Hóa học - Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch chứa

pdf 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1956Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch chứa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch chứa
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình 
Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org 
192 
BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA ( 3H ;NO
 
) 
Con đường tư duy: 
 Tính số mol: 
2
3; ; ; ;H NO Cu Fe Fe
  
 Nhớ phản ứng: 3 24 3 2H NO e NO H O
     
Chú ý: số mol các chất để xem bài toán được tính theo chất nào Cu; H+; hay NO3- 
 Kết hợp linh hoạt: Bảo toàn điện tích – khối lượng – mol ion 
BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN 
Câu 1: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO(duy nhất). 
Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa 
hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là: 
 A. 16,24 g. B. 11,2 g. C. 16,8 g. D. 9,6 g. 
Câu 2: Cho 0,3mol Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn 
thu dược V lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất,đktc). Giá trị của V là: 
 A.10,08 B.4,48 C.6,72 D.8,96 
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 
0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết 
các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là: 
 A. 34,10. B. 28,70. C. 29,24. D. 30,05. 
Câu 4: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu 
được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu 
trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là: 
 A. 61,375. B. 64,05. C. 57,975. D. 49,775. 
Câu 5: Hòa tan hết 2,24 gam bột Fe vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư 
dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất 
rắn. Giá trị của m và V lần lượt là: 
 A. 17,22 và 0,224. B. 1,08 và 0,224. C. 18,3 và 0,448. D. 18,3 và 0,224 
BÀI TẬP RÈN LUYỆN 
Câu 1. Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2.Thêm m gam bột Fe vào dd X sau khi phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,628m và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất).Giá trị của m là: 
 A. 1,92 B. 14,88 C. 20 D. 9,28 
Câu 2. Đốt m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Mg, Zn trong oxi thu được 29,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y bằng dung 
dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 17,92 lit khí NO2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư 
thu được dung dịch Z chứa 84,1 gam muối và khí SO2. Biết rằng NO2 và SO2 là các sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và 
H2SO4. Giá trị của m là: 
 A. 20,9. B. 20,1. C. 26,5. D. 23,3. 
Câu 3. Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3 thu được dd X và 2,24 lít khí NO. Thêm tiếp dd 
H2SO4 dư vào bình thu được 0,896 lít khí NO và dd Y. Biết trong cả 2 trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở 
điều kiện tiêu chuẩn . Dung dịch Y hòa tan vừa hết 4,16 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5) . Biết các phản 
ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 
 A.8,12 B.4,8 C.8,4 D.7,84 
Câu 4. Dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu 
( biết phản ứng tạo ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất). 
 A. 5,76 gam B. 6,4 gam C. 5,12 gam D. 8,96 gam 
Câu 5. Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Thêm 1 lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml 
dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được 8,12 gam chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư 
thu được 0,672 lít khí (đktc). Tổng nồng độ của 2 muối là: 
 A. 0,42M B. 0,45M C. 0,3M D. 0,8M 
Câu 6. Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dd HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dd 
HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là: 
 A. 24,27 g B. 26,92 g C. 19,5 g D. 29,64 g 
Câu 7. Dung dịch A chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,3 mol HCl có khả năng hoà tan được Cu với khối lượng tối đa là: 
 A. 6,4g. B. 0,576g. C. 5,76g. D. 0,64g. 
Câu 8. Hoà tan 19.2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm vào 500ml dung dịch HCl 2M . Kết thúc phản ứng thu 
được dung dịch X và khí NO duy nhất, phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào X để kết tủa hết ion Cu2+ 
 A. 600 B. 800 C. 400 D. 120 
Câu 9. Cho 3.2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0.8M và H2SO4 0.2M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Số 
gam muối khan thu được là: 
 A. 7.90 B. 8.84 C. 5.64 D. 10.08 
 KHÁM PHÁ TƯ DUY THẦN TỐC 
Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - Facebook: facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh) 
“Our goal is simple: help you to reach yours” - “Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình” 
