Hóa học 10 - Lý thuyết và bài tập chương 7

pdf 8 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3331Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 10 - Lý thuyết và bài tập chương 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 10 - Lý thuyết và bài tập chương 7
 0983732567 
1 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
I/. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 
1. Khái niệm và biểu thức tính 
- Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của phản ứng và được 
xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong một đơn vị thời gian. 
- Các biểu thức tính tốc độ của phản ứng: Δv = ΔC/Δt (1) 
Trong đó: 
+ ΔC: độ biến thiên nồng độ của chất (lấy trị tuyệt đối) 
+ Δt: khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên nồng độ. 
Với phản ứng: xA + yB → sản phẩm thì: v = k.[A]x.[B]y (2) 
2. Các yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng 
a. Nhiệt độ 
- Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng và ngược lại vì khi tăng nhiệt độ, tốc độ chuyển động 
nhiệt của các phân tử tăng → các phân tử va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn → phản ứng xảy ra 
nhanh hơn. Thông thường khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. 
- Nếu tăng nhiệt độ phản ứng lên t0C thì tốc độ phản ứng tăng αt/10 (với α là hệ số nhiệt độ - số lần 
tăng tốc độ khi nhiệt độ tăng lên 100C). 
b. Nồng độ các chất tham gia phản ứng 
 Nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng (điều này được thấy rõ theo biểu 
thức (2) vì khi nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì va chạm giữa các phân tử chất tăng → va chạm 
hiệu quả tăng. 
c. Áp suất 
- Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có mặt của chất khí. 
- Nếu áp suất tăng (nồng độ chất tham gia phản ứng tăng) thì tốc độ phản ứng tăng. 
d. Diện tích tiếp xúc bề mặt 
- Diện tích tiếp xúc bề mặt tăng thì tốc độ phản ứng tăng 
- Diện tích tiếp xúc tỷ lệ nghịch với kích thước của chất rắn. 
e. Xúc tác 
 Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng. Chất kìm hãm làm giảm tốc độ phản ứng. 
Ngoài các yếu tố trên thì có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: môi trường 
thực hiện phản ứng; tốc độ khuấy trộn... 
2. Cân bằng hóa học: 
a. Một số khái niệm 
- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều thuận và nghịch trong cùng điều 
kiện. 
- Cân bằng hoá học là trạng thái của hệ phản ứng thuận nghịch mà ở đó tốc độ phản ứng 
thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. 
Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng: 
+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 
+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng. 
+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. 
+ Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 
+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc 
- Cân bằng hoá học là cân bằng động vì tại trạng thái cân bằng, 
phản ứng thuận và nghịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng với tốc độ 
bằng nhau nên không làm thay đổi nồng độ của các chất trong hệ 
phản ứng. 
 - Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch: 
nA + mB ↔ pC + qD là: 
 Kcb =[C]
p
.[D]
q
/[A]
a
.[B]
b
0983732567 
2 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
 Chú ý: hằng số tốc độ của phản ứng cũng như hằng số cân bằng của phản ứng thuận 
nghịch chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ. 
b. Sự chuyển dịch cân bằng hoá học 
- Khi hệ phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng nếu ta thay đổi điều kiện nào 
đó thì cân bằng hoá học sẽ bị phá vỡ và hệ sẽ chuyển dịch đến một trạng thái cân bằng mới. 
- Nguyên lí chuyển dịch cân bằng LơSatơlie: Khi ta thay đổi điều kiện nào đó của cân 
bằng hoá học thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Cụ 
thể là: 
 + Nếu tăng nồng độ một chất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều mà chất đó là chất 
tham gia phản ứng, còn nếu giảm nồng độ của một chất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều 
sinh ra chất đó. 
 + Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (có 
ΔH > 0). Còn khi giảm nhiệt độ thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng toả nhiệt (có 
ΔH < 0). 
+ Khi tăng áp suất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân tử khí và 
ngược lại khi giảm áp suất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng số phân tử khí. Như 
vậy áp suất chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng có số phân tử khí ở 2 vế của phương trình khác nhau. 
 + Chất xúc tác không làm chuyển dịch CBHH mà chỉ làm cho hệ nhanh đạt đến trạng thái 
cân bằng. 
c/. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Le Chatelier): “Cân bằng của phản ứng thuận 
nghịch sẽ chuyển dời 
Thay đổi Chuyển dời theo chiều 
Nồng độ 
Tăng [A] 
Giảm [A] 
Giảm [A] 
Tăng [A] 
Áp Suất 
Tăng áp suất 
Hạ áp suất 
Giảm số phân tử khí 
Tăng số phân tử khí 
Nhiệt độ 
Tăng nhiệt độ 
Hạ nhiệt độ 
Thu nhiệt 
Phát nhiệt 
Lưu ý: Chất xúc tác không làm dịch chuyển cân bằng, chỉ làm phản ứng nhanh đạt đến trạng thái 
cân bằng. 
