Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản và máy tính căn bản

pdf 223 trang Người đăng dothuong Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản và máy tính căn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản và máy tính căn bản
IU01-02: Hiểu biết về CNTT cơ bản 
và Máy tính căn bản 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Phần cứng 
Mục tiêu bài học 
• bits và bytes 
• mega, giga, tera, hay peta 
• hertz và gigahertz 
• đơn vị xử lý trung tâm (CPU) 
• chíp vi xử lý (Microprocessor Chip) 
• bộ nhớ ROM và RAM 
• kiểu lưu trữ “bốc hơi” và “không bốc hơi” 
• các loại thiết bị 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Máy tính để bàn (còn gọi là máy tính cá nhân) 
– Có thể được đặt trên bàn, bên cạnh hoặc dưới mặt 
bàn 
– Sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ, trường học 
hoặc ở nhà 
– có khả năng xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và 
hầu như luôn luôn bao gồm khả năng xử lý hoặc phát 
các tập tin đa phương tiện 
– Máy tính để bàn thường có 2 loại: 
1 2 3 4 
1 
Máy tính để bàn iMac 
Máy tính để bàn tương thích Windows 
2 
Máy MacBook của Apple 
Máy Notebook tương thích Windows 
3 
4 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Máy tính xách tay (Notebook hay 
Laptop) 
– Được thiết kế đủ nhỏ và nhẹ để có thể đặt trên đùi của người 
dùng 
– Hệ thống được khép kín và bao gồm hầu hết các thành phần 
được tìm thấy trong một mô hình máy tính để bàn, và pin có thể 
sạc lại được tính từ một bộ chuyển đổi AC 
– Ưu điểm chính trong việc sử dụng một máy tính xách tay là tính di 
động của nó và việc tiêu thụ điện năng của máy tính xách tay 
được xem là "xanh hơn" so với máy tính để bàn 
– Có thể mua một số phụ kiện để nâng cao khả năng tính toán 
– Có thể mua một máy tính xách tay cho một trong hai môi trường 
của PC hoặc Apple dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Netbook 
– Một netbook tương tự như một máy tính 
xách tay, nhưng nhỏ hơn và ít tốn kém hơn 
– Netbook thường ít mạnh mẽ hơn, cung cấp khả năng 
lưu trữ ít hơn, màn hình và bàn phím nhỏ hơn máy 
tính xách tay 
– Hầu hết không bao gồm cổng ngoại vi hoặc CD-ROM 
• Chủ yếu dựa vào Internet để chuyển các tập tin 
– Được thiết kế cho những người muốn sử dụng truyền 
thông không dây hoặc truy cập vào Internet, nhưng 
không có nhiều nhu cầu sử dụng máy tính để lưu trữ 
các tập tin dữ liệu 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Máy tính bảng (Tablet PC) 
– Chủ yếu là vận hành bởi màn hình cảm ứng 
– Có thể "gõ" bằng cách sử dụng bàn phím ảo 
trên màn hình 
– Có thể chạm một cây bút hoặc thiết bị trỏ đến một mục trên 
màn hình để chọn nó 
– Hầu hết cung cấp một tùy chọn để kết nối các thiết bị như 
một màn hình, bàn phím hoặc một thiết bị trỏ 
– Nhẹ và có tính di động cực cao 
– Hạn chế: máy tính bảng lại đắt và khá mong manh và rất ít 
khi có ổ đĩa quang 
– có thể gây ra sự không thoải mái khi sử dụng trong một 
khoảng thời gian dài 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Máy chủ Servers 
– Chủ yếu để cung cấp dịch vụ lưu trữ các tập tin 
hoặc các dịch vụ khác cho các hệ thống khác trên mạng 
– Một máy chủ chạy phần mềm chuyên dụng, và trong nhiều trường 
hợp một máy chủ có thể được dành riêng để chỉ cung cấp một 
hoặc hai chức năng cụ thể 
– Được thiết kế để có độ tin cậy cao và phải có một tỷ lệ hỏng hóc 
rất thấp 
– Có thể chạy liên tục, và được tắt hoặc khởi động lại chỉkhi cần 
nâng cấp phần mềm hoặc phần cứng đang được cài đặt 
– Thường được thiết kế để truyền dữ liệu một cách nhanh chóng 
