Hóa học - Chuyên đề 3: Hiđrocacbon không no bài tập về anken

doc 25 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4358Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hóa học - Chuyên đề 3: Hiđrocacbon không no bài tập về anken", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Chuyên đề 3: Hiđrocacbon không no bài tập về anken
CHUYÊN ĐỀ 3 : HIĐROCACBON KHÔNG NO
BÀI TẬP VỀ ANKEN
Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.	B. 3-metylpent-3-en.	C. 3-metylpent-2-en.	D. 2-etylbut-2-en.
Cách đọc tên anken “SGK 11 nc – 156” Tên vị trí – Tên nhánh tên mạch chính – số vị trí - en 
Đánh số thứ tự gần nối đôi nhất.
	5	4	3	 2	1
CH3 – CH2 – C(CH3) = CH – CH3.
=> 3 – metylpentan – 2 – en “Nối đôi ở 2 , mạch nhánh ở 3 ; mạch chính 5C pentan”
Câu 2: Số đồng phân của C4H8 là
A. 7.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
Chú ý đồng phân hình học “Xem lại file viết đp + công thức” + Cách xác định đp hình học ở Chuyên đề1
C4H8 có k = 1 => 1 pi hoặc 1 vòng => đồng phân ở dạng anken hoặc xicloankan 
Xét đp anken “Chú ý đp hình học”
CH2 = CH – CH2 – CH3 “ko có đphh” =>1 ;
 CH3 – CH = CH – CH3 “có đp hh” =>2
CH2 =C(CH3) – CH3 “ko đphh” =>1 
Xicloankan : Vòng 3 cạnh – CH3 “ Tam giác – CH3” => 1 
Vòng 4 cạnh => 1 => Tổng cộng có 6 => C 
“Mình viết tắt 3 cạnh và 4 cạnh “hiểu là tam giác và hình vuộng”
Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?	
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 10.
C5H10 có k =1 + mạch hở => anken ; đồng phân cấu tạo => Không tính đồng phân hình học. “Xem file xác định đồng phân – Đi thi hay bị lừa”
CH2 = CH – CH2 – CH2 –CH3 ; CH3 – CH =CH –CH2 –CH3 ; CH2=CH – CH(CH3) – CH3 
CH2 =C(CH3) – CH2 – CH3 ‘ CH3 – C(CH3)=CH – CH3 
=> Tổng có 5 => B 
Câu 4: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?	
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Đồng phân anken => tính cả đồng phân hình học.
Câu 3 có chất CH3 – CH=CH-CH2-CH3 có đp hình học => 6 
Câu 5: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?	
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 10.
Đồng phân cấu tạo => Không tính hình học
C5H10 có k =1 => 1 pi “Anken” hoặc 1 vòng “Xicloankan”
Anken => bài 3 => có 5 Đp cấu tạo
Xicloankan : 
CH3
	CH3
 C2H5	 	CH3
=> 5 đp xicloankan
CH3	 CH3
=> 10 đp cấu tạo của C5H10 “5 anken + 5 xicloankan”
Câu 6: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A. ankin.	B. ankan.	C. ankađien.	D. anken.
MZ = 2MX + X , Y , Z đồng đẳng kế tiếp => X , Y , Z là anken 
“Cụ thể X là C2H4 và Z là C4H8”
Câu 7: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là
A. C2H4. 	 	B. C4H8.	C. C3H6.	D. C5H10.
Anken => có 1 liên kết pi 
Mẹo liên kết xích ma = số C + số H – 1 “Đối với mạch hở - không đối với mạch vòng” ; 
“Liên kết xích ma = số liên kết tạo giữa C và H + số liên kết tạo giữa C và C 
= Số H + số C – 1 
C3H6 có số liên kết xích ma = 3 + 6 – 1 = 8 liên kết xích ma => C thỏa mãn 
Câu 8: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là
A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
ADCT tính số pi + vòng = (2.20 -30 +2)/2 = 6 
A chứa 1 vòng => số pi = 6 – 1 =5 pi hay 5 liên kết đôi “Vì không chứa liên kết 3” => C 
Câu 9: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Vậy licopen có
A. 1 vòng; 12 nối đôi.	B. 1 vòng; 5 nối đôi.	C. 4 vòng; 5 nối đôi.	D. mạch hở; 13 nối đôi.
C40H56 có tổng số pi + vòng = (2.40 – 56 + 2)/2 = 13 => Loại B và C.
C40H56 chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn => loại trường hợp vòng “Ý này mình ko chắc”
Hoặc hidro hóa hoàn toàn tạo ra C40H82 “ankan” => C40H56 nếu đúng thì có 1 vòng 3 cạnh còn lại 12 đôi thì mình nghĩ vẫn đúng . => D thì chắc chắn hơn , còn A có trường hợp đặc biệt 1 vòng 3 cạnh + 12 đôi thì đúng 	=> D 
Câu 10: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 
3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?
A. (3) và (4).	B. (1), (2) và (3).	C. (1) và (2).	D. (2), (3) và (4).
Đồng phân => Cùng CTPT: (1) C5H10 ; 2 ,3 ,4 đều là C6H10 => 2,3,4 cùng là đồng phân.
Câu 11: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học ?
A. 2-metylbut-2-en.	B. 2-clo-but-1-en.	C. 2,3- điclobut-2-en.	D. 2,3- đimetylpent-2-en.
ĐK có đp hh :R1#R2 và R3#R4 1	 2	 3	 4
A loại vì R1 và R2 đều là CH3 : CH3 – C(CH3) = CH – CH3 
	1	2	3	4 	
B loại vì - 1-en => R1 và R2 đều là H : CH2 = C(Cl) – CH2 – CH3 
	1	2	3	 4
C đúng vì thỏa mãn đk :	CH3 – C(Cl) =C(Cl) – CH3 “R1 # R2 và R3#R4 ; CH3 #Cl” =>C
	1	2	 3	 4	 5
D sai vì R1 giống R2 CH3:	CH3 – C(CH3) = C(CH3) – CH2 – CH3 
Câu 12: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
A. (I), (IV), (V).	B. (II), (IV), (V).	C. (III), (IV).	D. (II), III, (IV), (V).
Thấy ngay I và III đều loại vì R3 giống R4 => A , C , D loại => B ” dựa vào đk R1#R2 và R3#R4”
Dạng bài này loại đáp án nhanh hơn là đi tìm ý đúng.
Câu 13: Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; 
CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; 
CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3.
Số chất có đồng phân hình học là:
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
CH2=CHCH2CH2CH=CH2 ko có vì ở dạng R – CH2=CH2 ‘
CH2=CHCH=CHCH2CH3 có đp hh ở nối đôi thứ 2. => 1
CH3C(CH3)=CHCH2 ko có vì R1và R2 là CH3
CH2=CHCH2CH=CH2 ko có giống chất 1
CH3CH2CH=CHCH2CH3 có đp hh => 1
CH3C(CH3)=CHCH2CH3 không có vì R1 và R2 là CH3
CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2 có R1 # R2 hay C2H5 # CH3 ; R3#R4 hay C2H5 # C3H7 => 1
CH3CH=CHCH3 có =>	1 	=> Tổng có 4 chất.
Câu 14: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.	
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
SGK 11nc – 162 => D “Tạo ra 2 sản phẩm ; chính và phụ”
C sai vì anken đối xứng như CH2 = CH2 chỉ tạo ra 1 sản phẩm hoặc CH3 – CH=CH – CH3 “Đối xứng nhau qua liên kết đôi” 
Câu 15: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.	C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .	D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
SGK 11nc – 162 => sản phẩm chính Halogen vào C ít H còn H vào C nhiều H 
Hoặc halogen vào C bậc cao nhất và H vào C còn lại
Bậc	2	3 1	 1
But – 1 – en : CH2 = CH – CH2 – CH3 + HBr => CH3 – CHBr – CH2 – CH3 => C 
Câu 16: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Pứ tạo anken + HCl tạo ra 1 sản phẩm duy nhất => Anken đối xứng
CH3 – CH =CH –CH3 => có đp hình học => 2 => D 
Câu 17: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en.	B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en. 
