Hóa học - Bài tập về Ankan

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1229Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập về Ankan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập về Ankan
bài tập về ankan
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít butan C4H10 ở đkc và cho tất cả sản phảm cháy hấp thụ vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Hỏi thu được bao nhiêu gam kết tủa.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn V lít butan ở đkc và cho tất cả sản phảm cháy hấp thụ vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 15,76g kết tủa. Tính thể tích V.
Bài 3: Hỗn hợp X gồm CO2 và hiđrocacbon A (CnH2n+2). Trộn 6,72 lít X với một lượng oxi dư rồi đem đốt cháy hoàn toàn X. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2g và trong bình 2 có 98,5g kết tủa. Tìm CTPT của hiđrocabon A; tính % thể tích và % khối lượng của A trong hỗn hợp. Các thể tích khí đều đo đkc.
Bài 4: Giả sử xăng là hỗn hợp 2 hiđrocacbon pentan (C5H12) và hecxan (C6H14) trong đó pentan chiếm 60% số mol.
Tính khối lượng mol của xăng.
Cần bao nhiêu lít không khí (đkc) để đốt cháy hết 1 gam xăng (oxi chiếm 1/5 thể tích không khí).
Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 100 gam xăng, biết rằng 1 mol pentan cháy toả ra 3534 kJ và 1 mol hecxan cháy toả ra 4196 kJ.
Bài 5: Hỗn hợp khí A (đkc) gồm những thể tích khí bằng nhau của metan và hiđrocacban X có khối lượng riêng bằng 1,34 g/l.
Xác định CTPT của X
Đốt cháy V lít hỗn hợp A và cho tất cả sản phẩm hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 15,76 gam kết tủa.
Tính thể tích V.
Hỏi khối lượng bình dung dịch Ba(OH)2 tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn V lít metan (đkc) và cho tất cả sản phẩm hấp thụ vào bình đựng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 15,76g kết tủa.
Tính thể tích V.
Hỏi khối lượng bình đựng dung dịch Ba(OH)2 tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Hỏi khối lượng dung dịch trong bình tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Bài 7: Hỗn hợp khí A gồm H2, CO và C4H10.
 Để đốt cháy 17,92 lít hỗn hợp A cần 76,16 lít oxi, thu được 49,28 lít CO2 và a gam nước.
Tính % thể tích của C4H10 trong hỗn hợp A.
Tính khối lượng khí A. 
Cho các thể tích khí đo ở đkc
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 27,4 lít hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H8 và CO, thu được 51,4 lít CO2.
Tính % thể tích của C3H8 trong hỗn hợp khí A.
Hỏi 1 lít hỗn hợp A nặng hay nhẹ hơn 1 lít N2. 
Cho các thể tích khí đo ở đkc.
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam chất X cần dùng hết 5,824 lít O2 (đkc). Sản phẩm sau phản ứng gồm CO2 và H2O được chia đôi. Phần 1 cho qua P2O5 thấy khối lượng P2O5 tăng thêm 1,8g. Phần 2 cho qua CaO thấy khối lượng CaO tăng 5,32g. Tìm CTPT của X biết X có số nguyên tử C 4.
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 67,2 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H6 (đkc). Sản phẩm cháy sau phản ứng được dẫn vào dung dịch NaOH tạo 265g Na2CO3 và 252g NaHCO3. Tính thành phần % theo thể tích của 2 hiđrocacbon.
Bài 11: Đốt cháy một hỗn hợp X gồm 2 hiđro cacbon A, B thuộc cùng một dãy đồng đẳng thu được 96,8g CO2 và 57,6g H2O.
Xác định dãy đồng đẳng của A, B.
Xác định các công thức phân tử có thể có của A, B và thành phần % hỗn hợp X (theo thể tích) ứng với trường hợp đặc biệt A, B là đồng đẳng kế tiếp. Cho biết A, B đều là thể khí ở điều kiện thường.
Tính khối lượng chung 2 muối natri phải dùng để khi nung hai muối này với NaOH ta thu được 1 mol hỗn hợp X.
Bài 12: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đồng và đều ở thể khí ở điều kiện thường. Đốt cháy X với 6,4g oxi (lấy dư) và cho hỗn hợp CO2, H2O và O2 dư đi qua bình Ca(OH)2 dư thì có 100g kết tủa và còn lại một khí thoát ra có thể tích 4,48 lít (đkc)
Xác định dãy đồng đẳng của A, B.
Xác định công thức phân tử của A, B.
Chọn trường hợp A, B là 2 đồng đẳng kế tiếp. Lấy 1 hỗn hợp Y gồm A, B với dY/H2=11,5. Tính số mol A, B biết rằng khi đốt cháy Y và cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 có 15g kết tủa.
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ankan A, B hơn kém nhau K nguyên tử cacbon thì thu được b gam khí CO2.
Hãy tìm khoảng xác định (giới hạn trên và dưới) của số nguyên tử cac bon trong phân tử ankan chứa ít nguyên tử cacbon nhất theo a, b, K.
Cho a= 2,72g, b= 8,36g và K= 2. Tìm công thức phân tử của A, B và tính % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp.
Bài 14: Một hiđrocacbon không vòng, nặng hơn không khí, ở thể khí ở đkc và không làm mất màu dung dịch nước brom.
Xác định công thức phân tử của A biết rằng A chỉ cho 1 sản phẩm thế monoclo (1 Cl).
Lấy 6g chất A trộn với 14,2g Cl2 và đưa ra ánh sáng khuyếch tán. Thu được 2 sản phẩm thế mono (1 Cl) và điclo (2 Cl), 2 sản phẩm này ở thể lỏng ở đkc. Cho hỗn hợp khí còn lại đi qua dung dịch NaOH dư thì còn lại duy nhất một khí thoát ra khỏi bình có V =2,24 lít (đkc). Dung dịch trong NaOH có khả năng oxi hoá 200 ml dung dịch FeSO4 0,5M. Xác định khối lượng mỗi sản phẩm thế.
Bài 15: Nhiệt phân 8,8g C3H8. Có 2 phản ứng:
 C3H8 --> CH4 + C2H2 C3H8 --> C3H6 + H2 
 Ta thu được hỗn hợp khí Y.
Biết rằng có 90% C3H8 bị nhiệt phân, tính MY.
Tính thể tích O2 (đkc) dùng để đốt cháy hết hỗn hợp Y, khối lượng CO2 và H2O thu được trong phản ứng này.
Nếu cho hỗn hợp qua nước Br2 dư (loại hết các hiđrocacbon không no) còn lại hỗn hợp Z có dZ/H2= 7,3. Xác định thnàh phần hỗn hợp Z.
Bài 16: m gam hỗn hợp hiđrocacbon A đốt cháy tạo ra CO2 với khối lượng CO2 là 2,75 gam và H2O với khối lượng 2,25 gam.
Xác định dãy đồng đẳng của A.
Tìm công thức phân tử của A.
Lấy V lít A (đkc) đem nhiệt phân ở 15000C thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hòn toàn hỗn hợp B cần 6,72 lít O2 (đkc). Tính V.
Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân, biết dB/H2 = 4,8.
bài tập về anken
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất A chỉ thu được CO2 và H2O. Khi dẫn toàn bộ sản phẩm vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng thêm 1,86 gam và có âmgm chất kết tủa. Khi hoá hơi m gam A thì VA= 40%V của m gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của A.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_ve_Hidrocacbon.doc