Hóa học - Bài tập Oxit – axit – bazơ – muối

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3168Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập Oxit – axit – bazơ – muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập Oxit – axit – bazơ – muối
BÀI TẬP OXIT – AXIT – BAZƠ – MUỐI
Câu 1. Cho 2,24 lít khí CO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch bari hiđroxit tạo bari cacbonat và nước. Khối lượng bari cacbonat tạo ra là
	A. 9,85 gam.	B. 19,7 gam.	C. 39,4 gam.	D. 29,55 gam.
 Câu 2. Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ
	A. chuyển màu đỏ.	B. chuyển màu xanh.	C. chuyển màu vàng.	D. mất màu.	
 Câu 3. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
	A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2	B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
	C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2	D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
 Câu 4. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:
	Dung dịch sau thí nghiệm chuyển từ không màu sang màu
	A. tím.	B. đỏ.	C. hồng.	D. xanh.
 Câu 5. Cho m gam bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của m là
	A. 16,8.	B. 8,4	C. 11,2	D. 15,6
 Câu 6. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng(II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là
	A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
	B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
	C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
	D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
 Câu 7. Oxit nào sau đây tác dụng với CO2 tạo muối cacbonat?
	A. BaO	B. Fe2O3	C. Al2O3	D. CuO
 Câu 8. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
	A. P2O5	B. SO2	C. CaO	D. CO
 Câu 9. Muối nào sau đây không điều chế từ oxit bazơ và dung dịch axit?
	A. CaSO4	B. Mg(NO3)2	C. MgCO3	D. MgSO4
 Câu 10. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
	A. Kali hiđroxit	B. Đồng(II) hiđroxit	C. Bari hiđroxit	D. Natri hiđroxit
 Câu 11. Cho 8 gam đồng(II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng(II) clorua. Giá trị của m là
	A. 27.	B. 15,3.	C. 20,75.	D. 13,5.
 Câu 12. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
	A. BaO	B. Al2O3	C. SO3	D. MgO
 Câu 13. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
	A. H2O cất.	B. dung dịch HCl.	C. dung dịch nước vôi trong	D. dung dịch xút.
 Câu 14. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?
	A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch sắt(II) clorua.
	B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari clorua.
	C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch axit clohiđric.
	D. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat.
 Câu 15. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
	A. Dung dịch natri clorua	B. Dung dịch canxi clorua. C. Dung dịch axit sunfuric	D. Dung dịch nước vôi trong.
 Câu 16. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
	A. Dung dịch bari hiđroxit và dung dịch axit clohiđric	B. Dung dịch đồng(II) sunfat và dung dịch natri hiđroxit
	C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch kali clorua	D. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat
 Câu 17. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra sản phẩm có chất khí?
	A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch axit sunfuric	B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari hiđroxit
	C. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat	D. Dung dịch natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
 Câu 18. Phản ứng giữa axit sunfuric và kali hiđroxit là phản ứng
	A. thế.	B. trung hoà.	C. phân huỷ.	D. hoá hợp.
 Câu 19. Dung dịch đồng(II) clorua tác dụng được với dung dịch
	A. axit clohiđric.	B. natri sunfat.	C. bari nitrat.	D. kali hiđroxit.
 Câu 20. Oxit nào sau đây không được điều chế bằng phản ứng phân huỷ?
	A. Na2O	B. CO2	C. SO2	D. CaO
 Câu 21. Cho các chất sau: đồng(II) hiđroxit, natri hiđroxit, bari hiđroxit, kali hiđroxit. Chất bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit là
	A. bari hiđroxit.	B. đồng(II) hiđroxit.	C. kali hiđroxit.	D. natri hiđroxit.
 Câu 22. Cho hai dung dịch natri sunfat và natri cacbonat đều trong suốt không màu. Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch trên là
	A. dung dịch natri hiđroxit.	B. dung dịch natri clorua.	C. dung dịch axit clohiđric.	D. dung dịch bari clorua.
 Câu 23. Quỳ tím chuyển đỏ khi cho vào dung dịch
	A. nước vôi trong.	B. axit sunfuric.	C. natri hiđroxit.	D. kali hiđroxit.	
 Câu 24. Oxit nào sau đây là oxit trung tính?
	A. CaO	B. CO2	C. SO2	D. CO
 Câu 25. Cho các chất: CuO, BaCl2, Mg, MgO. Chất tác dụng được với dung dịch axit clohiđric tạo dung dịch màu xanh là
	A. CuO.	B. MgO.	C. Mg.	D. BaCl2.
 Câu 26. CaO có tên gọi thông thường là
	A. vôi bột.	B. vôi tôi.	C. vôi sống.	D. sữa vôi.
 Câu 27. Axit tương ứng với lưu huỳnh(IV) oxit có công thức là
	A. H2SO3.	B. H2CO3.	C. H2SO4.	D. H3PO4.
 Câu 28. Cho hai dung dịch axit clohiđric và axit sunfuric loãng. Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch trên là
	A. dung dịch natri hiđroxit.	B. sắt(II) hiđroxit.	C. dung dịch bari clorua.	D. dung dịch natri cacbonat.
 Câu 29. Oxit nào sau đây là oxit axit?
	A. SO2	B. Na2O	C. Al2O3	D. CO
 Câu 30. Cho vài giọt dung dịch natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch sắt(III) clorua. Hiện tượng xảy ra là
	A. có kết tủa trắng xanh sau chuyển màu nâu đỏ.	B. có kết tủa trắng xanh tạo ra.
	C. có kết tủa xanh đậm.	D. có kết tủa nâu đỏ tạo ra.
 Câu 31. Trong công nghiệp, vôi sống được điều chế bằng cách nhiệt phân
	A. CaCl2.	B. CaSO4.	C. Ca(OH)2.	D. CaCO3.
 Câu 32. Oxit nào sau đây làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?
	A. CO2	B. NO	C. CuO	D. CO
 Câu 33. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
	A. Muối natri sunfit và axit cacbonic	B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
	C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric	D. Muối natri sunfat và muối đồng(II) clorua
 Câu 34. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
	A. Na2O	B. Al2O3	C. SO3	D. CuO
 Câu 35. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
	A. CaCl2	B. NaHCO3	C. Mg(OH)2	D. CaCO3
 Câu 36. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
	A. Đồng và dung dịch axit clohiđric	B. Đồng(II) oxit và dung dịch axit clohiđric	
	C. Đồng(II) hiđroxit và dung dịch axit clohiđric	D. Đồng(II) nitrat và và natri hiđroxit
 Câu 37. Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch natri hiđroxit và canxi hiđroxit là
	A. dung dịch axit clohiđric.	B. dung dịch bari clorua.	C. dung dịch natri clorua.	D. dung dịch natri cacbonat.
 Câu 38. Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch axit?
	A. K2O	B. CO	C. CaO	D. P2O5
 Câu 39. Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng?
	A. Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO	B. Fe2O3, CuO, Al2O3, CO	
	C. P2O5, CuO, Al2O3, MgO	D. P2O5, CuO, SO3, MgO
 Câu 40. Cho các chất: Mg, MgO, MgCO3, MgCl2. Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo chất khí có thể làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong là
	A. MgCO3.	B. MgO.	C. MgCl2.	D. Mg. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_oxitaxitbazomuoi.doc