Hệ thống câu hỏi môn Lịch sử lớp 8

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 615Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi môn Lịch sử lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi môn Lịch sử lớp 8
Câu 1: Trình bày nội dung và kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị.
Nội dung và kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị :
- Nội dung:
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cốngphục vụ giao thông liên lạc. 
+ Về chính trị xã hội: chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học phương Tây. 
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng 
- Kết quả:
Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ? Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào ? Từ kết cục của chiến tranh thế giới thư nhất, em hãy nêu tính chất của nó.?
* Nguyên nhân 
	- Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới
	- Nguyên nhân trực tiếp: Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xécbi ám sát
	* Hậu quả :
	-Gây nhiều tai hại cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố làng mạc, nhà máy  bị phá hủy chi phí cho chiến tranh
 là 85 tỉ đô la.
- Các nước thắng trận thu lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại.
* Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất :
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa, phản động.
Câu 3: Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ? 
Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng , đó là cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng XHCN tháng Mười. Sở dĩ có hai cuộc cách mạng này là vì:
Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ; giữa dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga.
Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.
Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra và giành thắng lợi.
Câu 4 :Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng kinh tế “thừa”? Các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó.
- Vì đây là cuộc khủng hoảng sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân giảm sút đưa đến khủng hoảng.
- Hai biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng:
+ Thực hiện chính sách cải cách kinh tế- xã hội( Anh, Pháp, Mĩ) nơi có chế độ chính trị khá ổn định.
+ Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới: Đức , Ý, Nhật.
Câu 5 ? Chứng minh rằng thời kì chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp 
Hoàn cảnh: Mùa xuân 1793: nước Pháp lâm nguy,phái Ghi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản. Trước tình hình ấy, ngày 2-6-1793, nhân dân pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie đã khởi nghĩa lật đổ phái Ghi-rông-đanh
* Các biện pháp:
- Quốc hôi do phái Gia-cô-banh cử ra ủy ban cứu nước, ra lạnh tổng động viên tham gia quân đội chống ngoại xâm, đồng thời thực hiện các biện pháp kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân
+ Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt được lấy chia cho nhân dân
+ Ruộng đất tịch thu của Giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân
+ Ủy ban cứu nước còn trưng thu lúa mì, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo, đồng thời quy định mức lương tối đa của công nhân
* Kết quả: nhân dân phấn khởi, hưởng ứng lệnh tổng động viên, đập tan nội phản, đánh bại ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của nước Pháp ( 26-6-1794 )
Câu 6: Trong số các sự kiện lịch sử từ năm 1917 đến năm 1945, em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn những sự kiện đó? 
1/ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi ( 7-11-1917), lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới
2/ Thắng lợi của cuộc cách mạng Mông Cổ ( 1924 ) và sự ra đời của các Đảng cộng sản đã chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á
3/ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở các nước tư bản đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa phát xít là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ hai
4/ Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 ) đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại
5/ Những thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX và sự hình thành, phát triển của nền văn hóa Xô viết đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người
Câu 7: Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
- Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.
- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh
Câu 8: Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8. Em hiểu thế nào là Cách mạng tư sản, Cách mạng vô sản?
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo,nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.
- Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo,nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản lập nên chế độ XHCN.
Câu 9: Hãy trình bày hiểu biết của mình về sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX ? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A-Nô- ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”?
*Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX:
 Bước vào thế kỉ XX,trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp,nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật:
 - Trong lĩnh vực vật lí,sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại,đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh đó mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian.Có thể nói,các phát minh lớn về vật lí học của thế kỉ XX,từ năng lượng nguyên tử đến la de,bán dẫn
đều có liên quan đến thuyết này.
 - Trong các lĩnh vực khác như Hoá học,Sinh học,các khoa học về Trái Đất (Hải dương học,Khí tượng học)đều đạt được những thành tựu to lớn.
 - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín,điện thoại,ra đa,hàng không với phim có tiếng nói và phim màu
*Câu nói của nhà khoa học A.Nô- ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”: 
-Điều mà A.Nô-ben nói chính là :Khoa học-kĩ thuật phát triển đã mạng lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp cho con người,cuộc sống con người văn minh hơn,con người phải biết phát huy những thành tựu rực rỡ của khoa học-kĩ thuật vào trong cuộc sống.
-Đồng thời con người cũng phải khắc phục những hạn chế của nó với phương châm: “Khoa học-kĩ thuật phát triển phải phục vụ đời sống con người, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn,chứ không phải là huỷ diệt con người”(bởi vì Khoa học kĩ thuật phát triển cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới)
 Câu 10 : Tại sao nói : Cách mạng tư sản Pháp 1789–1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ? Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong tiến trình cách mạng ? 
Vì cách mạng tư sản Pháp đã làm được: 
a-Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. 
b-Thiết lập nền cộng hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. 
c-Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. 
d-Cách mạng thi hành nhiều biện pháp để trừng trị bọn phản cách mạng. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. 
Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng thể hiện: 
 a-Ngày 14/7/1789 quần chúng vũ trang tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố. 
b-Trước tình hình” Tổ quốc lâm nguy” Ngày 10/8/1792 nhân dân đứng lên lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.
c-Phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh ngày 2/6/1793. 
d-Quần chúng hưởng ứng lệnh tổng động viên của phái Gia-cô-banh chiến thắng thù trong giặc ngoài. 
