCl4
o)       PCl5
Bài 2: Bổ sung các phần còn trống trong bảng sau.
Tên Chất
CTHH
Nguyên tố
Số nguyên tử
Phân tử khối
Cacbonic
CO2
Axit photphoric
3H ; 1P ; 4O
Bạc oxit
Ag2O
Kẽm Clorua
ZnCl2
Khí oxi
Nước
Sắt (III) oxt
2Fe ; 3O
Canxi cacbonat
CaCO3
Nhôm sunfat
Glucozơ
6C; 12H ; 6O
Bài 3: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần.
a/ Tìm CTHH của hợp chất.
b/ Cho biết những gì về CTHH trên.
Dạng 3: Diễn đạt công thức hóa học (CTHH) và ngược lại
 Bài 1: Diễn đạt các cách viết sau:
a)   4Al	b)   2 Al(OH)3	c)   3O2	d)   12C6H12O6
Bài 2: Dùng chữ số và CTHH diễn đạt những ý sau:
a) Ba phân tử Nitơ.	b) Năm nguyên tử sắt.	
c) Hai phân tử khí cacbonic (1C, 2O).	d) Bảy phân tử Natri nitrat (1Na, 1N, 3O).	
e) Chín phân tử axetilen (2C, 2H).	f) Ba phân tử axit sunfuric (2H, 1S, 4O).
Bài 3: Phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng:
a/ Đơn chất:O2, Cl2,Cu2, P2,Fe,Ca, Pb, N. 	b/ Hợp chất: NaCl, HgO,CuSO4, H2O
Dạng 4. Lập công thức hóa học khi biết hóa trị
Bài 1: Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây:
a) N (III)                b) C (IV)            c) S (II)              d) Cl
Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C.
           c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl.
Bài 2: Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Cu(II)  và Cl               b. Al và NO3                   	c. Ca và PO4
d. NH4 (I) và SO4           e. Mg và O                    	g. Fe( III ) và SO4
Bài 3: Lập CTHH của các hợp chất:
1. Al và PO4                            2. Na và SO4                 3. Fe (II) và Cl 
4. K và SO3                             5. Na và Cl                     6. Na và PO4      
7. Mg và CO3                         8. Hg (II) và NO3             9. Zn và Br 
10.Ba và HCO3(I)                 11.K và H2PO4(I)              12.Na và HSO4(I)
Bài 4: Lập CTHH hợp chất.
          1/Lập CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
          2/ Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
          3/Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
Bài 5: Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây:
a) K (I)             b) Hg (II)            c) Al (III)             d) Fe (II)
Bài 6: Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O.
b) Canxi photphat gồm Ca và PO4.
c) Axit sunfuric gồm H và SO4.
d) Bari cacbonat gồm Ba và CO3.

Tài liệu đính kèm:

  • docLAP_CONG_THUC_HOA_HOC.doc