Nội dung 1: THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ I – TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG PHẦN TRĂM KHỐI LƯỢNG HOẶC KHỐI LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 7,92 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 2,143. Công thức phân tử của A là: A. C2H4O2 B. C3H8O C. C3H8O3 D. C2H6O Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,43 gam một hợp chất hữu cơ X chứa C,H,O rồi cho sản phẩm đốt cháy vào bình đựng 35 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng người ta nhận thấy khối lượng bình KOH tăng lên 1,15 gam, đồng thời tu được hai muối khan có tổng khối lượng là 2,57 gam. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 43. Công thức phân tử của X là: A. C2H4O2 B. C3H8O C. C3H8O3 D. C4H6O2 Bài 3: Chất hữu cơ X có thành phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt là 40%, 6,67% và 53,33%. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ X có dạng: A. (C2H4O)n B. (CH2O)n C. (CHO)n D. (CH4O)n Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít O2 (đktc). Khi cho toàn bộ sản phẩm tạo thành (chỉ gồm CO2 và H2O) vào một lượng nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,5M; dung dịch này nặng hơn lượng nước vôi trong đã dùng là 8,6 gam. Công thức đơn giản nhất của A là: A. CH2O B. C2H4O2 C. CHO D. CHO2 Bài 5: Chất hữu cơ X ( C,H,O) khi đốt cháy hoàn toàn cho CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Số mol O2 cần dùng gấp 4 lần số mol X đem đốt, biết X chỉ chứa 1 nguyên tử oxi. X có công thức phân tử là: A. C2H6O B. C4H8O C. CH4O D. C3H6O II – TÍNH THEO THỂ TÍCH Bài 1: Một hỗn hợp gồm 5 cm3 một hiđrocacbon X ở thể khí và 30 cm3 O2 lấy dư. Sau khi đốt cháy hoàn toàn và làm lạnh thu được 20 cm3 mà 15 cm3 bị hấp thụ bởi dung dịch KOH. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là: A. C2H4 B. C3H8 C. CH4 D. C2H6 Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hợp chất hữu cơ X cần 5 lít oxi, thu được 3 lít khí CO2 và 4 lít hơi nước. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là: A. C3H8O B. C3H8O2 C. C2H6 D. C3H8 Bài 3: Đốt 200 cm3 hơi hợp chất hữu cơ A ( C,H,O) với 900 cm3 O2 dư trong một khí nhiên kế. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 1300 cm3 hỗn hợp khí và hơi. Sau khi cho hơi nước ngưng tụ, hỗn hợp chỉ còn 700 cm3 và sau khi cho hấp thụ vào dung dịch KOH chỉ còn 100 cm3. Công thức phân tử của A là: A. C3H6O B. C2H4O2 C. C2H6O D. CH4O Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 10 cm3 một hợp chất hữu cơ M ở thể khí phải dùng hết 225 cm3 không khí ( chứa 20% thể tích O2) thu được 30 cm3 CO2 và 30 cm3 hơi H2O. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. M có công thức phân tử nào sau đây: A. C4H8 B. C3H6 C. C3H8 D. C3H4 Bài 5: Có một hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A và CO2. Đốt cháy 0,5 lít hỗn hợp X với 2,5 lít O2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,4 lít hỗn hợp khí và hơi, tiếp tục làm lạnh chỉ còn 1,8 lít và sau khi cho qua dung dịch KOH chỉ còn 0,5 lít. Công thức phân tử của A : A. C3H8 B. C2H2 C. C3H4 D. C3H6 Nội dung 1: BÀI TẬP CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ Bài 1. Khi cho 5,30 gam hỗn hợp gồm etanol C2H5OH và propan-1-ol CH3CH2CH2OH tác dụng với natri (dư) thu được 1,12 lít khí (đktc). a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 2. Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau ? a) CH3 - CH = CH - CH3 b) CH2 = CH - CH2 - CH3 c) CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 d) CH2 = CH-CH3 e) CH3 - CH = CH - CH2 - CH3 h) CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 Bài 3. Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10. Bài 4. Những công thức cấu tạo nào dưới đây biểu thị cùng một chất ? Bài 5. So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ Bài 6. Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. CH4 B. C2H4 C. C6H6 D. CH3COOH Bài 7. Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?
Tài liệu đính kèm: