Hóa học 10 - Nhôm và hợp chất

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 10 - Nhôm và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 10 - Nhôm và hợp chất
 NHÔM VÀ HỢP CHẤT 
Câu 1 : Loại chất nào sau đây không chứa nhôm oxit ?
	A. quặng boxit.	B. saphia.	C. đá rubi.	D. phèn chua.
Câu 2 : Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì lí do nào?
A. Nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.
B. Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy.
C. Nhôm bị ăn mòn hóa học.
D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy.
Câu 3 :Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trong 
A. dd HNO3 loãng	B. dd HCl, H2SO4 loãng	B. dd Ba(OH)2, NaOH	 D. H2O, dd NH3
Câu 4 : Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.	B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.
C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.	D. dung dịch trong suốt.
Câu 5 : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được là 
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.	B. có kết tủa keo trắng, không tan.
C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó kết tủa trở lại.	D. không có kết tủa.
Câu 6 : Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dd thu được có chứa
A. NaCl, NaOH	B. NaCl, NaOH, AlCl3	C. NaCl, NaAlO2	 D.NaCl,NaOH, NaAlO2
Câu 7: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 ?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan.
C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần.
D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan.
Câu 8 : Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện 
A. Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch OH- (dư)
B. Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư)
C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O	
D. Cho Al tác dụng với H2O
Câu 9 : Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất Al, criolit (3NaF, AlF3) có tác dụng 	 (1) tạo hỗn hợp dẫn điện tốt hơn	 (2) hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3
	 (3) Hạn chế Al sinh ra bị oxi hóa bởi không khí
	Số tác dụng đúng là:	A. 0	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 10 : Hợp chất không có tính lưỡng tính ?
A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. Al2(SO4)3 D. NaHCO3.
Câu 11 : Có các kim loại Na, K, Cu, Al, Fe, Mg, Ba. Số kim loại tan được trong dung dịch NaOH là	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 12 : Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaOH và Al2O3. 	 B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. K2O và H2O.
Câu 13 : Cặp chất nào có thể tồn tại trong một dung dịch ?
A. Na2S và AgNO3 B.NaHSO4 và BaCl2 C. NaHCO3 và CaCl2 D.AlCl3 và NH3
Câu 14 : Cho vào dung dịch AlCl3 một lượng Na từ từ đến dư. Sau phản ứng có hiện tượng sau cùng	A. Al kết tủa	 	B. Al kết tủa và Al(OH)3 
	C. Dung dịch trong suốt	D. Dung dịch trong suốt rồi lại có kết tủa
Câu 15 : Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.	B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.
C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó kết tủa trở lại.	D. dung dịch trong suốt.
Câu 16 : Hỗn hợp chất rắn tan hết trong dung dịch Ba(OH)2 (dư) là 
 A. BaO, MgO B. ZnO, Fe(NO3)2 C. Al(OH)3, Cu	 D. K2O, Al
Câu 17 : Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Al(OH)3, Al2O3, MgO vào dung dịch NaOH dư còn lại rắn X. X gồm	A. Mg, MgO	 B. Al2O3, Al, Al(OH)3	C. Al, Mg	 D. Al(OH)3, Al2O3, MgO	
Câu 18 : Các quá trình sau: 1. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.
	 2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
	 3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
	 4. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
Số quá trình không thu được kết tủa là :A. 0	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 19 : Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF,Cl2,NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là 
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 20 : Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng 
A. dd H2SO4 loãng.	B. dd H2SO4 đặc nguội.C. dd NaOH, khí CO2.	 D. dd NH3.
Câu 21 : Để nhận biết các chất rắn riêng biệt: Al2O3, Mg, Al người ta có thể dùng 
A. dung dịch H2SO4 đặc, nguội.	 B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch HCl.	D. dung dịch Na2CO3.
Câu 22 : Tại sao không điện phân nóng chảy AlCl3 để điều chế Al
A. nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 quá cao.	B. AlCl3 là một hợp chất rất bền.
C. AlCl3 bị thăng hoa trong quá trình điện phân.	D.điện phân AlCl3 không thu được Al nguyên chất.
Câu 23 : Phương pháp hóa học nào trong số các phương pháp sau có thể nhận biết được mỗi kim loại Na, Ca và Al (theo trình tự tiến hành) ?
