ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Trong giải bài tập hóa học hầu hết các bài toán đều liên quan tới khối lượng.Do đó,việc ta áp dụng định luật BTKL trong hóa học là rất phổ biến.Bản chất của định luật rất đơn giản đó là khối lượng (*) trước phản ứng = khối lượng (*) sau phản ứng. Khối lượng (*) ở đây có thể là : Khối lượng của 1 hoặc vài nguyên tố. Khối lượng các chất trước và sau phản ứng. Khối lượng của hợp chất bằng tổng khối lượng các nguyên tố Khối lượng muối bằng tổng khối lượng các ion trong dung dịch. Vấn đề đáng chú ý là việc giải bài tập hóa học thường rất hiếm khi áp dụng đơn thuần định luật BTKL vì nó quá đơn điệu.Nên trong đa số các bài toán ta cần phải kết hợp linh hoạt định luật BTKL với các định luật bảo toàn khác. Chúng ta sẽ làm rõ các vấn đề trên qua các bài tập ví dụ sau: BÀI TẬP MẪU Câu 1 : Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic mạch hở ,no ,đơn chức bằng dung dịch NaOH ,cô cạn được 5,2 g muối khan .Nếu đốt cháy 3,88 g X thì cần thể tích O2 (đktc) là : A.3,36 B.2,24 C.5,6 D.6,72 Đây là bài toán khá đơn giản.Có nhiều cách làm bài này,tuy nhiên mình sẽ dùng các ĐLBT để giải quyết nó. Vì axit đơn chức nên ta có : →Chọn A Câu 2: Nung 14,38 g hỗn hợp KClO3 và KMnO4 1 thời gian được hỗn hợp chất rắn A nặng 12,46 gam và V lít khí (đktc) thoát ra. Cho dd HCl đặc dư vào A đến khi các phản ứng kết thúc thấy có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra (cho rằng các khí tạo thành đều thoát hết khỏi dd). Thành phần % khối lượng của KMnO4 trong hỗn hợp ban đầu bằng: A.60% B.65,9% C.42,8% D.34,1% Ta có : →Chọn B Câu 3: Hỗn hợp rắn X gồm FeO và Fe3O4 có tỉ lệ mol 2:1. Dẫn khí CO đi qua m gam X nung nóng thu được 20 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 5,6 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 22,56 B. 24,08 C. 20,68 D. 24,44 Ta có: →Chọn A Câu 4: Nhiệt phân 48,1 gam hỗn hợp rắn X gồm KMnO4, MnO2, KCl một thời gian thu được 46,82 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong V lít dung dịch HCl 1,6M đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối có cùng nồng độ mol và 11,872 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là. A.1,2 B.1,4 C.1,0 D.1,1 Ta có : Khi đó ta lại có : →Chọn D Câu 5: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch A chứa H2SO41M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi các phản ứng kết thúc thu được 0,85m gam hốn hợp chất rắn và dung dịch B. Giá trị của m là: A. 72 g B. 53,33 g C. 74,67 g D. 32,56 g Để ý : Sau các phản ứng có chất rắn (Fe và Cu) nên muối thu được chỉ là muối Fe2+. Khi đó dung dịch A sẽ gồm →Chọn A Câu 6: Cho 3.2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0.8M và H2SO4 0.2M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Số gam muối khan thu được là: A. 7.90 B. 8.84 C. 5.64 D. 10.08 Muốn tính khối lượng muối khan ta cần phải biết sau các phản ứng dung dịch chứa các ion gì?Số mol là bao nhiêu? Trước hết ta có : Dễ thấy H+ thiếu → dung dịch sau phản ứng gồm →Chọn A Câu 7: Cracking 6,72 lít C4H10 (đktc) một thời gian thì thu được hh X gồm các anken,ankan và H2 .Cho X đi qua dd Br2 dư thì khối lượng bình Br2 tăng lên 11,2 gam và có khí Y bay ra khỏi bình.Đốt cháy Y thí cần V lít khí O2 đktc.Giá trị của V là: A.8,96 B.16,8 C.17,92 D.15,68 Ta có : Vì công thức chung của anken là CnH2n nên ta sẽ có : Vậy trong Y có : →Chọn B Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là A. 10,2 gam. B. 2 gam. C. 2,8 g am. D. 3 gam. Ta có : →Chọn D Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2 có Mtb X = 23,5. Trộn V (lít) X với V1 (lít) hiđrocacbon Y được 107,5g hh khí Z. Trộn V1 (lít) X với V (lít) hiđrocacbon Y được 91,25g hh khí F. Biết V1 – V = 11,2 (lít) (các khí đo ở đktc). Công thức của Y là: A. C3H8 B. C3H6 C. C4H8 D. C2H6 Ta có : Ta lại có : →Chọn C Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là: A. 7,2 B. 8,1 C. 10,8 D. 9 Ta có : →Chọn B Câu 11: Cho 0,15 mol este X mạch hở vào 150 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng để phản ứng thuỷ phân este xảy ra hoàn toàn thu được 165 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,2 gam chất rắn khan. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT thoả mãn? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Ta có : →Chọn A Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 74 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 178 gam muối sunfat. Nếu cũng cho 74 gam hỗn hợp X trên phản ứng với lượng dư khí CO ở nhiệt độ cao và dẫn sản phẩm khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng (gam) kết tủa tạo thành là bao nhiêu? (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 130 B. 180 C. 150 D. 240 Bài toán khá đơn giản và có nhiều cách giải . Cách 1 : →Chọn A Cách 2: Ta có : →Chọn A Có thể dùng thêm cách sử dụng bảo toàn điện tích nữa. Câu 13: Chọn đáp án D Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2. Thêm m (gam) bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,5m (gam) và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là A. 1,92. B. 20,48. C. 9,28. D. 14,88. Vì 0,5m là hỗn hợp kim loại → dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối Fe2+. Ta có : →Chọn D BÀI TẬP LUYỆN TẬP Câu 1: Cho m gam Fe vào 1 lít dd gồm H2SO4 0,1M, Cu(NO3)2 0,1M, Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,69m gam hỗn hợp kim loại, dd X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).Giá trị m và khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X lần lượt là: A.25,8 và 78,5 B.25,8 và 55,7 C.20 và 78,5 D.20 và 55,7 Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 0.24 mol và Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí NO (đktc) duy nhất .Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan.Giá trị của m là : A. 34.048 B. 35.84 C. 31.36 D. 25.088 Câu 3: Hòa tan hết 10,4 gam hỗn hợp Fe, Mg vào 500ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,4M và HCl 0,8M thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 36,7 B. 39,2 C. 34,2≤ m ≤ 36,7 D. 34,2 Câu 4: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,45 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 51,6 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 88,65 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch C và 4,48 lít khí (đktc) bay lên. Cô cạn C thu được m gam muối.Giá trị của m là: A. 98,8 B. 98,40 C. 93,36 D. 96,72 Câu 5: Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là: A. 54,45 gam B. 75,75 gam C. 68,55 gam D. 89,7 gam Câu 6: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ? A. 71,4 gam. B. 23,8 gam. C. 86,2 gam. D.119 gam. Câu 7: Hòa tan 10,65 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 3,36 lít khí (đo ở đktc) ở anot và a (gam) hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là A. 5,85. B. 8,25. C. 9,45. D. 9,05. Câu 8: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là: A. 2,4 gam B. 1,8 gam C. 2,2 gam D. 3,12 gam Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 54 gam hh X gồm axit fomic ,axit axetic, axit acrylic, axit oxalic, axit adipic thu được 39.2 lit CO2 (đktc) và m gam H2O .Mặt khác 54 gam hỗn X phản ứng hoàn toàn với dd NaHCO3 dư,thu được 21.28 lít CO2 (đktc). Tìm m: A.21,6 B.46,8 C.43,2 D.23,4 Câu 10: Cho 0,1 mol alanin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch A . Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch B, làm bay hơi dung dịch B thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 19,875 gam B. 11,10 gam C. 14,025 gam D. 8,775 gam Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C3H5COOH. D. C2H3COOH. Câu 12: Cho 8 g hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 tác dụng HNO3 đun nóng .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc 1,344 lít hỗn khí A gồm NO và NO2 dung dịch Y và 1,2 kim loại.Tỉ khối của A so với He là 9,5. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.Giá trị m là: A.8 B.9 C.10 D.11 Câu 13: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X ( Fe , FeO , Fe2O3 ,Fe3O4 ). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M , đồng thời giải phóng 0,672 lít khí ( đktc ). Tính m ? A.10,08 B.8,96 C.9,84 D.10,64 Câu 14: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn X trong 400 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt (duy nhất) chưa tan. Khối lượng hỗn hợp X là m gam.Giá trị của m là : A. 25 B. 35 C. 30 D. 40 Câu 15: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là A. 1,75 mol B. 1,50 mol C. 1,80 mol D. 1,00 mol Câu 16: Cho 20 gam hh X gồm Cu, Fe, Al, Mg tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng nóng dư thu được dd Y và 8,96 lit khí NO duy nhất .Cho dd NaOH vào dd Y đến khi kết tủa hoàn toàn. Các cation kim loại thì thu được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được m gam hh các oxit. m có giá trị là: A.39,2 B.23,2 C.26,4 D.29,6 Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lit khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là: A. 6,45 gam B. 6,85 gam C. 8,88 gam D. 7,04 gam Câu 18: Đốt cháy hỗn hợp Mg và Al một thời gian ta thu được 32,4 gam hỗn hợp X , hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1,2M và HCl 2M , thu được dung dịch Y và 11,2 lít H2( đktc) . Cô cạn Y thu được m gam hỗn hợp muối trung hòa khan . Giá trị của m là : A. 115,9 . B. 107,90. C. 112,60. D. 124,30. Câu 19: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH.Sau khí phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chứa 21,35 gam muối .Giá trị của V là : A.7,84 B.8,96 C.6,72 D.8,4 Câu 20: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl x (M) thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đo ở đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của x lần lượt là A. 4,2 gam và 0,75M. B. 4,2 gam và 1M. C. 3,2 gam và 2M. D. 3,2g gam và 0,75M. Câu 21: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FexOy cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc thu được 0,56 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa muối Fe(III). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là A. 8,0 gam. B. 10,0 gam. C. 16,0 gam. D. 20,0 gam. Câu 22: Cho hỗn hợp X gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 36,3 gam. B. 41,1gam. C. 41,3 gam. D. 42,7 gam. Câu 23: Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 0,8M, sau phản ứng thu được 100,81 gam xà phòng. Xác định chỉ số axit của chất béo đó. A. 1,4 B. 5,6 C. 11,2 D. 2,8 Câu 24: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 43,2 gam B. 56 gam C. 33,6 gam D. 32 gam Câu 25: Đem hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch chứa đồng thời a mol H2SO4 và b mol HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 muối có tổng khối lượng là 4,1667m. Thiết lập biểu thức liên hệ giữa số mol của 2 axit: A. b = 6a B. b = 4a C. b = 8a D. b = 7a Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axít H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là: A. 37,2 gam B. 50,4 gam C. 23,8 gam D. 50,6 gam Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là: A. 0,40 mol B. 0,30 mol C. 0,45 mol D. 0,35 mol Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là: A. 13,8 gam và 23,4 gam B. 9,2 gam và 13,8 gam C. 23,4 gam và 13,8 gam D. 9,2 gam và 22,6 gam ĐÁP ÁN CHI TIẾT Câu 1: Chọn đáp án D Ta có : Sử dụng phương trình Dễ thấy H+ hết do đó có ngay dd X →Chọn D Câu 2: Chọn đáp án B Ta có : →Chọn B Câu 3: Chọn đáp án B Ta có : Chú ý : Khi cô cạn dung dịch thì HCl bay hơi nên ưu tiên tạo muối SO4 trước. →Chọn B Câu 4: Chọn đáp án A Ta có: →Chọn A Câu 5: Chọn đáp án B Chú ý : Kim loại có dư nên muối là muối Fe2+ và Cu2+ Ta có : →Chọn B Câu 6: Chọn đáp án A Giả sử trong 100 ml dung dịch X có : →Chọn A Chú ý : Đề bài bắt tính khối lượng muối trong 300 ml dung dịch X. Câu 7: Chọn đáp án B A. 5,85. B. 8,25. C. 9,45. D. 9,05. Ta có : → Chọn B. Câu 8: Chọn đáp án D Ta có : Với phần 2: →Chọn D Câu 9: Chọn đáp án D Ta có : →Chọn D Câu 10: Chọn đáp án A Đầu tiên dùng BTNT.Na các bạn hãy trả lời câu hỏi Na đi vào đâu? Ta có ngay : →Chọn A Câu 11: Chọn đáp án D Ta có : Ta lại có : →Chọn D Câu 12: Chọn đáp án A Chú ý : Kim loại có dư nên muối là muối Fe2+ và Cu2+ Ta có :.Giả sử lượng chất rắn tan vừa đủ là X’ .Có ngay: →Chọn A Câu 13: Chọn đáp án A Ta có : →Chọn A Câu 14: Chọn đáp án C Chú ý : Kim loại có dư nên muối thu được là muối Fe2+. Ta có : →Chọn C Câu 15: Chọn đáp án C Với phần 1: Với phần 2 : →Chọn B Câu 16: Chọn đáp án D Chú ý :Cuối cùng các kim loại đều lên số oxi hóa cao nhất. Ta có : Nung Z : →Chọn D Câu 17: Chọn đáp án A Ta có : → Ancol no đơn chức. →Chọn A Câu 18: Chọn đáp án A Ta có : →Chọn A Câu 19: Chọn đáp án A Nếu là muối Na2CO3 →khối lượng muối sẽ là 0,05(23.2+60)=5,3.Ta có →Chọn A Câu 20: Chọn đáp án B Cu có dư 1 gam → Y là muối Cu2+ và Fe2+ và HCl có dư. Ta có : →Chọn B Câu 21: Chọn đáp án B Ta có : →Chọn B Câu 22: Chọn đáp án B Dễ thấy kim loại còn dư và HNO3 thiếu. Ta sử dụng : →Dung dịch sau phản ứng có : →Chọn B Câu 23: Chọn đáp án D Ta có : Gọi số mol nước là a ta có : Vậy chỉ số axit là : →Chọn D Câu 24: Chọn đáp án A Ta có : Vì KLdư nên sau phản ứng dung dịch gồm: →Chọn A Câu 25: Chọn đáp án C Ta có : →Chọn C Câu 26: Chọn đáp án D Dễ thấy hỗn hợp khí là CO2 và H2.Ta có : →Chọn D Câu 27: Chọn đáp án D Ta có : →Chọn D Câu 28: Chọn đáp án C Ta có : → các ancol trong X chỉ có hai nhóm – OH →Chọn C
Tài liệu đính kèm: