Giáo án Vật lí lớp 7 - Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2015-2016

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lí lớp 7 - Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2015-2016
Ngày soạn 26/2/2017.
 TIẾT 25: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC 
 VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức: 
HS mô tả được một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác 
 dụng từ của dòng điện. Mô tả được một thí nghiệm hoắc một ứng dụng trong 
 thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác 
 dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
 2.Kỹ năng: Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về t/d từ, hoá học, sinh lí.
 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
4.Hình thành và phát triển NLHS.
B. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS: Nam châm, mẫu sắt thép đinh nhỏ, đồng nhôm, chuông điện với HĐT 6V, nguồn
 điện một chiều, công tắc, Bđèn 6V, Dây dẫn, dung dịch CuSO4.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức:	Kiểm tra sĩ số 
 II. Bài cũ: 	- Nêu các tác dụng của dòng điện đã học? cho ví dụ.
 III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nam châm điện.
GV: Giới thiệu một số tác dụng từ của nam châm cho HS trên cơ sở làm thí nghiệm cho HS quan sát.
HS: Tiếp thu thông tin về tác dụng từ của nam châm.
HS: Làm thí nghiệm H23.1 (SGK)
- Quan sát hiện tượng khi K đóng, mở.
- Cho biết cực nào KNC bị hút?, đẩy? 
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C1?
 Liên môn: - Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. 
- Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.
I. Tác dụng từ:
1. Tính chất từ của nam châm:
 - Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật sắt, thép.
- Nam châm có khả năng làm quay kim nam châm.
 - Mỗi nam châm có 2 cực ( ở đó hút mạnh) : Bắc –Nam.
 - Các cực tương tác lẫn nhau: cùng cực thì đẩy nhau ,khác cực thì hút nhau.
2. Nam châm điện:
Kết luận:
 a. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua gọi là một nam châm điện.
 b.nam châm có tác dụng từ vì nó hút các vật bằng sắt ,thép và làm quay kim nam châm. 
 * Ứng dụng :Chế tạo nam châm điện sử dụng trong kỹ thuật và đời sống.
 HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu chuông điện.
GV: giới thiệu chuông điện trên màn chiếu.
GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu C2, C3, C4 (SGK)
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
GV: Có thể giới thiệu thêm về tác dụng cơ của dòng điện cho HS biết.(thông tin SGK)
3. Tìm hiểu chuông điện:
(SGV)
Các động cơ điện như quạt điện, máy bơm nước... hoạt động dựa trên tác dụng cơ của dòng điện.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
GV: YC HS quan sát thí nghiệm H23.3 (SGK) trên màn hình.
GV chiếu hình ảnh bộ dụng cụ dùng để thử xem một vật là chất dẫn điện và chất cách điện. YCHS cho biết để thử xem một vật dẫn điện hay cách điện thì làm thế nào?
HS: Quan sát, nhận xét dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện?
GV: Yêu cầu HS quan sát màu của thỏi than nối với cực âm? ( lưu ý trước màu đen) sau màu gì?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời câu C5, C6?, bổ sung, hoàn chỉnh.
Liên môn: - Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, ) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S, ). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học)
- Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí thải độc hại trên... 
II. Tác dụng hoá học:
 *Thí nghiệm: (SGK)
 *Kết luận:
 - Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
-Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua . ta nói dòng điện có tác dụng hóa học.
Ứng dụng :
Mạ các vật. 
Tinh luyện kim loại.
HOẠT ĐỘNG 4:Tìm hiểu tác dụng sinh lí.
GV: Giới thiệu một số tác hại và một số ứng dụng của dòng điện đối với tác dụng sinh lí để HS chú ý phòng tránh nguy hiểm .
Liên môn: - Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.
III. Tác dụng sinh lí:
- Nguy hiểm đối với người.
- Sử dụng trong y học.
 *Ứng dụng: -Dòng điện có hiệu điện thế nhỏ dùng để chữa bệnh và kích thích sự tăng trưởng của cây cối.
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C7, C8 (SGK).
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
IV. Vận dụng:
 C7: chọn C.
 C8: chọn D.
 IV. Củng cố:Gv củng cồ bài bằng sơ đồ tư duy
 - Nêu nội dung ghi nhớ của bài học?
 - Nêu vài thiết bị sử dụng tác dụng từ, hoá học của dòng điện?
 - Dòng điện gây tác dụng như thế nào đối với cơ thể người? Chúng ta cần làm gì 
 để hạn chế các tác hại đó của dòng điện.
 - Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã được học?
V. hướng dẫn:
 - Học bài theo nội dung SGK và phần ghi nhớ của bài học.
 - Làm các bài tập 23.1 23.4 (SBTVL7).
 - Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_25_vat_ly_7.doc