A. Dùng H2O, lọc, Na2CO3.	B. Dùng dd H2SO4 đặc, nguội, H2O.
C. Dùng H2O, lọc, phenolphtalein.	D. Dùng H2O, lọc, quỳ tím.
Câu 24: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt NaCl, CaCl2, AlCl3 người ta có thể dùng
A. dung dịch NaOH dư và dung dịch AgNO3.B. dung dịch NaOH dư và dung dịch Na2CO3.
C. H2SO4 và dung dịch AgNO3. D. dung dịch Na2CO3 dư và dung dịch AgNO3.
Câu 25: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là 
A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. 	B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2. 
C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.	D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2. 
Câu 26 : Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây ? 
 A. Mg, Al2O3, Al B. Mg, K, Na. 	C. Zn, Al2O3, Al. 	D. Fe, Al2O3, Mg. 
Câu 27 : Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, phản ứng xong thu được 2 kim loại và dung dịch gồm 2 muối là
A. Zn(NO3)2 và AgNO3.	B. Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2.
C. Zn(NO3)2 và Al(NO3)3.	D. Al(NO3)3 và AgNO3.
Câu 28 : Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, (NH4)2CO3, NH4Cl, FeCl3, AlCl3 người ta có thể dùng A. kali.	B. bari.	C. rubiđi.	D. magie.
Câu 29 : Có thể phân biệt 3 chất rắn trong 3 lọ mất nhãn: CaO, MgO, Al2O3 bằng hóa chất nào sau đây ? A.Dung dịch HCl.	 B.Dung dịch NaOH. C. Nước. D. Dung dịch HNO3 đặc.
Câu 30 : Chọn X, Y, Z, T, E theo đúng trật tự tương ứng trong sơ đồ sau:
HCl
HCl
NaOH dư
CO2 dư
to
NaOH
H2SO4
	Al X Y Z T Y Z E 
A. AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3, Al2(SO4)3	B. AlCl3, NaAlO2, Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3
C. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2, Al2(SO4)3 	D. AlCl3, NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3, Al2(SO4)3 
Câu 31 : Cho sơ đồ chuyển hoá sau :
Công thức của X, Y, Z lần lượt là A. Cl2, AgNO3, MgCO3 B. Cl2, HNO3, CO2 	
 C. HCl, HNO3, Na2NO3 D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3
Câu 32 : Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm 
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 33 : Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp đun nóng Al, Al2O, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm 	A. Al, Mg, Fe B. Fe C. Al, MgO, Fe	D. Al, Al2O3, MgO, Fe
Câu 34 : Hoà tan hỗn hợp gồm : K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và hất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là	A. K2CO3	B. Fe(OH)3 	C. Al(OH)3 	D. BaCO3 
Câu 35 : Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →	(2) CuSO4 + Ba(NO3)2	→
(3) Na2SO4 + BaCl2 →	(4) H2SO4 + BaSO3	→
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →	(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6)
Câu 36: Cho Ba vào lần lượt các dung dịch: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), K2SO4 (3), AlCl3 (4), Mg(NO3)2 (5), KOH (6) sẽ thấy hiện tượng kết tủa ở các dung dịch 
A. (2),(3),(5)	 B. (2),(3),(4)	 C. (2),(3),(4),(5) D. (3),(4),(5)
Câu 37: Cho dãy phản ứng:	X ® AlCl3 ® Y Z ® XE
X, Y, Z, E lần lượt là A. Al, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2.	B. Al(OH)3, Al, Al2O3, NaAlO2.
C. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2.	D. Al, Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3.
Câu 38 : Từ dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH điều chế ra kim loại Al (với phương án tối ưu nhất) bằng bao nhiêu phản ứng?	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 39 : Cho hỗn hợp gồm m (g) Al + m (g) Na vào cốc nước dư thì thấy
	A. Miếng Al không tan hết	B. Al tan hết và tạo ra Al(OH)3↓
	C. Al tan hết, trong dung dịch còn lại chỉ chứa NaAlO2
	D. Al tan hết, trong dung dịch còn lại chỉ chứa NaAlO2 + NaOH dư
Câu 40 : Cho chuyển hóa sau: X NaAlO2 Y Z Al. Các chất X, Y, Z phù hợp lần lượt với các chất sau
	A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3	B. Al(OH)3, Al2(SO4)3, AlCl3
C. Al, Al(OH)3, Al2O3	D. Al2O3, AlCl3, Al2O3
Câu 41 : Cho sơ đồ điều chế sau (mỗi mũi tên là một phản ứng). Biết B là khí CO2 và A là CaCO3. Các chất C, D, E, F lần lượt là 