– Hệ thống máy chủ đắt hơn đáng kể so với các hệ thống máy tính 
để bàn 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
• Thiết bị điện toán di động hoặc cầm tay 
– Thiết bị điện toán xách tay có kích thước vừa 
trong lòng bàn tay của bạn 
– Tùy thuộc vào mô hình, các thiết bị này có thể 
được sử dụng để thực hiện cuộc gọi điện thoại, gửi hoặc nhận 
giọng nói hoặc tin nhắn điện tử, chụp ảnh hoặc quay video, duyệt 
web hoặc thực hiện các nhiệm vụ tính toán cá nhân 
– Điện thoại thông minh là các thiết bị cầm tay cũng cung cấp tùy 
chọn để sao chép hoặc tải nhạc hoặc sách điện tử từ Internet 
• bộ nhớ hệ thống tích hợp và hỗ trợ thẻ nhớ để có thể lưu trữ dữ liệu 
• kết hợp công nghệ màn hình cảm ứng cũng như các tùy chọn để kết nối 
và đồng bộ hóa dữ liệu từ các thiết bị di động/cầm tay đến một máy tính 
cá nhân hoặc ngược lại 
Xác định loại máy tính 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Thiết bị đa phương tiện hoặc nghe nhạc 
– Một máy nghe nhạc (cũng được gọi là một máy 
MP3 hoặc máy nghe nhạc kỹ thuật số) 
– Thiết bị để lưu trữ, tổ chức và phát các tập tin âm thanh 
– Máy MP3 chỉ có khả năng phát lại các tập tin âm thanh, 
chúng không hỗ trợ các tập tin video 
– Máy nghe nhạc cho phép bạn xem các loại tập tin đa 
phương tiện như phim ảnh, video, hoặc sách 
• Cung cấp cả khả năng phát các tập tin âm thanh và video, và đôi 
khi, chúng còn có khả năng tìm kiếm trên Internet 
• Một số máy phát cho phép bạn lưu trữ hình ảnh và chơi trò chơi, 
và một số cũng cung cấp khả năng kết nối mạng không dây 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Xác định loại máy tính 
• Thiết bị đọc sách điện tử (e-Reader) 
– Thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) là một 
thiết bị cầm tay đặc biệt cho phép bạn tải 
về và xem bản sao điện tử của một ấn phẩm 
– Nhiều nhà xuất bản cho phép kết nối với các câu 
lạc bộ trực tuyến để mua sách dưới dạng số hóa 
– Một số thiết bị đọc sách điển tử có các tính năng 
tương tự như máy tính bảng để chơi trò chơi hoặc 
bao gồm công nghệ màn hình cảm ứng 
– Trong một số trường hợp, bạn có thể tìm thấy 
phần mềm cung cấp các tính năng đọc sách điện 
tử cho thiết bị điện toán khác 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
Phần cứng: bao gồm các thiết bị ta có thể thấy và chạm 
vào để cảm nhận được 
– Các thành phần bên trong được chứa bên trong thùng máy 
– các thiết bị ngoại vi được gắn vào máy tính thông qua các vị trí kết nối 
đặc biệt gọi là các cổng 
• Thùng máy tính (chassis) của máy tính chứa bộ nguồn 
của hệ thống và tất cả các thành phần bên trong 
• Bo mạch chủ (motherboard): bảng mạch điện tử lớn chứa 
hầu hết các thiết bị điện tử của máy tính 
– Cung cấp các tuyến truyền thông giữa tất cả các thành phần và thiết bị 
kết nối 
• Đơn vị hệ thống (box) bao gồm thùng máy và các thành 
phần bên trong 
– Thùng máy của một hệ thống để bàn thường dễ mở, cho phép truy xuất 
đến các thành phần bên trong 
– Việc sửa chữa hoặc nâng cấp các thành phần thường được thực hiện 
bởi đội ngũ chuyên nghiệp dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Chíp vi xử lý (Microprocessor Chip) 
– Con chíp vi xử lý thường được gọi là não bộ của 
máy tính, 
được biết đến như là bộ xử lý trung tâm Central 
Processing Unit (CPU) hay đơn giản là bộ xử lý 
(processor) 
– CPU xử lý các phép tính toán và logic 
– Mỗi dòng hay loại CPU xử lý thông tin và câu lệnh 
với tốc độ khác nhau, đo bằng Hertz (Hz) 
• Đơn vị của tần suất hoặc chu kỳ mỗi giây 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
Đơn vị Viết tắt Nhân bởi Bằng... 
