Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học: 2012 – 2013

doc 93 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2239Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học: 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học: 2012 – 2013
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP5
 Năm học: 2012 – 2013
 Bài thi môn Toán – Thời gian 60 phút
Bài 1: (2đ): Cho một số tự nhiên có ba chữ số. Người ta viết thêm số 90 vào bên trái của số đã cho để được số mới có năm chữ số. Lấy số mới này chia cho số đã cho thì được thương là 721 và không còn dư. Tìm số tự nhiên có ba chữ số đã cho.
Bài 2(2 điểm): Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Sau 2 giờ, một người khác đi xe máy từ B đến A với vận tốc 35km/giờ, biết quãng đường từ A đến B dài 118km. Hỏi đến mấy giờ thì hai người gặp nhau?
Bài 3 (2điểm): Một phép chia có thương là 5, số dư là 2. Tổng của số bị chia, số chia, và số dư là 106. Tìm số bị chia, số chia.
Bài 4 ( 2điểm): Năm nay mẹ hơn con 28 tuổi. Tìm tuổi mẹ, tuổi con khi tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con.
Bài 5 ( 2điểm): Cho 6 điểm A, B, C, D. Hỏi khi nối 6 điểm đó với nhau ta sẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?
Bài 6 ( 2điểm): Diện tích của một hình chữ nhật sẽ thay đổi như thế nào nếu ta tăng chiều dài của nó thêm 10% và bớt chiều rộng đi 10%.
Bài 7 ( 2điểm): 3 lọ mực đỏ và 2 lọ mực xanh giá 9200 đồng. 2 lọ mực đỏ và 3 lọ mực xanh giá 8800 đồng. Tính giá tiền một lọ mực mỗi loại.
Bài 8 ( 2điểm): Một bếp ăn mua 200 con, vừa ếch vừa cua bể, 200 con có tất cả 1400 chân (càng cua xem như chân). Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Bài 9 ( 2điểm): Một cửa hàng có 21,95kg mì chính đem đóng vào hai loại túi. Loại túi to, mỗi túi có 0,5kg. Loại túi bé, mỗi túi có 0,35kg. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu túi, biết túi bé nhiều hơn túi to là 2 túi?
Bài 10 ( 2điểm): Một bể làm bằng tôn dạng hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 12,6m2 chiều cao 1,8m, chiều dài hơn chiều rộng 0.5m. Mức nước trong bể cao bằng chiều cao của bể. Hỏi trong bể có bao nhiêu lít nước?
Bài 11(5 điểm) bài tự luận
Cho hình tam giác ABC. Cạnh AB = 16cm, AC = 10cm. Diện tích hình tam giác là 20cm2 . Kéo dài cạnh AB về phía B thêm đoạn BK = 2cm. Kéo dài AC về phía C thêm đoạn CN = 2cm. Tính diện tích tam giác AKN.
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP5
 Năm học: 2012 – 2013
 Bài thi môn Tiếng Việt – Thời gian 60 phút
Câu 1: ( 4 điểm): Cho đoạn văn sau:
“ Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te .”
 Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại : láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.
Câu 2: ( 4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau:
 đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.
Câu 3: ( 4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
 a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
 b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.
 c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
 d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Câu 4: ( 4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:
 Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen  đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít  Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
Câu 5: ( 9 điểm): Trong bài “ Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
	“ Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi !
	 Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
	 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
	 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
	 Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
	 Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
	 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ”
 Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ” ? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
Bài 1: Khi viết thêm 90 vào bên trái số có ba chữ số thì được số mới lớn hơn số đó 90000 đơn vị.
Biểu thị số mới là 721 phần, số đã cho là 1 phần. 
Hiệu số phần bằng nhau là: 721 – 1 = 720 (phần)
Số đã cho là: 90000 : 720 = 125
Bài 2: S sau 2 giờ người đi xe đạp đi là: 12 x 2 = 24 (km)
 Lúc đó hai người còn cách nhau là: 118 – 24 = 94 (km)
 Sau đó mỗi giờ, hai người gần nhau là: 12 + 35 = 47 (km)
Từ khi người thứ hai đi đến lúc gặp nhau là: 94 : 47 = 2 (giờ)
Hai người gặp nhau lúc: 6 + 2 + 2 = 10 (giờ)
Bài 3: Tổng của số bị chia và số chia là: 106 – 2 = 104
Số bị chia: 2
 104
Số chia:
Số chia là: (104 – 2) : (5 + 1) = 17
Số bị chia là: 104 – 17 = 87
Bài 4: Vì hiệu số tuổi không bao giờ thay đổi nên khi tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con thì mẹ vẫn hơn con 28 tuổi.
Gọi số tuổi mẹ là 5 phần thì tuổi con là 1 phần. 
Tuổi con là: 28 : (5 – 1) = 7(tuổi)
Tuổi mẹ là: 7 x 5 = 35 (tuổi)
Bài 5: Nối A với 5 điểm còn lại ta được 5 đoạn thẳng. Nối điểm B với 4 đoạn còn lại ta được 4 đoạn thẳng,.
Vậy ta được tất cả: 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 15 (đoạn thẳng)
Bài 6: Gọi số đo chiều dài là 100 x a, số đo chiều rộng là 100 x b thì số đo diện tích là: 10000 x a xb
Số đo chiều dài mới là: 110 x a, chiều rộng mới là: 90 x b và số đo diện tích mới là: 9900 x a x b
Vậy diện tích mới kém diện tích cũ là: 100 x a x b tức kém diện tích cũ là 10%.
Bài 7: 3 lọ mực đỏ + 2 lọ mực xanh giá 9200 đồng (1)
 2 lọ mực đỏ + 3 lọ mực xanh giá 8800 đồng (2)
Từ 1: 6 lọ mực đỏ + 4 lọ mực xanh giá 18400 đồng (3)
Từ 2: 6 lọ mực đỏ + 9 lọ mực xanh giá 26400 đồng (4)
Từ 3 và 4 giá tiền 1 lọ mực xanh là: (26400 – 18400) : (9 – 4) = 1600 (đồng)
 Giá tiền 1 lọ mực đỏ là: (9200 – 1600 x 2 ) : 3 = 2000 (đồng)
Bài 8: Giả sử toàn cua thì số chân là: 200 x 10 = 2000 (chân)
Số chân dôi ra là: 2000 – 1400 = 600 (chân)
Số chân dôi ra là vì ta đã thay số chân cua bằng số chân ếch. Mỗi lần thay 4 chân ếch bằng 10 chân cua thì số chân dôi ra là: 10 – 4 = 6 (chân)
Số ếch là: 600 : 6 = 100(con)
Số cua là: 200 – 100 = 100(con)
Bài 9: Nếu bỏ bớt 2 túi bé thì số túi bé bằng túi to. Khi đó lượng mì chính còn lại là: 21,95 – 0, 35 x 2 = 21,25(kg)
Số túi to là: 21,25 : (0,5 + 0,35) = 25 (túi)
Số túi bé là: 25 + 2 = 27 (túi)
Bài 10: Chu vi đáy bể là: 12,6 : 1,8 = 7(m)
Tổng chiều dài và chiều rộng bể là: 7 : 2 = 3,5 (m)
Chiều dài bể: (3,5 + 0,5) : 2 = 2 (m)
Chiều rộng là: 2 – 0,5 = 1,5 (m)
Chiều cao mức nước trong bể : 1,8 x = 1,5(m)
Lượng nước có trong bể là: 2 x 1,5 x 1,5 = 4,5 9(m3)
4,5 m3 = 4500dm3 = 4500l
Bài 11: 
 A 
 B C
 K N
0,5 đ
Chiều cao của tam giác ABC với cạnh đáy AB là:
 (20 x 2) : 10 = 4cm
0,75đ
Chiều cao tam giác ABC với cạnh đáy AB cũng là chiều cao của tam giác CBK cạnh đáy BK. Diện tích tam giác CBK là:
2 x 4 : 2 = 4cm2 
1đ
Diện tích tam giác AKC là: 20 + 4 = 24 cm2
0,5đ
Chiều cao tam giác AKC với cạnh đáy AC là:
24 x 2 : 10 = 4,8 cm
1đ
Diện tích tam giác AKN là: (10 + 2) x 4,8 : 2 = 28,8cm2
0,75đ
Đáp số: 28,8 cm2
0,5đ
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
Câu 1:
- Láy tiếng: te te	
- Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
- Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.
Câu 2:
 - đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
 - đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
 - đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra.
 - đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
 - đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua 
 - đánh chén: ăn uống.
Câu 3:
 a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
 TN CN VN
 b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
 TN CN VN
 c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
 TN TN CN VN VN
 d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
 TN CN CN CN VN
Câu 4:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen  đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít  Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
Câu 5: 
 - “ những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. ( 1 điểm )
 - Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm ( 6 - 7 điểm )
 - Bài trình bày sạch đẹp. ( 1 điểm )
 Lưu ý: + Không đúng thể loại không cho điểm.
	 + Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp.
 Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.
 Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.
ĐỀ THI GIAO LƯU KHỐI 5 CẤP HUYỆN
MÔN: TIẾNG VIỆT ( Thời gian 60 phút).
Câu 1(4điểm)
Cho các kết hợp 2 tiếng sau:
Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.
Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.
 b) Phân loại các từ ghép đó.
Câu 2 (4 điểm)
 Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4-t ập2) có câu:
“ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.”
Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn.
Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”.
Câu3 (4đ)
Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu.
Dựa vào nghĩa của từ hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên.
Xếp thành các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm
Câu 4 (4điểm)
Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. 
Câu 5(9điểm)
Trong bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
“ Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
những trưa tháng sáu
nước như ai nấu
chết cả cá cờ
cua ngoi lên bờ
mẹ em xuống cấy.”
 Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp từ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
HƯỚNG DẪN GỢI Ý CHẤM
Câu 1:
(2đ) Mỗi từ tìm đúng cho 0,2 đ
Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán
 Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.
(2đ) Phân loại đúng mỗi từ cho 0,2đ
- Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán.
- Từ ghép tổng hợp: Xe cộ, múa hát, bánh kẹo.
Câu 2: 
(2đ) Các tính từ có trong câu văn là: béo, thơm, ngọt, già.
(2đ) Các từ “cái béo”; “mùi thơm” thuộc từ loại Danh từ.
Câu 3: Dựa vào nghĩa của từ ta xếp được:
Nhóm 1: Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người:
Vạm vỡ, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, gầy, khoẻ, cao, yếu.(1đ)
Nhóm 2: Từ chỉ phẩm chất, tính tình của con người:
Trung thực, đôn hậu, trung thành, phản bội, hiền, cứng rắn, giả dối. (1đ)
Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 2 điểm
a)Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
 TN CN VN1 VN2
b)Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá
 CN VN1 VN2
Câu 5: - Hs nêu được ý nghĩa của hạt gạo: Làm ra hạt gạo trải qua bao thử thách của thiên nhiên, tình yêu của con người. (3đ)
Nêu được điệp từ “có” tác dụng: nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên. (2đ)
Nêu được hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ >< mẹ em xuống cấy và tác dụng của hình ảnh đối lập. (4đ)
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP5
 Năm học: 2012 – 2013
Môn: Toán – Khối 5
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian nhận đề).
Từ câu 1 đến câu 10, học sinh chỉ ghi đáp số và đơn vị tính (nếu có). Câu 11, học sinh trình bày bài giải.
Câu 1: Trong các số tự nhiên từ 1 đến 2009 có bao nhiêu số chia hết cho 5?
Câu 2: Một người mua 9 quyển sách cùng loại. Vì được giảm 10% giá ghi trên bìa nên người đó chỉ phải trả 364 500 đồng. Hỏi giá ghi trên bìa mỗi cuốn sách đó là bao nhiêu?
Câu 3: Năm nay tuổi cô gấp 6 lần tuổi cháu. Đến khi tuổi cháu bằng tuổi cô hiện nay thì tuổi của hai cô cháu cộng lại bằng 68. Tính tuổi cô và tuổi cháu hiện nay.
Câu 4: Tìm số tự nhiên y , biết: 
108,1 < y + y + y + y + y + y <114,2
Câu 5: Bạn Mai nhiều hơn bạn Lan 52 ngày tuổi. Mai tổ chức sinh nhật vào thứ ba của tháng 3 năm nay. Hỏi năm nay bạn Lan tổ chức sinh nhật vào thứ mấy trong tuần?
Câu 6: Tìm phân số bé nhất trong các phân số sau:
; ; ; ; .