EBOOK HÓA 
Câu 10. Cho10,32g hh X gồm Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 160 ml dd Y gồm HNO31M và H2SO4 0,5 M thu được khí NO 
duy nhất và dd Z chứa m gam chất tan. Giá trị của m là: 
 A. 20,36 B. 18,75 C. 22,96 D. 23,06 
Câu 11. Cho m gam Fe vao 1 lit dd gom H2SO4 0,1M, Cu(NO3)2 0,1M, Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi pu xảy ra hoàn toàn thu 
được 0,69m gam hh kim loai, dd X va khi NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m và khối lượng chất rắn khan thu được 
khi cô cạn dung dịch X là: 
 A.25,8 và 78,5 B.25,8 và 55,7 C.20 và 78,5 D.20 5 và 5,7 
Câu 12. Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn 
toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dd sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là: 
 A. 20,16 gam. B. 19,76 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam. 
Câu 13. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và 
NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V 
ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là: 
 A.240. B.400. C.120. D.360 
Câu 14. Lấy 0,1 mol Cu tác dụng với 500 ml dung dịch gồm KNO3 0,2M và HCl 0,4M thì thu được bao nhiêu lít khí NO 
(đktc)? 
 A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 8,96 lít 
Câu 15. Cho m(g) Fe tác dụng với dung dịch gồm NaNO3 và H2SO4 khuấy đều trong điều kiện thích hợp,sau khi phản 
ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 1,792 lít hỗn hợp khí Y và 1 phần kim loại không tan.Biết rằng Y có một khí hóa 
nâu ngoài không khí và tỷ khối của Y so với H2 là 8.Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là: 
 A.17,12 B.17,21 C.18,04 D.18,40 
Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm Fe va Cu vào 400ml dd chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M va NaNO3 0,2M sau khi các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và khí NO (sp khử duy nhất) đồng thời còn 1 kim loại chưa tan. Cho Vml dd 
NaOH vào dd X thì lượng kết tủa lớn nhất .Giá trị tối thiểu của V: 
 A. 360 B. 280 C. 240 D. 320 
Câu 17. Cho hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,05 mol Fe(NO)3.7H2O vào 500 ml dung dịch HCl 1M kết thúc phản ứng 
thu được dung dịch Y và khí NO (spkdn). Hỏi dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu: 
 A. 3,84 B. 4,48 C. 4,26 D. 7,04 
Câu 18. Cho m gam Fe vào 800 ml dung dich Cu(N03)2 0,2M và H2S04 0,25 M . sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn 
thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ) giá trị m và V = ? 
 A. 10,8 và 4,48 B. 10,8 và 2,24 C. 17,8 và 4,48 D. 17,8 và 2,24 
Câu 19. Cho 2,0 gam bột Fe vào 100ml dd X chứa H2SO4 0,1M; CuSO4 0,15 M; Fe(NO3)3 0,1 M thu được dung dịch Y; 
hỗn hợp rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: 
 A. 6,65g B. 9,2g C. 8,15g D. 6,05g 
Câu 20. Cho 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, rất dư. Sau khi H2 bay ra hết, tiếp tục 
thêm NaNO3 dư vào cốc. Số mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) tối đa có thể bay ra là: 
 A. 0,1/3 B. 0,4/3 C. 0,2/3 D. 0.1 
Câu 21. Cho bột Cu vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và HNO3 1M cho tới dư, sau khi phản ứng 
xảy ra hoàn toàn thu được dd X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch X, khối lượng muối khan là: 
 A. 28,2 gam B. 24 gam C. 52,2 gam D. 25,4 gam. 
Câu 22. Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO (duy nhất). 
Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa 
hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là: 
 A. 16,24 g. B. 9,6 g. C. 16,8 g. D. 11,2 g. 
Câu 23. Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn 
toàn thu được khí NO và dd X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X? 
 A. 1 lít. B. 2 lít. C. 1,5 lít. D. 1,25 lít. 
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 4,8 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,3M và HCl 
1,2M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết 
các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là: 
 A. 60,10. B. 102,30. C. 90,15. D. 86,10. 
Câu 25. Cho 5,6 gam Fe vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thêm tiếp dung dịch HCl dư 
vào thì sau khi phản ứng xong thu được tối đa V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thoát ra. Giá trị của V là : 
 A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 1,49 lít. 
Câu 26. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,2M và HNO3 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy 
ra hoàn toàn, thu được 1,4m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là 
 A. 21,5 và 1,12. B. 8,60 và 1,12. C. 28,73 và 2,24. D. 25 và 1,12. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBAI_TOAN_KIM_LOAI_TAC_DUNG_VOI_DUNG_DICH_CHUA_H_NO3.pdf