Hertz Hz 1 chu kỳ mỗi giây 
Kilohertz KHz Một nghìn 1,000 chu kỳ mỗi giây 
Megahertz MHz Một triệu 1,000,000 chu kỳ mỗi giây 
Gigahertz GHz Một tỉ 1,000,000,000 chu kỳ mỗi giây 
Terahertz THz Một nghìn tỉ 1,000,000,000,000 chu kỳ mỗi giây 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Tốc độ hoặc sức mạnh của bộ xử lý là một trong những nhân 
tố xác định hiệu suất tổng thể của hệ thống 
• Hệ điều hành và các chương trình ứng dụng yêu cầu một tốc 
độ tối thiểu của bộ xử lý để vận hành. Một bộ xử lý đôi khi 
được đề cập đến bởi kiến trúc của nó 
– xác định bao nhiêu dung lượng bộ nhớ có thể được định địa chỉ 
và điều khiển 
– Các kiến trúc chung được tìm thấy trong các hệ thống hiện đại 
bao gồm các bộ xử lý 32-bit (x86) và các bộ xử lý 64-bit (x64) 
– Một bộ xử lý lõi kép (dual-core) có hai nhân; một bộ xử lý lõi tứ 
(quad-core) có bốn nhân 
– Các bộ xử lý đa nhân ngày nay rất thông dụng và tất cả các nhân 
trong một bộ xử lý đa nhân được kết hợp trên cùng một chip đơn 
bằng silicon 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Tìm hiểu về bộ nhớ hệ thống (System memory) 
– Để cho một máy tính có thể xử lý thông tin, máy cần 
được cài đặt sẵn một dung lượng bộ nhớ hệ thống 
nhất định 
– Dữ liệu và các chương trình được đọc vào bộ nhớ từ 
ổ đĩa cứng hoặc CD-ROM và sau đó chuyển từ bộ 
nhớ đến bộ vi xử lý 
– Dung lượng của bộ nhớ và ổ đĩa lưu trữ được đo 
bằng đơn vị bit và byte 
• Bit - hoặc chữ số nhị phân - có thể mang các giá trị 0 hoặc 1 
• Byte là nhóm tám bit đại diện bởi một ký tự chữ hoặc số 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
Đơn vị Viết tắt Bằng Gần bằng 
bit 
Một chữ số nhị phân đơn {0 
hoặc 1} 
byte 8 bits Một kí tự 
kilobyte KB 1,024 bytes (một nghìn byte) Nửa trang đánh máy 
megabyte MB 1,024 KB (một triệu byte) Một tác phẩm 500 trang 
gigabyte GB 1,024 MB (một tỉ byte) Một tác phẩm 500 nghìn trang 
terabyte TB 1,024 GB (một nghìn tỉ byte) Một tác phẩm 500 triệu trang 
petabyte PB 1,024 TB (một triệu tỉ byte) 
Hai mươi triệu tủ đựng hồ sơ 
văn bản bốn ngăn. 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Mỗi tập tin máy tính sử dụng có số byte cụ thể 
• cần một lượng bộ nhớ phù hợp để “nắm giữ” tập tin hoặc vận 
hành các chương trình 
• bộ nhớ bao gồm các chip cố định bên trong đơn vị hệ thống 
– Số lượng các chip bộ nhớ trong một máy tính và dung lượng 
của mỗi chip xác định lượng bộ nhớ khả dụng của máy tính 
• Hai loại bộ nhớ cơ bản : 
– Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) 
– Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Bộ nhớ chỉ đọc (ROM: Read Only 
Memory) 
– Chứa dữ liệu có thể đọc và sử dụng nhưng 
không thay đổi được 
– Chứa các lệnh để điều khiển các chức năng 
cơ bản của máy tính và các lệnh này vẫn tồn 
tại trong ROM cho dù nguồn điện bật hay tắt 
– ROM được xem là loại bộ nhớ không bốc hơi 
(non-volatile) 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) Hệ thống nhập 
xuất cơ bản (BIOS) 