C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.	D. 2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.
Câu 18: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+,to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ? 	
A. 2.	B. 4.	C. 6.	D. 5
Pứ với H2O => OH vào C bậc cao và H vào C còn lại “C=C”
AD Câu 2 => CH2 = CH – CH2 – CH3 
=> sp OH-CH2 – CH2 – CH2 – CH3 hoặc CH3 – CH(OH)-CH2 – CH3
 CH3 – CH = CH – CH3 => sp : CH3 – CH(OH) – CH2 – CH3 
CH2 =C(CH3) – CH3 => sp : CH3 – (OH)C(CH3) – CH3 hoặc OH – CH2 – CH(CH3) – CH3 
Gộp 3 trường hợp => có 4 sản phẩm “TH1 và TH2 cùng CH3 – CH(OH) – CH2 – CH3”
=> B 
Câu 19: Có bao nhiêu anken ở thể khí (đkt) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
SGK 11 nc – 159 => Anken ở thể khí từ C2 tới C4 
Với C2H4 => tạo ra 1 chất “anken đối xứng”
C3H6 => C = C – C => tạo ra 2 sản phẩm “anken bất đối xứng”
C4H6 => C - C = C –C => mỗi đồng phân hình học tạo ra 1 sản phẩm => 2 chất 
tổng là 3 : “C2H4 ; cis C4H6 ; trans C4H6” => C “mình Không dám khẳng định cis và trans”
Câu này không chắc đáp án.
Câu 20: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).	B. propen và but-2-en (hoặc buten-2). 
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).	D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
2anken tạo thành 2 ancol => mỗi anken tạo thành 1 ancol => anken đối xứng. 
A,D loại vì chứa but – 1 – en : C = C – C – C tạo ra 2 ancol => chất còn lại = 1 => 3 ancol
B loại vì Propen tạo ra 2 ancol + but - 2 – en tạo ra 1 ancol (Đối xứng )
C. Eten và but – 2 – en đều mạch đối xứng => mỗi chất tạo ra 1 ancol duy nhất => C 
Câu 21: Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây (CH3 CH2)3C-OH là
A. 3-etylpent-2-en.	B. 3-etylpent-3-en.	C. 3-etylpent-1-en.D. 3,3- đimetylpent-1-en. 
(CH3 CH2)3C-OH ; CH3 – CH2 – (CH3CH2)C(OH) – CH2 –CH3 
	 1	 2	 3 4	 5
=> anken điều chế : CH3 – CH2 = (CH3CH2)C – CH2 – CH3
Nối đôi ở vị trí 2 ; etyl ở vị trí 3 ; mạch chính có 5 C => pent => A .3 – etylpent – 2 – en =>A 
“Xem lại cách viết danh pháp anken”
Câu 22: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken thu được chỉ thu được 2 ancol. X gồm
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. 	B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.
C. B hoặc D.	D. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
Câu này từ B hoặc D => Chọn B hoặc D cũng được mà B chắc chắn đúng rùi Bài 20 
C bao quát => Câu này đáp án không hợp lý 	 “D không thỏa mãn”
Sửa đáp án . C . B và D 
B đúng 
Câu 23: Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là
A. 6.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 24: Số cặp đồng phân anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là:
A. 6.	B. 7.	C. 5.	D. 8. 
Câu 25: Hợp chất X có CTPT C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy X là:
A. propen.	B. propan.	C. isopropen.	D. xicloropan.
C3H6 => k = 1 => 1pi hoặc 1 vòng => loại B . Không có đáp án C . Đối với Chất có 3C không có iso.
=> A và D . Mà A tạo ra 2 sản phẩm => D đúng “Hoặc thấy ngay pứ SGK bài xicloankan”
Câu 26: Hai chất X, Y có CTPT C3H6 và C4H8 và đều tác dụng được với nước brom. X, Y là
A. Hai anken hoặc xicloankan vòng 3 cạnh.	C. Hai anken hoặc xicloankan vòng 4 cạnh.
B. Hai anken hoặc hai ankan.	D. Hai anken đồng đẳng của nhau.
Anken luôn pứ với dd Br2. Xicloankan có vòng 3 cạnh luôn pứ với dd Br2 => A 
B sai vì ankan ; C sai vì vòng 4 cạnh ko pứ với dd Br2 ; D thiếu trường hợp Xicloankan 
Câu 27: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.	 
B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất
C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.	
D. A, B, C đều đúng.
Câu 28: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n .	B. (-CH2-CH2-)n .	C. (-CH=CH-)n.	D. (-CH3-CH3-)n .
Eten : C2H4 => trùng hợp => (-CH2-CH2-)n => B “Pứ SGK 11 nc – 162”
Câu 29: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.	C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH.	D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Pứ SGK 11 nc – 162 :
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O => 3C2H4(OH)2 “etylenglicol” + 2MnO2 + 2KOH => A 
Câu 30: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy X được nCO2 = nH2O. X có thể gồm
A. 1xicloankan + anken.B. 1ankan + 1ankin.	C. 2 anken.	D. A hoặc B hoặc C.
X có thể : A đúng vì cả 2 chất đều có k = 1 ;
B có thể : vì nếu nankan = nankin 
C đúng vì k = 1 	=> D 	“Nếu phân vân B chưa biết thì ta thấy A và C đúng => D đúng”
Câu 31: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:
A. dd brom dư.	B. dd NaOH dư.	C. dd Na2CO3 dư.D. dd KMnO4 loãng dư.
Làm sạch etilen tức là làm mất đi SO2 và CO2 trong khí etilen.
Xét A dd Br2 dư => Etilen và SO2 đều làm mất màu => không thể loại được
B đúng vì chỉ có SO2 và CO2 pứ => còn lại etilen => B 
“SO2 + NaOH dư => Na2SO3 + H2O ; CO2 + NaOH dư => Na2CO3 + H2O”
C sai vì không chất nào pứ
D sai vì Etilen và SO2 đều pứ. 
Câu 32: Sản phẩm chính của sự đehiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol là chất nào ? 
A. 3-Metylbut-1-en.	B. 2-Metylbut-1en.	C. 3-Metylbut-2-en.	D. 2-Metylbut-2-en.
Đehidrat hóa tức là pứ tách nhóm H2O từ ancol tạo thành anken “SGK 11 nc – 227”
Quy tắc Zaixep OH tách cùng với H ở bậc cao bên cạnh “sản phẩm chính” 
Sản phẩm phụ ngược lại cùng H bậc thấp bên cạnh
	 I	 	II
2 – metylbutan – 2 – ol : CH3 – (CH3)C (OH) – CH2 – CH3 => tách cùng H ở bậc II
 1	 2	 3	 4
=> CH3 – C(CH3)=CH –CH3 => 2 – metylbut – 2 – en => D 
Câu 33: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-1 (hay 3-metylbutan-1-ol), sản phẩm chính 
thu được là:
A. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).	B. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).	D. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
	 	1	2	3	 4
AD 32 : 3-metylbutan-1-ol : OH – CH2 – CH2 – CH(CH3) – CH3
 1	 2	 3	 4
 => CH2=CH2 – CH(CH3) – CH3 => 3 – metyl but – 1 – en => C 
Câu 34: Hợp chất 2-metylbut-2-en là sản phẩm chính của phản ứng tách từ chất nào ? 