II/. KIẾN THỨC BỔ SUNG: 
 1. Biểu thức vận tốc phản ứng: 
Vận tốc phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ của các chất tham gia phản ứng, với số mũ là hệ số 
hợp thức của các chất tương ứng trong phương trình phản ứng hóa học. 
 Xét phản ứng: mA + nB –> pC + qD 
 Biểu thức vận tốc: v = k [A]m[B]n 
 k: hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc). 
 [A], [B]: nồng độ mol của chất A và B. 
 2. Hằng số cân bằng: 
 Xét phản ứng thuận nghịch: mA + nB pC + qD 
 Vận tốc phản ứng thuận: vt=kt[C]m[D]n 
 Vận tốc phản ứng nghịch: vn= kn [C]
p
[D]
q
 0983732567 
3 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
PHẦN 1: CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG 
Câu 1: Cho cân bằng: 2AB2 (k) + B2 (k) ⇌ 2AB3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với 
H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: 
A. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
C. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
D. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
Câu 2: Cho phản ứng hóa học sau: 
Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) -> Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l). 
Khi thay đổi một trong các yếu tố (giữ nguyên các yếu tố khác): 
(1) Tăng nhiệt độ. (2) Tăng nồng độ Na2S2O3. 
(3) Giảm nồng độ H2SO4. (4) Giảm nồng độ Na2SO4. (5) Giảm áp suất của SO2. 
Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố trên làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho ? 
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 
Câu 3: Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X(khí) 2Y(khí) 
Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 350C trong 
bình có 0,730 mol X; Tại thời điểm ở 450C trong bình có 0,623 mol X.Có các phát biểu sau về cân bằng 
trên : 
(1) Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. 
(2) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. 
(3) Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. 
(4) Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch.Trong các phát biểu trên, 
Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 
Câu 4: Cho cân bằng: CH4(k) + H2O(k) ↔ CO(k) + 3H2(k). Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí 
so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là 
A. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
B. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
C. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
D. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ. 
Câu 5: Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3(k) ⇌ N2(k) + 3H2(k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của 
hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
B. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. 
C. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. 
Câu 6: Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét nào sau 
đây là sai ? 
A. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. 
B. Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. 
C. Khi tăng nồng độ SO2 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. 
D. Khi cho thêm xúc tác V2O5 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 không đổi. 
Câu 7: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) ; DH > 0.Xét các 
tác động sau đến hệ cân bằng:(a) Tăng nhiệt độ; (b) Thêm một lượng hơi nước;(c) giảm áp suất chung của 
hệ; (d) dùng chất xúc tác;(e) thêm một lượng CO2; 
Trong những tác động trên, có bao nhiêu tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận? 
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 
Câu 8: Xét phản ứng trong quá trình luyện gang:Fe2O3 (r) + 3CO (k)  2Fe (r)+ 3CO2(k); ∆H >0 
Có các biện pháp: 
(1) Tăng nhiệt độ phản ứng (2) Tăng áp suất chung của hệ 
(3) Giảm nhiệt độ phản ứng (4) Dùng chất xúc tác 
Yếu tố giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là: 
A. 1 B. 1,2,4 C. 3 D. 2,3,4 
Câu 9: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0 
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt 
độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. 
0983732567 
4 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
Biện pháp đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 5 D. 2, 3, 4, 5. 
Câu 10: Cho cân bằng: 2NO2 (màu nâu)  N2O4(không màu); ∆H
0
 <0. Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 
và N2O4 vào nước đá thì hỗn hợp: 
A. Giữ nguyên màu như ban đầu B. Có màu nâu đậm dần 
C. Có màu nâu nhạt dần D. Chuyển sang màu xanh 
Câu 11: Cho các phản ứng sau: 
(1) N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) (2) 2C(r) + O2(k)  2CO(k) 
(3) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) (4) H2(k)+ Cl2(k)  2HCl(k) 
Khi tăng áp suất, số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là 
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 
Câu 12: Cho cân bắng xảy ra trong bình kín: Cr + CO2k  2COk 
Yếu tố tác động vào hệ phản ứng mà không làm thay đổi sự dịch chuyển cân bằng của hệ là : 
A. tăng nhiệt độ B. tăng áp suất. C. thêm C vào hệ phản ứng D. tăng nồng độ CO2. 
Câu 13: Cho cân bằng hóa học sau diễn ra trong hệ kín: 
2NO2 (khí, màu nâu đỏ) N2O2 (khí, không màu) 
Biết rằng khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn. Các yếu tố tác động vào hệ cân bằng trên đều 
làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều nghịch là 
A. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất B. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. 
