Hóa học 11 - Ôn tập ancol

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2593Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - Ôn tập ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 11 - Ôn tập ancol
Ôn tập ancol
Câu 1: Ancol X có công thức cấu tạo 
Tên của X là 
A.3-metylbutan -2-ol 	B.2-metylbutan-2-ol. 	C.pentan-2-ol. 	D.1-metylbutan-1-ol.
Câu 2 : Hiđrat hoá 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol .Hai anken đó là : 
 A..propen và but-2-en 	B .eten và but -1-en 	
C.2-metylpropen và but-1-en 	D. eten và but -2-en
Câu 3: Theo chiều tăng khối lượng mol trong phân tử , độ tan trong nước của các ancol
 A. tăng dần. B. không đổi. 	C. giảm dần. 	D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 4: Bậc của rượu là?
 A. Số nhóm chức có trong phân tử 	 B. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử
 C. Bậc của cacbon liên kết với nhóm OH D. Số cacbon có trong phân tử rượu
Câu 5: Chất 3 – MCPD ( 3 – monoclopropandiol) thường lẫn trong nước tương có công thức cấu tạo
	A. CH3 – CHCl – CH(OH)2 	B. CH2OH – CHOH – CH2Cl	
	C. CH3 – CH(OH)2 – CH2Cl	 	D. CH2OH – CHCl – CH2OH 
Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon, dẫn xuất halogen,ete có phân tử khối tương đương là do?
 A. trong phân tử ancol có liên kết cộng hoá trị 	B. giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro 
 C. ancol có nguyên tử oxi trong phân tử 	D. ancol có phản ứng với Na 
Câu 7: Cho 3 rượu: Rượu metylic, rượu etylic và rượu propylic. Điều nào sau đây là sai:
 A. Tất cả đều nhẹ hơn nước.	 B. Đều có tính axit. 
 C. Nhiệt độ sôi tăng dần. D. Tan vô hạn trong nước
Câu 8: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là
A. CnH2n + 2O.	B. ROH.	C. CnH2n + 1OH.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH.	B. ROH.	C. CnH2n + 2O.	D. CnH2n + 1CH2OH.
Câu 10: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol.	B. 2-etyl butan-3-ol.	C. 3-etyl hexan-5-ol.	D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 11: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH.	B. CH3OH.	C. C2H5OH.	D. CH2=CHCH2OH.
Câu 12: Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C3H7OH.	B. CH3OH.	C. C6H5CH2OH.	D. CH2=CHCH2OH. 
Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân ancol có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 14*: Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 15: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là
A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 16: X là ancol mạch hở có chứa 1 liên kết đôi trong phân tử. khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 60. CTPT của X là
A. C3H6O.	B. C2H4O.	C. C2H4(OH)2.	D. C3H6(OH)2.
Câu 17: A, B, D là 3 đồng phân có cùng công thức phân tử C3H8O. Biết A tác dụng với CuO đun nóng cho ra andehit, còn B cho ra xeton. Vậy D là 
A. Ancol bậc III.	B. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất.
C. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất.	D. Chất có khả năng tách nước tạo anken duy nhất.
Câu 18: X, Y, Z là 3 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 1,875MX. X có đặc điểm là
A. Tách nước tạo 1 anken duy nhất.	B. Hòa tan được Cu(OH)2.
C. Chứa 1 liên kết trong phân tử.	D. Không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức. 
Câu 19: Ancol X đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. X là
A. propan-2-ol.	B. butan-2-ol.	C. butan-1-ol.	D. 2-metylpropan-2-ol.
Câu 20*: Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 170oC được 3 anken. Tên X là
A. pentan-2-ol.	B. butan-1-ol.	C. butan-2-ol.	D. 2-metylpropan-2-ol. 
Câu 21: Một chất X có CTPT là C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không phải là anđehit. Vậy X là
A. but-3-en-1-ol.	B. but-3-en-2-ol.	C. 2-metylpropenol.	D. tất cả đều sai.
Câu 22: Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.	B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.	D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 23: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3.
Câu 24: Các ancol được phân loại trên cơ sở
A. số lượng nhóm OH.	B. đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon.
C. bậc của ancol.	D. Tất cả các cơ sở trên.
Câu 25: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là
A. 1, 2, 3.	B. 1, 3, 2.	C. 2, 1, 3.	D. 2, 3, 1.
Câu 26: Câu nào sau đây là đúng ?