A. NaHCO3, Na2CO3, CaCl2, Ca(OH)2.
B. Na2CO3, Ca(OH)2, CaCl2, NaHCO3.
C. NaHCO3, Na2CO3, Ca(OH)2, CaCl2.
D. Ca(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, CaCl2.
Câu 42 : Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol AlCl3. Điều kiện để thu được kết tủa là A. a > 4b	 B. a < 4b	 C. a + b = 1 mol	D. a – b = 1 mol 
Câu 43 : Trộn 12,15 gam bột Al với 72 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm khối lượng chất rắn thu được là 
	A. 92,25 gam	 B. 84,15 gam	 C. 97,65 gam	 D. 77,4 gam
Câu 44: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đem Y tan hết trong dung dịch H2SO4 7,84 lít H2 đktc. Nếu cho Y tác dụng NaOH dư thấy có 3,36 lít H2 đktc. Khối lượng Al trong hỗn hợp X là 
	A. 2,7g	 B. 8,1g	 C. 10,8g	D. 5,4g
Câu 45 : Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa tan toàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO và NO2 (đktc) lần lượt là
A. 0,224 lít và 0,672 lít.	B. 0,672 lít và 0,224 lít.C. 2,24 lít và 6,72 lít.	D. 6,72 lít và 2,24 lít.
Câu 46: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O.	 B. NO2.	C. N2. 	D. NO
Câu 47 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hòa tan m gam hỗn hợp trên trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 10,08 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 16,50	B. 19,20	C. 20,55	D. 29,25
Câu 48 : Cho m gam hỗn hợp Al và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch A. Nếu cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,8 gam kết tủa. Nếu cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị m là
	A. 9,1g	B. 8,4g	 C. 5,8g	 D. 11,8g
Câu 49 : Đem 15 gam hỗn hợp A gồm Al và Cu cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 đktc. Nếu đem lượng A trên cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, số mol NO thu được là 
A. 0,2	 mol	 B. 0,5 mol	 C. 0,3 mol	D. 1,2 mol
Câu 50 : Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là  A. 150. B. 100. C. 200. D. 300.
Câu 51 : Cho 3,78 gam bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Công thức của muối XCl3 là
A. BCl3. B. FeCl3.	C. CrCl3.	D. không xác định được.
Câu 52 : Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 150ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
	A. 10,95	B. 13,20	C. 13,80	D. 15,20
Câu 53 : Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là A. a = b	B. a = 2b	C. b < 4a	D. b <5a
Câu 54 : Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,2 . B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 55: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là	A. 0,45.	B. 0,40.	C. 0,55.	D. 0,60.
Câu 56: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3, H2SO4 đặc (dư) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Tính % khối lượng Al trong X.
	A.36%	B.	50%	C.	46%	D.	63%
Câu 57 : Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là  A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D.77,86 gam
Câu 58 : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí.Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
Câu 60 : Lấy m gam A (gồm Na, Al) chia làm 2 phần bằng nhau : 
Phần 1 cho vào nước cho đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 0,448 lít khí H2(đktc);
Phần 2 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,472 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là A. 5,86 gam.	 B. 2,93 gam.	 C. 2,815 gam.	 D. 5,63 gam.
Câu 61 : Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là: A. 0,45. B. 0,35.C. 0,25.D. 0,05.
Câu 62: Thêm dd HCl vào dd hỗn hợp gồm 0,1 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2 thu được 0,08 mol chất kết tủa. Số mol HCl đã thêm vào là:
A. 0,08 hoặc 0,16 mol B. 0,16 mol C. 0,18 hoặc 0,26 mol	 D. 0,26 mol
Câu 63 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 8,3 và 7,2. B. 11,3 và 7,8. 	C. 13,3 và 3,9. 	D. 8,2 và 7,8.
Câu 64: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y.Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là A. 1,59.	B. 1,17.	C. 1,71.	D. 1,95.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhom.doc