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D. Tăng nhiệt độ và cho thêm chất xúc tác 
Câu 14: Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3 (k) €  N2 (k) + 3H2 (k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ 
khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
B. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt 
C. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch 
D. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
Câu 15: Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín: 
 C (r) + CO2 (k)  € 2CO(k) ; H = 172 kJ 
 CO (k) + H2O (k)  € CO2 (k) + H2 (k) ; H = - 41 kJ 
Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau 
(giữ nguyên các điều kiện khác)? 
(1) Tăng nhiệt độ. (2) Thêm khí CO2 vào. (3) Thêm khí H2 vào. 
(4) Tăng áp suất. (5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm khí CO vào 
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 
Câu 16: 
Trong dung dịch muối đicromat luôn có cân bằng:Cr2O7
-
 (da cam) + H2O  2CrO4(2-) + 2H+ 
Nếu thêm dung dịch axit HBr đặc và dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển thành: 
A. màu da cam B. màu vàng C. màu xanh lục D. không màu 
Câu 17: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) (H < 0). Phát biểu đúng là: 
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.. 
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ 
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng dộ SO3 
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2 
Câu 18: Cho phản ứng hóa học: 2SO2 (k) + 02 (k)  2S03(k) H = -198 kJ 
Về mặt lí thuyết, muốn thu được nhiều SO3, ta cần tiến hành biện pháp nào dưới đây? 
A. Tăng nhiệt độ B. Giảm nồng độ oxi 
C. Giảm áp suất bình phản ứng D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suât bình 
Câu 19: Cho phản ứng : N2(k) + 3H2(k)  2NH3 (k); H= -92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng 
chuyển dịch theo chiều thuận là 
A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất B. giảm nhiệt độ và tăng áp suất 
C. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. 
 0983732567 
5 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
Câu 20: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k)  N2O4 (k). 
 (màu nâu đỏ) (không màu) 
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có: 
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt B. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt 
C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt D. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt 
Câu 21: Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín 
(1) 2NaHCO3 (r)  Na2CO3(r) + H2O(k) + CO2(k) (2) C(r)+ CO2(k)  2CO(k) 
(3) CO2(k) + CaO(r)  CaCO3(r) (4) CO(k)+ H2O (k) 
 CO2(k) + H2 (k) 
Khi thêm CO2 vào hệ thì số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là: 
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 
Câu 22: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng này : 
CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) ;  H > 0 
 A. Áp suất B. Nồng độ sản phẩm C. Nồng độ các chất D. Nhiệt độ 
Câu 23: Cho cân bằng 2SO2 + O2  SO3 H < 0. 
Cho một số yếu tố: (1) Tăng áp suất ; (2)Tăng nhiệt độ ; (3) Tăng nồng độ O2 và SO2 ; 
(4)Tăng nồng độ SO3; (5) Tăng xúc tác. 
Các yếu tố làm tăng hiệu suất của p/ứ trên là : 
A. (2),(4),(5) B. (1),(3),(5) C. (2),(5),(1). D. (3),(5),(4) 
Câu 24: Cho cân bằng : 2X (khí) + Y ( khí)  2Z (khí) phản ứng toả nhiệt. 
Biện pháp nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận : 
A. Tăng áp suất chung và giảm nhiệt độ B. Giảm nồng độ X, Y 
C. Dùng chất xúc tác thích hợp D. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ 
Câu 25: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CH4(k) + H2O (k)  CO(k) + 3 H2(k) có ΔH > 0 . 
Trong các yếu tố: (1) giảm nhiệt độ; (2) thêm một lượng CO; (3) thêm một lượng H2O; 
 (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng xúc chất xúc tác. 
Dãy gồm các yếu tố làm cân bằng của hệ dịch theo chiều nghịch là 
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). 
Câu 27: Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k)+ O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ∆H < 0. 
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, 
(3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, 
(5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. 
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? 
A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (4) 
Câu 26: Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng: 
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); ∆H = -92 kJ/mol. 
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn nếu 
A. tăng nhiệt độ của hệ. B. giảm nồng độ của hiđro và nitơ. 
C. giảm áp suất chung và nhiệt độ của hệ. D. tăng áp suất chung của hệ. 
Câu 28: Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3 (k) N2 (k) + 3H2 (k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối 
của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
B. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. 
C. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
D. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. 