– nhóm các vi mạch tích hợp và chip có chức 
năng: 
• Khởi động máy tính 
• Kiểm tra bộ nhớ hệ thống 
• Tải hệ điều hành 
– Máy tính chỉ thực thi các lệnh trong ROM 
BIOS khi bạn bật máy tính hoặc mỗi lần bạn 
phải khởi động lại máy 
– Còn được dùng để kiểm soát các thiết bị xuất 
nhập dữ liệu 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Bộ nhớ truy cập nhẫu nhiên (RAM: Random Access 
Memory) 
– RAM là bộ nhớ chính của một PC và nó hoạt động như là một 
vùng bộ nhớ điện tử nơi máy tính lưu giữ các bản sao đang làm 
việc của các chương trình và dữ liệu 
– RAM có đặc điểm “bốc hơi” (volatile) 
• dữ liệu lưu trữ trong nó được tồn tại chỉ khi nào máy tính còn bật 
nguồn. Bất kì thông tin lưu trữ trong RAM “bị biến mất” khi máy tính tắt 
nguồn 
– RAM còn được dùng trong card hình ảnh, có thể gia tăng tốc độ 
hiển thị hình ảnh trên màn hình 
– Còn được dùng để nhớ đệm thông tin gửi đến máy in 
• Tăng tốc độ in và cho phép máy tính thực hiện các thao tác khác trong 
khi tài liệu đang được in 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Tìm hiểu các hệ thống lưu trữ (Storage Systems) 
– Phần mềm phải thường trú trên đĩa cứng hoặc ổ đĩa quang 
– phương tiện lưu trữ chính là các thành phần vật lý được sử 
dụng để lưu trữ dữ liệu 
• Các thiết bị lưu trữ đề cập đến các thành phần vật lý mà dữ liệu 
được truyền vào và ra giữa phương tiện lưu trữ và RAM 
– Tốc độ truyền dữ liệu (thông lượng) là tốc độ dữ liệu truyền 
từ máy tính sang thiết bị lưu trữ và ngược lại 
– Các ổ đĩa cứng thường được dùng để lưu trữ và truy xuất 
phần mềm và dữ liệu nhờ các các đặc tính về khả năng lưu 
trữ và tốc độ của chúng : 
• để lưu trữ bản sao dữ liệu với mục đích dự phòng và di chuyển 
• Các ổ đĩa cứng có nhiều loại từ truyền thống (từ tính) hoặc thể 
rắn (solid state). 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Sử dụng các ổ đĩa truyền thống 
– Bao gồm các đĩa bằng kim loại hoặc chất dẻo được gọi là các đĩa 
từ (platter) được bao phủ bởi một lớp phủ từ tính bên ngoài 
• Xoay quanh một trục xoay ở một tốc độ không đổi và tốc độ thông 
dụng thường là 5.400, 7.200 hoặc 10.000 vòng quay mỗi phút (rpm) 
– Khi các đĩa từ xoay tròn, một hoặc nhiều cặp đầu đọc/ghi (các 
thiết bị ghi/phát lại nhỏ) lơ lửng gần bề mặt của các đĩa từ và đọc 
hoặc ghi dữ liệu xuống bề mặt từ tính 
– Mỗi đĩa từ được chuẩn bị cho việc lưu trữ và phục hồi dữ liệu 
thông qua một quá trình gọi là định dạng (formatting) 
– Mỗi rãnh (track) được chia thành các cung (sector) 
– Ổ đĩa cứng là khu vực lưu trữ chính của cả các chương trình và 
dữ liệu 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Làm việc với các ổ đĩa quang (Optical Drives) 
– Được thiết kế để đọc các đĩa tròn, dẹt, thường được gọi là đĩa 
nén (CD) hoặc đĩa số đa năng (DVD) 
– Đĩa này được đọc thông qua một thiết bị laze hoặc đầu quang 
học có thể quay đĩa với vân tốc từ 200 vòng quay mỗi phút (rpm) 
trở lên 
• Tốc độ càng cao, thông tin được đọc và chuyển đến máy tính càng 
nhanh. 