A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic. 	B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm -OH.
C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 27: Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó vì 
A. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic tác dụng với Na.
B. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro với nước.
C. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử. 
D. B và C đều đúng.
Câu 28: A, B, C là 3 chất hữu cơ có cùng công thức CxHyO. Biết % O (theo khối lượng) trong A là 26,66%. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất trong số A, B, C là 
A. propan-2-ol.	B. propan-1-ol.	C. etylmetyl ete.	D. propanal.
Câu 29: Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol ?
A. CaO.	B. CuSO4 khan.	C. P2O5.	D. tất cả đều được.
Câu 30: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Anđehit axetic.	B. Etylclorua.	C. Tinh bột.	D. Etilen.
Câu 31: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là
A. 3,3-đimetyl pent-2-en.	B. 3-etyl pent-2-en.	 
C. 3-etyl pent-1-en.	D. 3-etyl pent-3-en.
Câu 32: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metyl butan-2-ol.	B. 3-metyl butan-1-ol.	C. 3-metyl butan-2-ol.	D. 2-metyl butan-1-ol.
Câu 33: X là hỗn hợp gồm hai anken (ở thể khí trong đk thường). Hiđrat hóa X được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III). X gồm 
A. propen và but-1-en.	B. etilen và propen.	C. propen và but-2-en.	D. propen và 2-metylpropen.
Câu 34: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác). 
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH. 
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). 
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 35: Cho các hợp chất sau : 
(a) HOCH2CH2OH.	(b) HOCH2CH2CH2OH.	(c) HOCH2CH(OH)CH2OH. 
(d) CH3CH(OH)CH2OH.	(e) CH3CH2OH. 	(f) CH3OCH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c).	B. (c), (d), (f).	C. (a), (c), (d).	D. (c), (d), (e). 
Câu 36: a. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH.	B. C2H4, CH3COOH.	
C. C2H5OH, CH3COOH.	D. CH3COOH, C2H5OH.
 b. Cho sơ đồ chuyển hoá : Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH=CH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CHO và CH3CH2OH.	D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 37*: Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả : Tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 38*: Anken X có công thức phân tử là C5H10. X không có đồng phân hình học. Khi cho X tác dụng với KMnO4 ở nhiệt độ thấp thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C5H12O2. Oxi hóa nhẹ Y bằng CuO dư thu được chất hữu cơ Z. Z không có phản ứng tráng gương. Vậy X là 
A. 2-metyl buten-2. 	B. But-1-en.	C. 2-metyl but-1-en.	D. But-2-en.
Bài tập phản ứng thế
Câu 39: Cho 11g hh gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đđ tác dụng hết với Na đã thu được 3,36lit H2(đkc). CTPT 2 ancol: 	
	A.CH3OH và C2H5OH. 	B. C3H7OH và C4H9OH. 
	C. C3H5OH và C4H7OH..	D. C3H7OH và C2H5OH
Câu 40: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam.	B. 1,9 gam.	C. 2,85 gam.	D. 3,8 gam.
Phản ứng tách 
Câu 41: Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. but-2-en.	B. đibutyl ete.	C. đietyl ete.	D. but-1-en.
Câu 42: Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 43: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 ancol là AOH, BOH và ROH với H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được tối đa bao nhiêu ete ?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 44: Đun nóng hỗn hợp n ancol đơn chức khác nhau với H2SO4 đặc ở 140oC thì số ete thu được tối đa	là
A. 	.	B. .	C. .	D. n!
Câu 45: Cho sơ đồ chuyển hóa : But-1-en A B E
Tên của E là
A. propen.	B. đibutyl ete.	C. but-2-en.	D. isobutilen.
Câu 46: Đun nóng ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ở 1400C thu được Y. Tỉ khối hơi của Y đối với X là 1,4375. X là
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Câu 47: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O.	B. C2H6O.	C. CH4O.	D. C4H8O.
Câu 48: Khi đun nóng một ancol đơn chức no A với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức của A là
A. C4H7OH.	B. C3H7OH.	C. C3H5OH.	D. C2H5OH.
Câu 49: Đề hiđrat hóa 14,8 gam ancol thu được 11,2 gam anken. CTPT của ancol là
A. C2H5OH.	B. C3H7OH.	C. C4H9OH.	D. CnH2n + 1OH.
Pư oxi hóa không hoàn toàn
Câu 50: Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton ?
