Ngày soạn : CHỦ ĐỀ: HỢP CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS Biết được: - Hîp chÊt lµ nh÷ng chÊt ®îc cÊu t¹o tõ hai nguyªn tè ho¸ häc trë lªn. - C¸c hîp chÊt thêng tån t¹i ë ba tr¹ng th¸i: r¾n, láng, khÝ. - Cách xác định phân tử khối đối với hợp chất, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. - Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất. - Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng. - Cách viết công thức hoá học của hợp chất. - Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất. 2. Kĩ năng: - Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó - Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất. - Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại. - Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, khoa hoc, phát triển tư duy lôgic - Tinh thần hăng hái tham gia xây dựng bài 4. Năng lực cần hướng tới - Năng lực hợp tác - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học II. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học. - Phương pháp đàm thoai gợi mở - Phương pháp đặt vấn đề - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng trực quan - Phương pháp thực hành III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Giáo án. - Tranh hình 1.12 và 1.13 SGK/23. - Máy chiếu. - Mô hình phân tử H2O và NaCl. - Phiếu bài tập. 2. Học sinh : Đọc trước bài 6 và 9 SGK IV. TIẾN TRÌNH D¹Y HäC 1. Ổn định tổ chức : Lớp Thứ Ngày Tiết (theo ppct) Tiết (dạy trên lớp) Sĩ số Vắng 8A 8B 2. Kiểm tra: - Đơn chất là gì ? Đơn chất gồm những loại nào ? Trong các chất sau chất nào là đơn chất : Khí ozon phân tử gồm 3 nguyên tử oxi liên kết với nhau Canxicacbonat phân tử gồm 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O Khí Hiđro tạo bởi 2 nguyên tử H Muối ăn phân tử tạo bởi 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử Cl Gợi ý : Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Đơn chất có 2 loại là đơn chất phi kim và đơn chất kim loại. Các chất là đơn chất là phương án A,C. 3. Bài mới: Hoạt động khởi động GV : Như vậy đơn chất là chất tạo bởi 1 nguyên tố hóa học vậy có những chất tạo bởi 2, 3... nguyên tố trở lên được gọi là gì? Có đặc điểm, công thức như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề : Hợp chất. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Hoạt động hình thành kiến thức mới. Nội dung 1: Hợp chất Hợp chất là gì Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là hợp chất, cho ví dụ?Có mấy loại hợp chất cho ví dụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu SGK cho biết thế nào là hợp chất, cho ví dụ? Có mấy loại hợp chất cho ví dụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết thực hiện nhiệm vụ của mình. Các bạn trao đổi, đóng góp ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả GV kết luận và chuẩn kiến thức. 2: Đặc điểm cấu tạo. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình ảnh lên màn hình máy chiếu: Hình 1.12: Mô hình tượng trưng một mẫu nước (lỏng) Hình 1.13: Mô hình tượng trưng một mẫu muối ăn ( rắn). Và cho học sinh quan sát mẫu phân tử nước và muối ăn Yêu cầu HS nhận xét các mô hình trên từ đó hãy cho biết về đặc điểm cấu tạo của hợp chất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận và hoàn thành nội dung sau: - Nhận xét mô hình phân tử nước và muối ăn. - Rút ra đặc điểm cấu tạo của hợp chất. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS thảo luận và báo cáo kết quả. GV gọi HS lên trả lời các yêu cầu của nhiệm vụ học tập Bước 4: Đánh giá kết quả GV cho HS nhận xét và thống nhất chốt lại kiến thức cần nhớ cho HS. GV yêu cầu các nhóm HS trao đổi thảo luận để phân biệt được đơn chất và hợp chất. GV chốt kiến thức. GV yêu cầu HS làm bài tập sau : Bài 1 : Trong các chất dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất Khí Ozon có phân tử gồm 3O liên kết với nhau B. Axit photphoric có phân tử gồm: 3H, 1P, 4O liên kết với nhau C. Natri Cacbonat có phân tử gồm: 2Na, 1C, 3O liên kết với nhau D. Khí Flo có phân tử gồm: 2F liên kết với nhau E. Rượu êtylic có phân tử gồm:2C, 6H, 1O liên kết với nhau Nội dung 2: Công thức hóa học của hợp chất Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK Phần II : công thức hóa học của hợp chất trang 32 Trả lời các câu hỏi sau : Nhóm 1, 2: CTHH của hợp chất gồm những gì ?Viết công thức dạng chung của hợp chất tạo bởi 2,3 nguyên tố hóa học ? Cho VD cụ thể ? Nhóm 3,4: Đưa ra cách tính phân tử khối đối với phân tử hợp chất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS trao đổi và trả lời các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi nhóm HS trả lời từng câu hỏi.Cả lớp nhận xét, cho ý kiến về câu trả lời đó. Bước 4: Đánh giá kết quả GV đánh giá câu trả lời chốt lại kiến thức. Hoạt động luyên tập Nội dung 3 : Luyện tập GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Bài 1: Viết CTHH của các chất sau, tính phân tử khối của chúng. a. Khí mêtan gồm: 1C và 4H. b. Nhôm oxit gồm: 2Al và 3O. c. Khí clo Hoạt động vận dụng Bài 2: Tính phân tử khối của: Khí Ozon, biết phân tử gồm 3O b. Axit photphoric , biết phân tử gồm: 3H, 1P, 4O c. Natri Cacbonat, biết phân tử gồm: 2Na, 1C, 3O d. Khí Flo, Biết phân tử gồm: 2F e. Rượu êtylic, biết phân tử gồm:2C, 6H, 1O f. Đường, biết phân tử gồm: 12C, 22H, và 11O Bài 3 : Các phân tử sau CaCO3, HCl, Na2SO4. a. tạo thành từ những nguyên tố nào ? b. Số lượng nguyên tử của các nguyên tố ? c. Tính phân tử khối của các phân tử đó. Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 4: Phân tử chất A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi. Phân tử này nặng hơp phân tử hidro 22 lần A là đơn chất hay hợp chất? Tính phân tử khối của A Tính nguyên tử khối của X. Cho biết tên , kí hiệu hoá học của nguyên tố X I. Hợp chất 1. Hợp chất là gì ? Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. VD: Nước tạo nên từ 2 NTHH là H và O - Muối ăn tạo nên từ 2 NTHH là Na và Cl Có 2 loại hợp chất : - Hợp chất vô cơ như nước, muối ăn, axit clohidric... - Hợp chất hữu cơ như khí metan ( tạo bởi nguyên tố C và H), Đường ( tạo bởi C, H, O) 2: Đặc điểm cấu tạo. -Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định. Nhóm trao đổi và thảo luận tìm ra câu trả lời Đáp án: A,D là đơn chất. B,C E là hợp chất. II. Công thức hóa học của hợp chất CT chung của hợp chất có thể là: AxBy hay AxByCz -Trong đó: + A,B,C là KHHH của các nguyên tố + x,y,z lần lượt là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất . + Lưu ý nếu chỉ số là 1 thì không ghi. - NaCl và H2O Cách tính phân tử khốivới phân tử hợp chất VD nếu hợp chất có dạng AxBy ta có PTK = x.NTK của A + y.NTK của B Tương tự với các hợp chất có dạng AxByCz III. Bài tập Bài 1 : a. CH4 có PTK là 16 đvC b. Al2O3 có PTK là 102 đvC c. Cl2 có PTK là 71 đvC Bài 2 : Phân tử khối của các hợp chất là Khí Ozon, biết phân tử gồm 3O là 48 đvC b. Axit photphoric , biết phân tử gồm: 3H, 1P, 4O là 96 đvC c. Natri Cacbonat, biết phân tử gồm: 2Na, 1C, 3O là 106 đvC d. Khí Flo, Biết phân tử gồm: 2F là 38 đvC e. Rượu êtylic, biết phân tử gồm:2C, 6H, 1O là 46 đvC f. Đường, biết phân tử gồm: 12C, 22H, và 11O là 342 đvC Bài 3 : CaCO3 tạo bởi 3 nguyên tố : Cácbon, Canxi, Oxi. PTK là 100 đvC HCl tạo bởi nguyên tố Clo, Hiđro. 36,5 đvC Bài 4 : A tạo bởi 2 nguyên tố do đó A là hợp chất PTK của A : 31 . 2 = 62 NTK của X : (62 – 16 ) : 2 = 23 X là natri . Kí hiệu hóa học: Na 4. Củng cố: - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. Gv nêu lại kiến thức cần nhớ trong bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - BTVN: Bài tập 2,3,4 (SGK/34); HS khá làm bài 5 (SBT). - Ôn lại các kiến thức
Tài liệu đính kèm: