Hóa 12: Ôn tập học kì I - Nhóm hóa THCS - THPT Nguyễn Văn Khải chương 4: Polime và vật liệu polime

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2422Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa 12: Ôn tập học kì I - Nhóm hóa THCS - THPT Nguyễn Văn Khải chương 4: Polime và vật liệu polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa 12: Ôn tập học kì I - Nhóm hóa THCS - THPT Nguyễn Văn Khải chương 4: Polime và vật liệu polime
NHÓM HÓA THCS- THPT NGUYỄN VĂN KHẢI
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
MỨC ĐỘ BIẾT
Câu 1: Trùng hợp etilen thu được sản phẩm là
	A. polietilen (PE)	B. poli(metyl metacrylat)
	C. poli(vinyl clorua) (PVC)	D. poli(phenol – fomanđehit) (PPF)
 Câu 2: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. polimetyl metacrylat.	B. polivinyl clorua.
C. polietilen.	D. polistiren
Câu 3: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ:
A. CH2=CH=CH2Cl	B. CH3-CH2-Cl	C. CH2=CH-Cl	D. CH2-CH-CN
Câu 4: Monome của polietylen và polivinyl clorua lần lượt là
	A. CH2=CH-Cl, CH2=CH2.	B. CH≡CH, CH2=CHCl.
	C. CH3-CH3, CH2=CH2.	D. CH2=CH2, CH2=CHCl.
Câu 5: Monome được dùng để điều chế polipropilen là
A. CH2=CH-CH3. 	B. CH2=CH2.	C. CH≡CH. 	D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 6: Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng 
	A. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen đi amin 	B. trùng ngưng từ caprolactan
C. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen đi amin	D. trùng hợp từ caprolactan
Câu 7: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa
      A. HOOC - (CH2 )4 - COOH  và H2N - (CH2)4 - NH2
      B. HOOC - (CH2 )4 - COOH  và H2N - (CH2)6 - NH2
      C. HOOC - (CH2 )6 - COOH  và H2N - (CH2)6 - NH2
      D. HOOC - (CH2 )4 - NH2  và H2N - (CH2)6 - COOH
Câu 8: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên 
 A. ( C5H8)n	B. ( C4H8)n	C. ( C4H6)n	D. ( C2H4)n
Câu 9: Chất nào sau đây có thể trùng hợp thành cao su isopren
Câu 10 : Công thức cấu tạo của polibutađien là
A. (-CF2-CF2-)n. 	B. (-CH2-CHCl-)n.	C. (-CH2-CH2-)n.	D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. 
Câu 11: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
 A. PVC. 	B. nhựa bakelit. 	C. PE. 	D. amilopectin
Câu 12: Thủy tinh hữu cơ được điều chế bằng cách trùng hợp chất nào dưới đây?
	A. Vinyl clorua.	B. Metyl metacrylat. 	C. Butadien.	D. Stiren.
Câu 13: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét? 
 A. Tơ capron 	B. Tơ nilon-6,6	 C. Tơ lapsan	D. Tơ nitron 
Câu 14: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
	A. poli ( metyl acrylat).	B. poli( metyl metacrylat).
	C. poli (phenol – fomanđehit).	D. poli (metyl axetat).
Câu 15 : Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có
A. liên kết p.	B. vòng không bền.	C. 2 nhóm chức trở lên.	D. 2 liên kết đôi.
Câu 16: polime nào sau đây là polime trùng ngưng
A. poli(vinyl clorua)
B. nilon -6,6
C. polietylen
D. poli(metyl metacrylat)
Câu 17: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. PVC B. Protein C. Nilon-6,6 D. Nilon-6
Câu 18: poli (etylen terepltalat) là sản phẩm của phản ứng.
	A. trùng hợp.	B. trùng ngưng.	C. trao đổi.	D. oxi hoá khử
Câu 19: Loại tơ nào dưới đây được gọi là tơ thiên nhiên?
A. Bông.	B. Tơ axetat.
	C. Tơ capron.	D. Tơ visco.
Câu 20: Trong các loại tơ dưới đây , chất nào là tơ nhân tạo ?
 A- tơ visco. B- nilon-6,6. C- tơ tằm . D- tơ capron
MỨC ĐỘ HIỂU
Câu 21: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2. 	B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. 	D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 22: Polime tạo bởi buta–1,3-dien và CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là
      A. cao su buna . 	B. cao su buna-S  	C. cao su buna–N. 	D. cao su.
Câu 23: Trong số các loại tơ sau: 	
(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n (2) [-NH-(CH2)5-CO-]n 	 
 (3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n . 
Tơ nilon-6,6 là 
A. (1). 	B. (1), (2), (3). 	 C. (3). 	D. (2). 
Câu 24: Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat. 	B. tơ poliamit. 	C. polieste. 	D. tơ visco.
Câu 25 : Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome:
A. CH2=CHCOOCH3	 B. C6H5CH=CH2	
C. CH2=C(CH3)COOCH3	 D. CH2=CH – CH(CH3)COOCH3
Câu 26: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-CH2-COOH.
C. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.
D. CH2=CHCl, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH..
Câu 27: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren. 	B. isopren. 	C. propen. 	D. toluen.
Câu 28: Hai chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là:
	A. C6H5CH=CH2 và H2NCH2COOH	B.C6H5CH=CH2 và H2N[CH2]6NH2
	C. H2N[CH2]6NH2 và H2N[CH2]5COOH	D.H2N[CH2]5COOH và CH2=CHCOOH
Câu 29: Cho các polime: (a) nilon-6,6; (b) PVC; (c) cao su buna; (d) polipeptit; (e) thủy tinh hữu cơ. Chất được điều chế bằng phương pháp trùng hợp gồm
A. (b), (d), (e)	B. (b), (c), (e)	C. (b), (c)	D. (a), (b), (c), (e)
Câu 30. Polime nào sau đây có thể được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng?
	A. Tơ nilon -6,6	B. Poli vinylclorua
C. Tơ nitron	D. Cao su buna
Câu 31: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại với polibutađien?
	A. Poli(vinyl clorua).	B. Nhựa phenol – fomanđehit.
	C. Tơ visco.	D. Tơ nilon – 6,6.
Câu 32: Tơ axetat thuộc loại tơ nào sau đây
	A. Tơ thiên nhiên.	B. Tơ nhân tạo.	C. Tơ tổng hợp.	D. Cả B và C.
Câu 33: Capron thuộc loại 
A. tơ poliamit.	B. tơ visco.	C. tơ polieste.	D. tơ axetat.
Câu 34: Dãy chất thuộc loại polime thiên nhiên là
	A. nilon 6, poli etylen, xenlulozơ.	B. nilon 6,6 ,tơ tầm, polistiren .	
	C. tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm . 	D. Tơ nitron, poli axetat, tinh bột
Câu 35:Theo nguồn gốc : Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp
 A. tơ tằm	 B. tơ nilon- 6,6 
 C. xenlulozơ trinitrat	 D. cao su thiên nhiên.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 36: Trong các polime sau đây: bông(1); tơ tằm(2); len (3); tơ visco(4); tơ enang(5); tơ axetat(6); tơ nilon(7); tơ capron(8). Loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. (1), (3), (7).	B.(2), (4), (8).	C.(3), (5), (7).	D.(1), (4), (6).
Câu 37: Trong số các polime sau đây : (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) len ; (4) tơ enang; (5) tơ visco ; (6) nilon-6,6 ; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ thiên nhiên là :
	A. (2), (3), (6).	B. (3), (5), (7).	C. (5), (6), (7).	D. (1), (2), (3). 
Câu 38: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là
 A. 12.000 	B. 15.000 	C. 24.000 	D. 25.000
Câu 39: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là:
A. 12.000 	B. 13.000 	C. 15.000 	D. 17.000 
Câu 40: Biết phân tử khối trung bình của PE là 105000. Vậy hệ số polime hóa trung bình của PE là
A. 30000.	B. 15000.	C. 7500.	D. 3750.
Câu 41: Polisaccarit ( C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số trùng hợp là :
	A. 1600	B. 162	C. 1000 	D.10000
Câu 42: polime X có phân tử khối M = 625.000 đvC và hệ số polime hóa n = 10.000 . X là
 A. PVC	B. PE	C. PP	D. PS
Câu 43: Polime X có phân tử khối M=280.000 đvC và hệ số trùng hợp n=10.000. X là
	A. PE	B. PVC	C. (-CF2-CF2-)n	D. polipropilen
Câu 44 : Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ số mol = 1 : 1. Polime có tên goi là:
	A. poli(vinylclorua)	B. poli etylen	C. Tinh bột	D. Protein
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, cho sản phẩm đi qua lần lượt bình 1 (H2SO4) và bình 2 (Ca(OH)2). Nếu bình 1 tăng 18 gam thì bình 2 tăng bao nhiêu gam ?
 	A. 36 gam 	B. 54 gam 	C. 48 gam 	D. 44 gam
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 46: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế một lượng (tấn) PE biết hiệu suất phản ứng là 90% là:
	A. 2,55	B. 2,8	C. 2,52	D. 3,6
Câu 47: Da nhân tạo được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ sau:
CH4 ¾® C2H2 ¾® CH2=CH-Cl ¾® 
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình là 20%, muốn điều chế 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 100% metan) cần dùng là bao nhiêu?
	A. 3500 m3 	 B. 3560 m3 	C. 3584 m3	 D. 5500 m3.
C©u 48 : Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn và khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa. Một loại cao su tự nhiên sau khi lưu hóa có phần trăm của lưu huỳnh là 2,5%. Biết một nguyên tử lưu huỳnh thay thế một nguyên tử hidro trong mạch isopren khi lưu hóa. Số mắc xích trung bình có một cầu nối disunfua là:
A.
36,7
B.
49,7
C.
46,2
D.
50,5
Câu 49: Trong Chiến Tranh Thế Giới II, do sự thiếu hụt cao su thiên nhiên nên chính phủ Mỹ đã phát triển loại cao su styrene-butadiene, ban đầu được gọi là Government Rubber Styrene-Type (GR-S), vì nó có thể sản xuất nhanh trong thời chiến.
Nhìn chung, cao su styrene-butadiene tương tự cao su thiên nhiên nhưng một số tính chất vật lý và cơ học của nó kém hơn như độ bền kéo, độ giãn dài, độ tưng nảy, tính kháng xé và sự trễ đàn hồi. Những khuyết điểm này được bù lại bởi những ưu điểm của nó so với cao su thiên nhiên như giá thấp và ổn định, sạch sẽ hơn, tính kháng lão hóa nhiệt, tính kháng mài mòn, khả năng gia công tốt hơn. Để cải thiện tính chất cơ lý, nhiều loại cao su SBR được sản xuất dựa trên sự thay đổi tỷ lệ của butadiene với styrene, nhiệt độ và loại hóa chất được sử dụng trong quá trình polymer hóa.
Một loại cao su Buna- S cứ 5,668 gam cao su Buna-S này thì phản ứng vừa hết với 3,462 gam Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắc xích butadiene và styrene trong cao su buna- S là bao nhiêu?
1/3 B. 1/2 C. 2/3 D. 3/5
Câu 50: Để sản xuất tơ clorin người ta clo hóa PVC bằng clo. Polime thu được có tên là peclorovinyl chứa 66,7% clo. Giả thiết rằng hệ số polime hóa n sau phản ứng không thay đổi. Hỏi có bao nhiêu mắc xích trong phân tử PVC thì có một mắc xích bị Clo hóa?
A.2 B. 3 C. 4 D. 5

Tài liệu đính kèm:

  • docPOLIME- NVK.doc