Câu 7: Hai người khởi hành cùng một lúc, một người từ A, một người từ B thì sau 8 giờ sẽ gặp nhau. Nhưng sau khi đi được 5 giờ thì người đi từ A hỏng xe phải dừng lại sửa. Người thứ hai phải đi tiếp 9 giờ nữa mới gặp người đi từ A. Hỏi nếu mỗi người đi một mình thì phải đi bao lâu mới đi hết quãng đường AB.
Câu 8: Có 7 bút chì gồm 3 loại: màu đỏ, màu vàng, màu xanh. Số bút màu đỏ nhiều hơn số bút màu vàng nhưng lại ít hơn số bút màu xanh. Hỏi mỗi loại có mấy bút chì?
Câu 9: Cho tam giác ABC, có BC = 60 cm, đường cao AH = 30 cm. Trên AB lấy điểm E và D sao cho AE = ED = DB. Trên AC lấy điểm G và K sao cho AG = GK = KC. Tính diện tích hình DEGK.
Câu 10: Một bánh xe lăn 200 vòng được 942 m. Đường kính của bánh xe đó là bao nhiêu?
Câu 11: Năm nay ông nội Hoa 68 tuổi. Tuổi của bố Hoa bằng tuổi ông và thêm 2 tuổi nữa. Tuổi Hoa bằng tuổi bố cộng thêm 2 tuổi. Hỏi cách đây mấy năm tuổi Hoa bằng tuổi bố?
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP5
 Năm học: 2012 – 2013
Môn: Tiếng Việt – Khối 5
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian nhận đề).
Câu 1: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.của từ ngọt trong các kết hợp từ dưới đây : 
 - Đàn ngọt hát hay.
 - Rét ngọt.
 - Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
 - Khế chua, cam ngọt.
Câu 2: Cho các câu sau:
 Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên.
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.
Câu 3: Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
Người đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi cấp trường là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Câu 4: Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu. Viết hoa chữ cái đầu câu:
 Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng
Câu 5: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây (viết tiếp vào chỗ có dấu chấm lửng):
Cáo và sếu
 Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Thế là Cáo một mình chén sạch. Sang ngày hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn...
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP5
 Năm học: 2012 – 2013
Môn: Tiếng Việt – Khối 5
Câu 1(4 điểm): Đúng mỗi từ cho 1 điểm
: Từ ngọt trong câu “Khế chua, cam ngọt” mang nghĩa gốc, trong các câu còn lại mang nghĩa chuyển.
Câu 2(4 điểm): 
- Từ đơn: chú, bay, chú, trên, và;
- Từ ghép: chuồn chuồn nước, tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng;
- Từ láy: mênh mông
 Chú ý: một số từ như: tung ánh, vọt lên, cái bóng, lướt nhanh, trải rộng, lặng sóng nếu học sinh tách thành hai từ đơn cũng chấp nhận được.
– Danh từ: chú, chuồn chuồn nước, cái bóng, chú, mặt hồ, mặt hồ;
- Động từ: tung cánh, bay, vọt lên, lướt nhanh, trải rộng;
- Tính từ: nhỏ xíu, mênh mông, lặng sóng.
Câu 3(4 điểm): : Đúng mỗi từ cho 1 điểm.
a.Trong câu: “Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại”, từ tôi làm chủ ngữ.
Trong câu: “Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi” từ tôi làm định ngữ.
b.Trong câu: “Người đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi cấp trường là tôi.”từ tôi làm vị ngữ.
c.Trong câu: “Cả nhà rất yêu quý tôi.”, từ tôi làm bổ ngữ
Câu 4(4 điểm): Điền đúng mỗi dấu câu và viết hoa đúng cho 1 điểm.
 Đoạn văn đúng ngữ pháp như sau:
 Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông . Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Câu 5(9 điểm): Căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm cho phù hợp nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Học sinh dựa vào nội dung đã cho sẵn trong đề bài kết hợp với trí tưởng tượng để kể tiếp được câu chuyện. Phần kể tiếp phải lô gíc, nhất quán với phần đã cho, đồng thời phải thể hiện được sự sáng tạo, đôi khi khá bất ngờ của người viết. ( 6 điểm)
Phần viết tiếp dài khoảng 7 đến 12 dòng, viết đúng thể loại văn kể chuyện và phải đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ đặt câu và diễn đạt. (3 điểm)
 VD: Trên mặt bàn có một đĩa xúp và một lọ xúp. Cáo tròn mắt ngạc nhiên. Thấy vậy, Sếu lên tiếng: “Mời bạn dùng bữa trưa với mình”. Nói rồi, Sếu đẩy đĩa xúp về phía Cáo, còn lọ xúp Sếu dành cho mình. Nhìn Sếu ăn, Cáo vô cùng ân hận và thầm nghĩ: Mình đúng là một người bạn chưa tốt.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 
GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP5
 Năm học: 2012 – 2013
Môn: Toán – Khối 5
Từ câu 1 đến câu 10, học sinh ghi đúng đáp số và đơn vị tính (nếu có): mối câu 2 điểm . Nếu không ghi đơn vị, mỗi câu trừ 1 điểm.