A. 2-brom-2-metylbutan.B. 2-metylbutan -2- ol.	C. 3-metylbutan-2- ol.D. Tất cả đều đúng.
2 – metylbut – 2 –en : CH3 - C(CH3) = CH – CH3 
A. 2-brom-2-metylbutan “Pứ tách HX – SGK 11 nc – 214”
Quy tắc Zai – Xép ; Nguyên tử halogen “X” ưu tiên tách cùng với H ở C bậc cao bên cạnh
Bậc:	I	II	
	CH3 –(Br)C(CH3) – CH2 – CH3 => tách cùng C bậc II => CH3 – C(CH3) = CH – CH3 
Thỏa mãn “Pứ với kiềm KOH có xúc tác C2H5OH , nhiệt độ”
B. 2-metylbutan -2- ol. AD bài 32 I	 II 
	CH3 – (OH)C(CH3) – CH2 – CH3 => Tách cùng C bậc 2
CH3 – C(CH3)=CH – CH3 “Thỏa mãn” 
A, B đúng => D 	I	 III	
Xét C. 3 – metylbutan – 2 – ol ; 	CH3 – CH(OH) – CH(CH3) – CH3 => tách cùng C bậc 3
=> CH3 – CH=C(CH3) – CH3 “Thỏa mãn” “Ngược lại” 
Câu 35: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 230 gam rượu etylic với H2SO4 đậm đặc, hiệu suất phản ứng đạt 40% là:
A. 56 gam.	B. 84 gam.	C. 196 gam.	D. 350 gam.
“Phản ứng tách H2O – SGK 11 nc – 227”
Rượu etylic “C2H5OH” => C2H5OH => C2H4 “etilen” + H2O 
	5 mol 	 => 5 mol
=> mC2H4 theo PT = 140g .
CT tính H% ; 
H% pứ = mPT . 100% / mTT ; H%Sp = mTT.100% / mPT 
 “mPT là m phương trình “Tính theo PT” ; mTT là m thực tế thu được hoặc ban đầu”
 “sp là sản phẩm ; pứ là phản ứng”
Có thể thay khối lượng bằng thể tích hay số mol - mPT và mTT của cùng một chất”
C2H4 là sản phẩm => H%sp = mTT.100% / mPT ó 40% = mTT.100% / 140
ó mTT = 140.40/100 = 56g => A “mC2H4 thực tế thu được”
Câu 36: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1.	B. 0,1 và 0,05.	C. 0,12 và 0,03.	D. 0,03 và 0,12.
Có liên kết pi => có phản ứng cộng Br2 => Etilen”C2H4” pứ với Br2 còn etan”C2H6” không pứ.
“SGK 11 – nc – 160 ; anken pứ cộng Br2”
Tổng quát : X + kBr2 => XBr2k “X là chất hữu cơ mạch hở có k≥ 1 “k = 0 là ankan ko có pứ cộng”
“Pứ cộng xuất phát từ liên kết pi” 
Tổng quát với k = 1 => CnH2nOz ; k =2 => CnH2n-2Oz “k=1 có gốc hidrocacbon giống Anken; k = 2 có gốc hidrocabon giống Ankin”
VD: C2H4 + Br2 => C2H4Br2 “Vì C2H4 có k = pi”
C3H6O2 + Br2 => C3H6O2Br2 “ vì C3H6O2 có k = 1”
C5H8 + 2Br2 => C5H8Br4 “Vì có k =2”
“Cộng Br2 như cộng X2 , H2 ; X là halogen”
m bình tăng = mAnken cho vào “Vì anken bị hấp thụ - BT khối lượng” 
=> mC2H4 = 2,8 g => nC2H4 = 0,1 mol => nC2H6”Etan” = nhh – nC2H4 = 0,15 – 0,1 = 0,05 => A 
Câu 37: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
A. etilen.	B. but - 2-en.	C. hex- 2-en.	D. 2,3-dimetylbut-2-en.
Hidrat hóa A “pứ anken + H2O => ancol” => thu được 1 sản phẩm => Mạch đối xứng 
“Các đáp án A,B,D đối xứng 
A. CH2 = CH2 ; B . CH3 –CH=CH-CH3 ; C. CH3-CH=CH-CH2-CH3 “Ko đối xứng”
D. CH3 –C(CH3) =C(CH3)-CH3
A , B , C , D đều là anken “Đuôi en” => nAnken = nBr2 = 0,05 mol
=> M anken = 2,8 / 0,05 = 56 = 14n ó n = 4 “CnH2n” => C4H8 => B “Chỉ có B có 4C”
Câu 38: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là:
A. C3H6.	B. C4H8.	C. C5H10.	D. C5H8.
Ta có nX = nBr2 = 1 =k => Hidrocabon có CT : CnH2n “Bài 36”
Pứ : CnH2n + Br2 => CnH2nBr2 
%Br = 160.100% / (14n+160) = 69,56% ó n = 5 “Cách bấm như chuyên đề 1 ; lấy 160.100%/69,56 - 160 sau đó lấy kết quả chia 14 => n = 5 => C5H10 =>C 
Câu 39: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là: 
A. 12 gam.	B. 24 gam.	C. 36 gam.	D. 48 gam.
But – 1 – en ; But – 2 – en là đồng phân của C4H8 
=> n hỗn hợp = 8,4 / 56 = 0,15 mol = nBr2 “Vì k =1 :anken” => mBr2 pứ = 24g => B 
Câu 40: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:
A. 25% và 75%.	B. 33,33% và 66,67%.	C. 40% và 60%.	D. 35% và 65%.
Anken pứ với Br2 => m bình tăng = mAnken pứ = 7,7 g “Vì anken pứ với dd Br2”
Gọi CT của hỗn hợp : => n=3 và n = 4 “2 anken kết tiếp nhau”
Xem lại cách xác định % thể tích nhanh “Bài 47 chuyên đề 2 hoặc trong file pp giải nhanh hóa hữu cơ”
%C4H8 = 67% “Hay 66,67 mình làm tròn” “% C lớn = số sau dấu “,”” 
=> % C3H6 = 100 % - %Số lớn = 33,33 % => B 
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là:
A. 50%.	B. 40%. 	C. 70%.	D. 80%.	
Tương tự Bài 40 => = 3,5 => %C4H8 = 50% => %C3H6 = 50% => A 
Câu 42: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6.	B. C3H6 và C4H8.	C. C4H8 và C5H10.	D. C5H10 và C6H12.
Tương tự bài 40 => = 3,67 => n = 3 (C3H6) và n = 4 (C4H8) => B “vì liên tiếp”
Câu 43: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.	B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.	D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
Tương tự bài 40 => = 2,2 => n = 2”C2H4” và n =3 “C3H6” “2 anken liên tiếp”
Xem lại bài 47 chuyên đề 2 . Tìm tỉ lệ số mol 2 chất liên tiếp từ 
0,2nC2H4 = 0,8nC3H6 ó nC2H4 = 4nC3H6 => chọn nC3H6 = x mol => nC2H4 = 4xmol
Mà nC2H4 + nC3H6 = 0,5 mol => x = 0,1 => nC2H4 = 0,4 ; nC3H6 = 0,1 => C 
Câu 44: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là:
A. C4H10, C3H6 ; 5,8 gam.	B. C3H8, C2H4 ; 5,8 gam.
C. C4H10, C3H6 ; 12,8 gam.	D. C3H8, C2H4 ; 11,6 gam.	
Chỉ có anken pứ với Br2 => Thể tích còn lại = 2/3 thể tích hh ban đầu = V ankan
V ankan = 2.6,72/3 = 4,48 lít => nankan = 0,2 mol => nAnken = nhhX – nAnkan = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
m bình tăng = mAnken = 2,8 g => Manken = 28 =14n => n =2 => C2H4 “B”
A là C3H8 “Vì A có C lớn hơn B 1 C và A có dạng CnH2n+2”
M hỗn hợ

Tài liệu đính kèm:

  • dochidrocacbon_khong_no.doc