– Đĩa CD-ROM hoặc DVD-ROM: 
• Thông tin được ghi sang bề mặt đĩa và truy xuất bằng tia laze 
• Bạn cũng có thể chỉ đọc dữ liệu 
– Các máy tính mới hiện nay thông thường đều có tối thiểu một ổ 
đĩa quang, thường gồm một ổ DVD hay một ổ ghi CD/DVD. 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Các đầu ghi quang học (Optical Writers) 
– Phần mềm đi kèm với ổ ghi quang cho phép bạn “đốt” hay ghi dữ liệu lên 
đĩa 
– Các định dạng dùng cho các ổ đĩa quang học này bao gồm: 
– Dung lượng đĩa CD có thể là 650 hoặc 700 MB, trong khi đĩa DVD có thể 
lưu trữ khoảng 4.7GB đến 17+GB 
– Phần mềm đặc biệt kèm theo đầu ghi DVD và cũng thường có các công 
cụ để xử lý hoặc biên tập hình ảnh khi ghi sang đĩa DVD 
CD-R/DVD-R Bạn có thể ghi duy nhất một lần lên đĩa trắng, những có 
thể đọc đĩa nhiều lần 
CD-RW/DVD-RW Bạn có thể đọc và ghi nhiều lần lên cùng một đĩa. 
DVD-RAM Định dạng này tương tự DVD-RW nhưng chỉ có thể chạy 
được ở những thiết bị có hỗ trợ định dạng này 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Lưu trữ di động (USB Storage) 
– Một ổ đĩa USB flash là một thiết bị lưu trữ dạng 
bộ nhớ flash tích hợp với một đầu nối USB 
• Chúng bền lâu và đáng tin cậy vì chúng không chứa các thành phần di 
chuyển bên trong và tuổi thọ có thể kéo dài trong nhiều năm 
– Hầu hết các máy tính đi kèm với hai, bốn hoặc sáu cổng USB 
• USB 2.0 có thể lưu trữ và truyền dữ liệu nhanh hơn 
• Tự động nhận ra khi cắm vào máy tính và gán ký tự ổ đĩa 
– Để gỡ bỏ ổ đĩa flash, nhấp chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa và 
chọn Eject 
– Hầu hết các ổ đĩa USB flash lấy nguồn điện từ cổng kết nối USB 
và không yêu cầu pin 
USB Flash Drive 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
• Các đầu đọc và ghi thẻ (Card Reader/Writers) 
– Đọc thẻ nhớ flash và chuyển nội dung cho máy tính 
• Một đầu đọc thẻ nhớ đơn có thể đọc một loại thẻ nhớ 
• Một số thiết bị độc lập kết nối với máy tính, và những 
cái khác phải được cài đặt bên trong hệ thống 
– Lấy các thẻ từ thiết bị và lắp thẻ vào đầu đọc thẻ 
để làm việc với nội dung bên trong nó 
– Các đầu đọc nhiều thẻ chấp nhận nhiều định 
dạng cho nhiều khe cắm thẻ nhớ 
• Mỗi khe cắm thẻ nhớ được gán ký tự ổ đĩa riêng và đèn hoạt 
động 
• Sau khi gắn thẻ, chọn chương trình để truy cập vào các tập tin 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Tìm hiểu bên trong một máy tính 
• Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất 
– Bộ vi xử lý, bo mạch chủ, RAM và các thiết bị lưu 
trữ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất tổng thể của 
máy tính 
– Tất cả các thành phần này phải tương tác như là 
một hệ thống 
• Hệ thống chỉ hiệu quả như thành phần yếu nhất của nó 
– Xem xét sử dụng hệ thống mà cả CPU và RAM 
đều tối thiểu là thỏa mãn yêu cầu của các chương 
trình vận hành 
– Đảm bảo ổ cứng của bạn có tốc độ truy cập và 
dung lượng lưu trữ phù hợp 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Nhận diện các thiết bị nhập xuất 
• Sử dụng bàn phím (Keyboard) 
– Công cụ chính để nhập dữ liệu hoặc nhập lệnh thực hiện 
một tác vụ trong một chương trình ứng dụng 
– Một số thiết kế tiện lợi 
• Chứa các nút để tăng cường trải nghiệm về 
đa phương tiện trong khi bạn sử dụng máy tính của mình 
1 3 
7 6 4 5 
2 1 
Function Keys 
Escape Key 
2 
Numeric Keys 3 
4 
Windows Key 
Control Key 
5 
Alt Key 6 
Cursor Movement 
Keys 
7 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Nhận diện các thiết bị nhập xuất 
• Các phím nhập văn bản (Typewriter keys) 
Enter Thực hiện một câu lệnh được nhập hoặc một lựa chọn ở thanh 
menu, đánh dấu cuối dòng, hay tạo ra một dòng trắng. 
Backspace Xóa một ký tự ở phía trái của con trỏ mỗi lần bạn ấn phím này. 