Câu 11: 5 điểm: 
Câu 1: Các số tự nhiên từ 1 đến 2009 có các số chia hết cho 5 lập thành dãy số cách đều 5 đơn vị:
5; 10; 15; 20; ...; 2005
Vậy trong các số từ 1 đến 2009 có các số chia hết cho 5 là:
( 2005 – 5) : 5 + 1 = 401 ( số)
Đáp số:401 số
Câu 2: Người đó phải trả giá tiền mỗi cuốn sách là:
364 500 : 9 = 40 500 (đồng)
Coi giá ghi trên bìa mỗi cuốn sách là 100% thì giá phải trả:
100% - 10% = 90%(giá ghi trên bìa mỗi cuốn sách)
Giá ghi trên bìa của mỗi cuốn sách đó là:
40 500 : = 45 000 (đồng)
Đáp số: 45 000 đồng
Câu 3: Coi tuổi cháu hiện nay là một phần thì tuổi cô hiện nay là 6 phần như thế. Hiệu số phần giữa tuổi cô và tuổi cháu là 5 phần.
Đến khi tuổi cháu bằng tuổi cô hiện nay thì cô vẫn hơn cháu 5 lần tuổi cháu hiện nay.
Coi tuổi cháu khi đó là 6 phần bằng nhau thì tuổi cô khi đó là 11 phần như thế.
Tuổi cháu khi đó là:
(68 : 17) x 6 = 24 (tuổi)
Tuổi cháu hiện nay là: 
24 : 6 = 4 (tuổi)
Tuổi cô hiện nay là:
4 x 6 = 24 (tuổi)
Đáp số:Cháu 4 tuổi, cô 24 tuổi.
Câu 4: 108,1 < y + y + y + y + y + y < 114,2
108,1 < y x 6 < 114,2
Vậy y = 19
Câu 5: 1 tuần có 7 ngày.
Ta thấy : 52 : 7 = 7 (tuần) (dư 3 ngày)
Vì Mai nhiều hơn Lan 52 ngày tuổi và Mai sinh vào thứ ba nên Lan sinh vào thứ 6
Đáp số: thứ 6
Câu 6: Ta thấy >1; >1; >1
<1; <1.
Vì = . Mà > nên > .
Vậy phân số bé nhất là:
Câu 7: Trong 1 giờ cả hai người đi được:
1: 8 = (quãng đường AB)
Trong 5 giờ cả hai người đi được:
 x 5 = (quãng đường AB)
Quãng đường hai người đi trong 9 giờ:
1 - = (quãng đường AB)
1 giờ người thứ hai đi được:
: 9 = ( quãng đường AB)
Nếu đi một mình người thứ hai sẽ đi hết quãng đường AB trong:
1 : = 24 (giờ)
1 giờ người thứ nhất đi được:
 - = ( quãng đường AB)
Nếu đi một mình người thứ nhất sẽ đi hết quãng đường AB trong:
1 : = 12 ( giờ)
Đáp số: Người thứ nhất: 12 giờ; người thứ hai: 24 giờ
Câu 8: Ta thấy: 7 = 0 + 2 + 5 =0 + 3 + 4 = 0 + 6 + 1= 1 + 2 + 4 = 1 + 3 + 3
Vì số bút màu đỏ nhiều hơn số bút màu vàng nhưng lại ít hơn số bút màu xanh nên mỗi màu đều có bút và số bút mỗi màu không bằng nhau. 
Vậy màu vàng: 1 bút; màu đỏ: 2 bút; màu xanh 4 bút
Câu 9: Nối BG, DC Ta có:
Diện tích tam giác ABC

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_giao_luu_HS_gioi.doc