Giáo án Trắc nghiệm Axit - Bazơ - muối

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trắc nghiệm Axit - Bazơ - muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Trắc nghiệm Axit - Bazơ - muối
Họ và tên: 	
AXIT-BAZƠ-MUỐI
KIẾN THỨC CĂN BẢN CẦN NẮM VỮNG:
THEO THUYẾT A-rê-ni-ut:
Axit: Chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. (trong phân tử phải có H) Ví dụ : HCl, H2SO4.
Bazơ: Chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. (trong phân tử phải có OH) Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2.
THEO THUYẾT BRON-STÊT (Dành cho chương trình nâng cao)
 H+
 H+
Axit: Chất nhường proton H+. Ví dụ: Al(H2O) 3+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H3O+, HCl + H2O → Cl- + H3O+
 H+
 H+
Bazơ: Chất nhận proton H+. Ví dụ: CH3COO- + H2O ⇄CH3OOH + OH- → CH3COO- là một bazơ
→ Theo Bron-stêt: axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion (trong phân tử không nhất thiết phải có H và OH mới là axit hay bazơ).
Hiđroxit lưỡng tính: hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
 3.1. Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3
 Bazơ: M(OH)2 ⇄M2+ + 2OH- ví dụ: Zn(OH)2 ⇄ Zn2+ + 2OH-
3.2. Phương trình điện li: M(OH)2
 Axit: H2MO2 ⇄2H+ + MO22- ví dụ: H2ZnO2 ⇄2H+ + ZnO22- 
 Bazơ: M(OH)3 ⇄M3+ + 3OH- ví dụ: Al(OH)3 ⇄ Al3+ + 3OH-
 M(OH)3
 Axit: HMO2.H2O ⇄H+ + MO2- + H2O. ví dụ: HAlO2. H2O ⇄H+ + AlO2- + H2O
Lưu ý: (Dành cho chương trình nâng cao) Cu(OH)2 cũng là hiđroxit lưỡng tính nhưng chỉ phản ứng với axit loãng và kiềm đặc.
3.3. Các chất lưỡng tính thường gặp: ZnO, Zn(OH)2, Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, (NH4)2CO3, H2O, ion HCO3-, HSO3-, HS-.
Hằng số phân li axit (Ka), bazơ (Kb): (Dành cho chương trình nâng cao)
Ka phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ; Kb phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ.
Ka hoặc Kb càng lớn, lực axit hoặc bazơ càng mạnh.
BÀI TẬP 
Trắc nghiệm:
1.1.Dành cho chương trình cơ bản:
Câu 1: kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut 
Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit
Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ
Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro và phân li ra H+ trong nước là axit
Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử
Câu 2: Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit? A. Cr(NO3)3 B. HBrO3 C. CdSO4 D. CsOH
Câu 3: Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là bazơ? A. HCl 	 B. NaOH C. Mg(NO3)2 D. H2SO4
Câu 4: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng:A. [H+] =0,1M	B. [H+] > [CH3COO-]	C. [H+] < [CH3COO-]	D. . [H+] < 0,1M	
Câu 5: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng:A. [H+] =0,1M	B. [H+] > [NO3-]	C. [H+] < [NO3-]	D. . [H+] < 0,1M	
Câu 6: Cho hai axit HNO3 và HNO2 có cùng nồng độ 0,1M và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào dưới đây đúng: A. [H+]HNO3 [H+]HNO2	 C. [H+]HNO3 = [H+]HNO2	 	D. [NO3-]HNO3 <[ NO2-]HNO2
Câu 7: Zn(OH)2 là một: A. Chất lưỡng tính B. Bazơ lưỡng tính	 C. Hiđroxit lưỡng tính D. Hiđroxit trung hoà
Câu 8: Chất không có tính chất lưỡng tính là: A. NaHSO4 B. NaHSO3 C. Zn(OH)2 D. Al(OH)3
Câu 9: (ĐHA11) Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính: 	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1
Câu 10: (CĐ07) Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 11: Muối nào sau đây không phải là muối axit: 	A. NaHSO4	B. Na2HPO3 	C. Na2HPO4 D. NaHCO3
Câu 12: (CĐ08) Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 7,46 gam.	B. 3,73 gam.	C. 3,52 gam.	D. 7,04
Câu 13: (ĐHB10) Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 8,79.	B. 9,21.	C. 9,26	D. 7,47.