Câu 29: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2 (k) 2SO3 (k) là phản ứng tỏa nhiệt. Phản ứng trên sẽ 
chuyển dịch theo chiều thuận khi 
A. thêm chất xúc tác. B. giảm áp suất. C. tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất. 
Câu 30: NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng: 2 NO2  N2O4 (H ) 
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá 
thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là 
0983732567 
6 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
A. Toả nhiệt, H > 0. B. Toả nhiệt, H 0. 
Câu 31: Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau: 
 CO (k) + H2O (k)  CO2 (k) + H2 (k) ∆H < 0 
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng CO; (3) thêm một lượng H2; 
 (4) giảm áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác, 
số yếu tố làm thay đổi cân bằng của hệ là 
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 
Câu 32: Cho các cân bằng hóa học sau: 
(1) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (2) N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) 
(3) CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) (4) 2HI (k)  H2 (k) + I2 (k) 
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị dịch chuyển là 
A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (3) và (4) D. (2) và (4) 
Câu 33: Trong công nghiệp sản xuất NH3, để hiệu suất cao người ta sử dụng biện pháp 
A. tăng nhiệt độ và tăng áp suất B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất 
C. giảm nhiệt độ và giảm áp suất D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất 
Câu 34: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: 
 CO (k) + H2O (k)  CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0 
Trong các yếu tố: 
(1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; 
(3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. 
 Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: 
A. (1), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4) 
 Câu 35: Cho các cân bằng sau: 
(1) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (2) N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) 
(3) CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) (4) 2HI (k) 
 H2 (k) + I2 (k) 
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là 
A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (3) và (4) D. (2) và (4) 
PHẦN 2: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
Câu 1.Trộn 5 mol chất khí A với 8 mol chất khí B trong bình kín dung tích 2 lít. Phản ứng xảy ra theo 
phương trình: 2A + B → C. Hằng số tốc độ phản ứng k = 0,75. Tốc độ phản ứng tại thời điểm chất B còn 
70% là 
A. v = 15.10
-3
 mol / l.s B. v = 12.10
-3
 mol / l.s 
C. v = 34.10
-3
 mol / l.s D. v = 21.10
-3
 mol / l.s 
Câu 2. Để hòa tan một quả cầu nhôm trong dung dịch H2SO4 (dư) ở 15
oC cần 24 phút. Cũng quả cầu nhôm 
đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 45oC trong 45 giây. Để hòa tan hết quả cầu nhôm đó trong dung 
dịch axit nói trên ở 27oC thì cần thời gian là 
A. 6 phút. B. 12 phút 48 giây. C. 8 phút. D. 4 phút. 
Câu 3. Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất 
X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo 
chất X trong khoảng thời gian trên là 
A. 7,5.10
-4
 mol/(l.s). B. 5,0.10
-4
 mol/(l.s). C. 4,0.10
-4
 mol/(l.s). D. 1,0.10
-4
 mol/(l.s). 
Câu 4. Cho phản ứng đồng thể diễn ra trong pha khí: X + 2Y  XY2. 
Tốc độ phản ứng được tính theo biểu thức:    
2
V= X . Y . Cho các biến đổi nồng độ sau: 
(a) Đồng thời tăng nồng độ X và Y lên 8 lần. (b) Nồng độ cả hai chất đều tăng lên 2 lần. 
(c) Nồng độ chất X tăng lên 4 lần, nồng độ chất Y tăng 2 lần. 
(d) Nồng độ chất X giảm 2 lần, chất Y tăng 4 lần. 
Số biến đổi làm tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần là: 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 5. Xét phản ứng: 2A + B → 2D. Biểu thức tính tốc độ của phản ứng là: v = k[A]2.[B]. Khi tăng nồng 
độ chất A thêm 2 lần và giữ nguyên nồng độ chất B thì tốc độ phản ứng: 
 0983732567 
7 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần. 
Câu 6. Cho phản ứng: 2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k) 
Tốc độ tạo thành nitơ (IV) oxit được tính theo biểu thức v = k[NO]2.[O2]. Khi áp suất của hệ tăng ba lần 
còn nhiệt độ không đổi thì tốc độ phản ứng 
A. tăng 27 lần. B. giảm 27 lần. C. tăng 3 lần. D. giảm 3 lần. 
Câu 7. Cho phản ứng: A + B → C + D, nếu nhiệt độ phản ứng tăng 10oC thì tốc độ trung bình của phản 
ứng tăng 3,5 lần. Khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 215oC đến 305oC thì thời gian phản ứng giảm bao nhiêu 
lần ? 
A. giảm 31,5 lần. B. giảm 2187 lần. C. giảm 78815,64 lần. D. giảm 22518,75 lần. 
Câu 8. Cho phản ứng sau: 2A + 3B → C + D. Với biểu thức tốc độ là v = k[A]1/2[B]3/4, với k là hằng số tốc 
độ của phản ứng. Khi nồng độ A tăng 2 lần, nồng độ B tăng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfLY_THUYET_VA_BAI_TAP_CHUONG_7_HOA_10.pdf