Câu 11:Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
- Thời Ngô – Đinh - Tiền Lê ( thế kỉ X): 
Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa có ảnh hưởng.
- Thời Lí - Trần
- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển. 
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070). 
- Thời Lê Sơ: ( Thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI)
+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. 
- Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú.
 ( tục ngữ, ca dao. truyện thơ tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng chèocác làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây Phương, Ngọ Môn (Huế).
Câu 12: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
Sự phát triển của kinh tế Mĩ:
- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới 
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. 
+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới. 
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
 Khách quan:
- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. 
- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ. 
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
Chủ quan
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.
- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.
- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất.
- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.
Câu 13: phân tích ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pari ? 
-Ý nghĩa: 
 + Công xã là hình ảnh 1 chế độ mới, xã hội mới. 
 + Cổ vũ cho nhân dân lao động toàn thế giới 
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá
-Bài học kinh nghiệm:
Cách mạng vô sản muốn thắng lợi: 
 + Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. 
 + Thực hiện liên minh công nông. 
 + Kiên quyết trấn áp kẽ thù. 
 + Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. 
Câu 14: Tại sao nói : Cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?
Trước 1566 có nhiều cuộc đấu tranh của tư sản chống phong kiến nổ ra nhưng đều thất bại và chưa được coi là cuộc cách mạng.
Đến 1566 , cách mạng tư sản Hà Lan bùng nổ do giai cấp tư sản trực tiếp lãnh đạo chống phong kiến Tây Ban Nha và giành thắng lợi.
Cách mạng Hà Lan đã khai sinh ra nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản phát triển. 
Thắng lợi của cách mạng Hà Lan mở đầu cho thời đại mới trong lịch sư thế giới . Đó là thời đại thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự suy vong của chế độ phong kiến.
Câu 15 Nêu nhận định của em về cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 ở Pháp?
* Cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 ở Pháp là 1 cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới 
Vì:
Mục tiêu : Lật đổ chính phủ tư sản thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản.
Lực lượng lãnh đạo là Quốc dân quân( Giai cấp vô sản) và lực lượng thamg gia là giai cấp vô sản
Kết quả : Thành lập Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là chính quyền của giai cấp vô sản
Câu16: Chứng minh rằng : Trong hoàn cảnh Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của tư bản phương tây và phát triển thành nước đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á?
( Cải cách duy tân Minh Trị 1868 )
Câu 17 : Em hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau ? 
a. Giống: Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ ha hai đều nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. 
b.Khác: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc với Liên Xô-Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu 18:Vì sao cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản lại thoát khỏi thân phận thuộc địa? Liên hệ với Việt Nam?
Câu 19 : Vì sao nói Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản?
- Đảng của Lê-nin triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính chiến đấu triệt để; chống chủ nghĩa cơ hội theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê-nin; dựa vào quần chúng nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
Câu 20 . Lập bảng thống kê về các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Tháng 8 năm 1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
Giữa thế kỉ XVII
Cách mạng tư sản Anh
Đánh bại quân đội nhà vua, vua Sac-lơ I bị xử tử
Nửa cuối thế kỉ XVIII
Cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ
Thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, ra đời một quốc gia mới là Hợp chúng Quốc Mĩ
Cuối thế kỉ XVIII
Cách mạng tư sản Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
Câu 21 . Trình bày ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911?
Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản vì chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 22 . Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới là gì? Chính sách này đem lại kết quả gì cho nước Nga?
Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới:
 + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực.
 + Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
 + Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
 + Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Kết quả mà chính sách này đem lại:
 + Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
 + Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.
 + Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đtạ mức xấp xỉ trước chiến tranh.
Câu 23 . Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và để thoát khỏi cuộc khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì?
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933: do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua. Đây là cuộc khủng hoảng “thừa”.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933: tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, làm cho đời sống nhân dân rơi vào tình trạng đói khổ.
Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, các nước tư bản châu Âu như: Anh, Pháp,tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
Câu 24. Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? Trình bày nội dung chính sách mới của Ru-dơ-ven?
Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933vì tổng thống mới đắc cử Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới.
Nội dung chính sách mới của Ru-dơ-ven:
 + Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế, tài chính.
 + Ban hành các đạp luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
 + Đề cao vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức lại các ngành sản xuất, tạo việc làm và ổn định xã hội.
Câu 25. Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó? 
Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó? 
- Bước vào thế kỷ XX, nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học-kỹ thuật...
- Các ngành khoa học cơ bản như Hoá học, Sinh học, các khoa học về Trái đất...đều đạt được những tiến bộ phi thường...
- Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại...
- Các phát minh như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...được đưa vào sử dụng...
- Tác động tích cực: Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người...
- Tác động tiêu cực: Những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới...
Câu 26 : Bằng những kiến thức lịch sử đã học trong bài “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII”, hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn?
Ý 1: Sơ lược nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn:
 + Chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài đều khủng hoảng sâu sắc
 + Các phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi: Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất 
Ý 2: Giới thiệu v

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_su_the_gioi_8.doc