1.2.Dành cho chương trình nâng cao:
Câu 14: Theo thuyết Bron-stêt thì nhận xét nào sau đây là đúng:
Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH 	B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion
C. Trong thành phần của axit có thể không có hiđro 	D. Axit hoặc bazơ không thể là ion
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng:
Giá trị ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ	B. Giá trị kb của một bazơ phụ thuộc vào áp suất
C. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit càng mạnh	D. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ lực bazơ càng yếu
Câu 16: Theo thuyết Bron-stêt ion nào dưới đây là axit: A. SO42-	B. NH4+	C. NO3-	D. SO32-
Câu 17: Theo thuyết Bron-stêt ion nào dưới đây là bazơ: A. HCO3-	B. Fe3+	C. BrO-	D.HSO4-
Câu 18: Cho các chất và ion sau: HCl, CH3COO-	, HSO4-, NH4+, HCO3-, HS-, Zn(OH)2,NH3, Al3+, Na+. Số chất và ion trong dãy có tính chất lưỡng tính:	A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 19: Nồng độ ion OH- trong dung dịch NH3 0,1M (Kb = 1,8.10-5):
	A. 0,1M	B. 1,34.10-3M	C. 1,8.10-5M	D. 0,01M
Câu 20: Nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75.10-5):
	A. 0,1M	B. 1,75.10-3M	C. 1,32.10-3M	D. 0,02M
2. TỰ LUẬN
2.1. Dành cho chương trình cơ bản:
Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: 
LiOH, NaClO, KHS, Na2HPO4, Pb(OH)2, Cr(OH)3, NaH2PO4, (NH4)2SO4, Na2HPO3, [Ag(NH3)2]2SO4
Câu 2: Viếtphương trình hóa học dưới dạng ion rút gọn chứng minh Al(OH)3, Sn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
Câu 3: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH lần lượt vào dung dịch ZnCl2, Al(NO3)3. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hóa học.
Câu 4: Một chất A khi tan trong nước tạo ra các ion H+ và ClO3- có cùng nồng độ mol. Viết CTPT và phương trình điện li của A.
Câu 5: trộn dung dịch X chứa: NH4+ (0,4 mol), HCO3- (0,2 mol) và CO32- (0,1 mol) với dung dịch Y chứa: Ba2+ (0,4 mol) và OH- (0,8 mol)
	a, viết các phản ứng có thể xảy ra giữa các ion và nêu các hiện tượng xảy ra.
	b, tính khối lượng kết tủa thu được (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Câu 6: Dung dịch A chứa đồng thời ba muối: Na2SO4 0,05M, KCl 0,1M và NaCl 0,5M. 
Có thể pha chế dung dịch A được hay không nếu chỉ hòa tan vào nước hai muối sau đây:
	 a,NaCl và K2SO4	b, Na2SO4 và KCl
Nếu có thể được, để chuẩn bị 200 ml dung dịch A cần hòa tan vào nước bao nhiêu gam mỗi muối?	
2.2. Dành cho chương trình nâng cao:
Câu 7: Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính theo thuyết Bron-stêt:
 HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43- ,NH3, S2-, HPO42-, CO32-, HSO4-, HSO3- , Cu2+, C6H5O-, HS- , BrO-, Zn(OH)2, Al(OH)3, , SO42-, Ba2+, NaHCO3, NH4+. Giải thích.
Câu 8: Viết biểu thức hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp:
	HF, ClO-, NH4+, F-, NH3
Câu 9: Trong 2 lít dung dịch axit flohiđric có chứa 4g HF nguyên chất. Tính hằng số phân li của axit HF biết = 8%
Câu 10: Axit propanoic (C2H5COOH) là một axit hữu cơ, muối của axit này được dùng để bảo quản thực phẩm lâu bị mốc. Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch C2H5COOH 0,1M, biết Ka = 1,3.10-5.
Câu 11: Cho dung dịch axit CH3COOH 0,1M. Biết KCH3COOH= 1,75.10-5. Tính độ điện li của axit CH3COOH.
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1C-2B-3B-4D-5A-6B-7C-8A-9B-10D-11B-12A-13A-14B-15D-16B-17C-18B-19B-20C
HD: 
Câu 19: Nồng độ ion OH- trong dung dịch NH3 0,1M (Kb = 1,8.10-5):
	A. 0,1M	B. 1,34.10-3M	C. 1,8.10-5M	D. 0,01M
HD: [OH-] = 
Câu 20: Nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75.10-5):
	A. 0,1M	B. 1,75.10-3M	C. 1,32.10-3M	D. 0,02M
HD: [H+]= 
Câu 7: Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính theo thuyết Bron-stêt:
 HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43- ,NH3, S2-, HPO42-, CO32-, HSO4-, HSO3- , Cu2+, C6H5O-, HS- , BrO-, Zn(OH)2, Al(OH)3, , SO42-, Ba2+, NaHCO3, NH4+. Giải thích.
HD: Trung tính: cation bazơ mạnh: K+, Na+, Ca2+, Ba2+ và gốc axit mạnh: SO42-, NO3-, Cl-,Br-,I-,ClO3-,ClO4-
 Lưỡng tính: ZnO, Zn(OH)2, Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, (NH4)2CO3, H2O, ion HCO3-, HSO3-, HS-, H2PO4-, HPO42-
	Còn lại: axit: ion dương ví dụ Cu2+ ,Al3+ và HSO4-, NH4+
	Bazơ: ion âm ví dụ : CO32-, S2-....
Lưu ý: NaHCO3 là chất lưỡng tính nhưng có môi trường bazơ yếu
 Chúc các em học tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_TAP_AXITBAZOMUOI.doc