A. propan-2-ol.	 	B. butan-1-ol.	C. 2-metyl propan-1-ol.	D. propan-1-ol.
Câu 51: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2.	B. ancol bậc 3.	C. ancol bậc 1.	 	D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
Câu 52: Oxi hóa 6 gam ancol no X thu được 5,8 gam anđehit. CTPT của ancol là
A. CH3CH2OH.	B. CH3CH(OH)CH3.	C. CH3CH2CH2OH.	D. Kết quả khác.
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
Câu 53: Đốt cháy một ancol X được . Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. X là ancol no, mạch hở.	B. X là ankanđiol. 
C. X là ankanol đơn chức.	 	D. X là ancol đơn chức mạch hở.
Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam.	B. 2 gam.	C. 2,8 gam. 	D. 3 gam.
Câu 55: Đốt cháy một ancol đơn chức, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích . CTPT của X là
A. C4H10O.	B. C3H6O.	C. C5H12O.	D. C2H6O.
Câu 56: Khi đốt cháy một ancol đa chức thu được nước và khí CO2 theo tỉ lệ khối lượng . CTPT của ancol là
A. C5H10O2.	B. C2H6O2.	C. C3H8O2.	D. C4H8O2.
Câu 57: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết X được 21,45 gam CO2 và 13,95 gam H2O. Vậy X gồm 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. CH3OH và C4H9OH.	
C. CH3OH và C3H7OH.	D. C2H5OH và C3H7OH.
Ôn tập Phenol
Câu 1: Trong công nghiệp, phenol được điều chế từ
A. benzen.	B. stiren.	C. isopropyl benzen.	D. toluen.
Câu 2: Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch bị vẩn đục. Điều đó chứng tỏ:
A. phenol là axit yếu hơn axit cacbonic.	B. phenol là chất có tính bazơ mạnh.
C. phenol là một chất lưỡng tính.	D. phenol là axit mạnh.
Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ancol và phenol đều tác dụng được với natri và với dung dịch NaOH.
B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và với dd natri cacbonat.
C. Chỉ có ancol tác dụng được với natri.
D. Chỉ có phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.
Câu 4: Phenol phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây :
Dung dịch HCl,dd NaOH,Na 	C.Nước Brom,Axit nitric,dd NaỌH
Nước brom,dd axit axetic,dd NaOH 	D.Nước brom,andehit axetic,dd NaOH
Câu 5:Phenol tác dụng được dễ dàng với nước Brom là do:
Ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng thơm 	C.Ảnh hưởng của vòng thơm lên nhóm OH
Phenol có vòng thơm thể hiện tính chưa no 	D.Phenol có vòng thơm thể hiện tính no
Câu 6: Ancol benzylic và phenol đều phản ứng được với :
Dung dịch HCl 	C. Dung dịch NaOH
Na 	D. Nước Brom
Câu 7: Số đồng phân có công thức C7H8O (chứa nhân thơm) phản ứng được với dung dịch NaOH là:
1 	B.2 	C.3 	D.4
Câu 8: Phân biệt 3 mẫu : Phenol,stiren,ancol benzylic có thể dùng :
Na 	B.dung dịch NaOH 	C.Dung dịch Brom 	D.HCl đặc
Câu 9: Cho 23,5 gam phenol tác dụng vừa đủ với axit HNO3 thu được m gam kết tủa vàng axit picric (2,4,6- trinitro phenol). Giá trị m là :
 37,95 g 	B.57,25 g 	C.35,97 g 	D.39,57 g
Câu 10: LÊy 11,75g phenol cho ph¶n øng hÕt víi níc brom d, hiÖu suÊt ph¶n øng 64%. Khèi lîng kÕt tña tr¾ng thu ®îc b»ng bao nhiªu (trong c¸c gi¸ trÞ sau):
 A. 26,48g	 	B. 64,65g	 	C. 41,375g	D. C¶ A, B, C ®Òu sai
Câu 11: Tªn cña hîp chÊt C H3	lµ:
	 Cl	 
 OH 
 	A. 2-clo-4-metyl phenol	B. 1-metyl-3-clo phenol- 4
C. 4-metyl-2-clo phenol	 D. 1-clo-3-metyl phenol-4

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_ancol_phenol_kiem_tra.docx