Khi giữ phím liên tục, máy tính sẽ liên tục xóa các ký tự từ bên 
trái của con trỏ cho đến khi bạn nhả phím ra 
Delete Xóa các ký tự phía bên phải của con trỏ mỗi khi được ấn. Khi 
giữ phím liên tục, các ký tự bên phải con trỏ sẽ bị xóa liên tục 
cho đên khi nhả phím ra. 
Spacebar Chèn một ký tự trắng giữa hai từ, và là phím an toàn nhất để 
nhấn khi một chương trình phần mềm yêu cầu bạn ấn một phím 
bất kỳ. 
Esc Hủy một lựa chọn hoặc tạo ra một mã đặc biệt đối với máy tính, 
còn được gọi là phím Thoát (Escape). 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Nhận diện các thiết bị nhập xuất 
Tab Đẩy con trỏ về phía bên phải đi cách xa một khoảng cách đặt 
trước hoặc sang ô kê tiếp trong phần mềm bảng tính. Khi giữ 
phím cùng với phím SHIFT , bạn có thể di chuyển con trỏ với 
khoảng cách tương tự sang bên trái. 
Shift Hiển thị chữ hoa trong các phím chữ cái hoặc các ký tự đặc 
biệt cùng vị trí với các phím số. Hãy dùng phím này với các 
phím khác để thực hiện một chức năng trong một chương trình 
Caps Lock Khóa các phím chữ cái để tạo ra chữ viết hoa của các chữ cái 
Ctrl Cung cấp chức năng thứ hai của hầu hết các phím khác trên 
bàn phím. Bấm và giữ và nhấn phím khác tại cùng một thời điểm 
để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. 
Windows Hiển thị trình đơn Start. 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Nhận diện các thiết bị nhập xuất 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Shortcut 
menu 
Hiển thị trình đơn tắt; các tùy chọn trình đơn phụ thuộc vào 
nơi con trỏ chuột khi phím được nhấn. 
Alt Cung cấp chức năng thay thế cho hầu hết các phím khác trên 
bàn phím. Nhấn và giữ phím ALT hay Alternate và nhấn một 
phím khác để chuyển câu lệnh tới máy tính hoặc để thực hiện 
một nhiệm vụ cụ thể trong chương trình ứng dụng 
Up, Down, 
Left, Right 
Di chuyển con trỏ lên, xuống, sang trái, hoặc sang phải, và 
thường nằm giữa các phím đánh máy và bảng phím số. 
PrtScn Chụp lại những thông tin trên màn hình và gửi tới Windows 
Clipboard. 
Scroll Lock Đảo trạng thái (bật/tắt) chế độ hiển thị thanh cuộn đối với 
thông tin trên màn hình. 
Ctrl+Pause Dừng hoặc treo hoạt động của máy tính. Máy tính sẽ tiếp tục 
sau làm việc khi nhấn bất kỳ phím nào trên bàn phím 
Nhận diện các thiết bị nhập xuất 
• Các phím chức năng (Function Keys) 
– Thường nằm trên đầu của bàn phím và có nhãn F1 đến F12 
– Mỗi chương trình ứng dụng đặt chức năng hoặc ý nghĩa 
riêng cho từng phím 
• Con trỏ và các phím chữ số (Cursor/Numeric 
Keypad) 
– Thường nằm ở bên phải của bàn phím 
– Có thể được bật và tắt bằng cách nhấn phím Num Lock 
– Khi đèn trạng thái bật lên, bảng phím chữ số trở thành máy 
tính điện tử hoặc bảng chữ số; khi đèn tắt, bảng phím chữ 
số trở thành bảng di chuyển con trỏ hoặc mũi tên 
dtnquynh@daihocthudo.edu.vn 
Nhận diện các thiết bị nhập xuất 
• Sử dụng các thiết bị trỏ (Pointing Devices) 
– Chuột máy tính (Mouse) 
• Di chuyển hoặc kéo (rê) chuột trên một mặt phẳng như mặt 
bàn khiến cho chuột bắt đầu chuyển động thể hiện qua con trỏ 
trên màn hình 
• Chuột máy tính truyền thống có một viên bi tròn lăn để kích 
hoạt chuyển động khi bạn di chuyển chuột trên mặt bàn 
• Các đời chuột máy tính sau này dùng ánh sáng quang học 
hoặc công nghệ đi-ốt để di chuyển

Tài liệu đính kèm:

  • pdfIU01-02.pdf