Giáo án Tin học lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Duyên

doc 174 trang Người đăng dothuong Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Duyên
Ngày soạn
Ngày dạy
Tuần 1 - Tiết 1
Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn
- Nói một vài thông tin về máy tính
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới
3.Thái độ: 
- Hào hứng trong việc học môn Tin học
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: 
+ Giáo án, SGK và đồ dùng dạy học.
- Đ/v học sinh: Tập, bút
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1’) Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10’
10’
15’
1. Hoạt động 1:
- GV giới thiệu về máy tính, chức năng của máy tính
? Bạn nào cho cô biết máy tính còn giúp chúng ta làm gì nữa vậy?
2. Hoạt động 2:
- Hỏi các em câu hỏi: 
? Em biết có bao nhiêu loại MT?
- Đưa tranh ảnh về máy tính
? Bạn nào đã nhìn thấy máy tính rồi? Miêu tả hình dạng? 
? Bạn nào nhìn hình vẽ của MT và chỉ cho cô máy tính gồm có những bộ phận nào?
- Giới thiệu chi tiết các bộ phận
* Màn hình: Cấu tạo như ti vi
* Phần thân (CPU): Là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có Bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
* Bàn phím: Gồm nhiều phím
 * Chuột: Giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện
3. Hoạt động 3:
- Hướng dẫn HS cách bật máy (H7/SGK)
- Lưu ý: 1 số MT có 1 công tắc chung cho thân máy và màn hình. Loại này em chỉ cần bật công tắc chung
- Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế và khoảng cách giữa máy tính và mắt người sử dụng
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa. 
- Khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50cm đến 80cm, không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
- Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em
- Khi không làm việc nữa, cần tắt máy tính. (H10/SGK)
- Hướng dẫn HS cách tắt máy theo đúng qui trình
- Lắng nghe
- Trả lời
- Ghi bài
- Trả lời
- Quan sát chiếc máy tính để bàn, ghi chép
- Trả lời
- Trả lời
- Ghi chép
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi chép
- Lắng nghe, ghi chép
- Ghi chép
- Ghi chép
- Lắng nghe
- Quan sát GV hướng dẫn cách tắt máy đúng qui trình
1. Giới thiệu về máy tính:
* Đặc tính của máy tính
- Chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện
- Giúp em học bài, liên lạc với các bạn bè trong nước và quốc tế
- Em có thể tham gia trò chơi cùng máy tính
* Các loại máy tính: Có hai loại máy tính thông thường:
- Máy tính để bàn
- Máy tính xách tay (Laptop)
* Bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn:
1- Màn hình
2- Phần thân máy (CPU)
3- Bàn phím
4- Chuột
2. Làm việc với máy tính:
a. Bật máy: gồm 2 bước
- Bật công tắc màn hình
- Bật công tắc trên thân máy tính
b. Tư thế ngồi:
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái
- Khoảng cách 50-80 cm và không ngồi lâu
c. Ánh sáng: Không chiếu thẳng vào màn hình và mắt
d. Tắt máy: Kéo chuột vào Start, chọn Turn Off Computer, sau đó chọn Turn off 
4. Củng cố: (2’)
Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính, cách khởi động, tắt máy tính.
5. Dặn dò: (1’)
 Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, sách tin học... 
Ngày soạn
Ngày dạy
Tuần 1 - Tiết 2
Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (T2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Quan sát các bộ phận của máy tính ở trên phòng máy tính.
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên được các bộ phận chính của máy tính 
3.Thái độ: Tạo cho học sinh sự thích thú, tò mò
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng trực quan (bàn phím, chuột..., tranh ảnh về các bộ phận chính của máy tính)
- Đ/v học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:	 (1’)
2. Bài cũ: (5’)
 ? Có mấy loại máy tính thường thấy? Kể tên?
? Máy tính gồm mấy bộ phận quan trọng? Kể tên?
? Bật máy? Tắt máy?
3. Bài mới: (31’)
- Giới thiệu bài: Người bạn mới của em (tiết 2)
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tương ứng với số máy tính
- Kiểm tra phòng tin học
- Dẫn học sinh từng hàng quan sát máy tính để bàn ở phòng tin học
- Hd HS làm bài tập
B1-sgk trang 6:
 Đáp án đúng là: a, b, c.
 Đáp án sai là: d
B2 -sgk trang 6:
 a, tivi
 b, bộ xử lý
 c, màn hình
 d, chuột
B3- sgk trang 7:
 a, rất nhanh
 b, chính xác
B4 - sgk trang 10:
 a, Khi nối với nguồn điện máy tính làm việc.
 b, Trên màn hình nền có nhiều biểu tượng.
B5-sgk trang 10:
 a, cận thị
 b, vẹo cột sống
B6-sgk trang 10:
 a, màn hình
 b, bàn phím
 c, biểu tượng
 d, chuột
- Quan sát và sau đó thì ngồi vào chỗ của mình
- Làm theo nhóm đôi
- Học sinh làm bài tập vào sgk
1. Quan sát phòng tin học
2. Làm bài tập: Trong sgk trang 6-7, 10
- Về nhà hoàn thiện bài 
- Buổi sau học lý thuyết
4. Củng cố: (2’) 
 Củng cố lại bài học
5. Dặn dò: (1’)
- Chú ý tư thế và lượng ánh sáng cần thiết khi làm việc với máy tính. 
- Học bài cũ và xem bài mới
Ngày soạn
Ngày dạy
Tuần 2 - Tiết 3, 4
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau khi được tiếp cận
3.Thái độ: Tính nhạy cảm với các loại thông tin
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: SGK, Tài liệu tin học, giáo án
- Đ/v học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
 - Trình bày các bộ phận của máy tính? 
 - Cách mở máy? Tắt máy?
3. Bài mới: (31’)
- Giới thiệu bài: Thông tin xung quanh ta
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Có 3 loại thông tin thường gặp: văn bản, âm thanh và hình ảnh
1. Hoạt động 1:
- Hướng dẫn HS quan sát H11/SGK: Cho ta biết thông tin gì? 
* Đưa ra thêm ví dụ về dạng văn bản: Tấm bảng khi vào cổng trường có ghi hàng chữ: Trường Tiểu Thị Trấn Chờ số 2 hoặc một bài báo ghi thông tin dạng văn bản
- Các em hãy quan sát cho cô ở trong lớp mình có dạng thông tin văn bản không?
- Dạng thông tin văn bản mà em đưa ra cho chúng ta biết được những thông tin gì?
2. Hoạt động 2:
- Cho ví dụ về dạng âm thanh: Tiếng trống trường cho biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc.
- Yêu cầu hs cho một số ví dụ về thông tin dạng âm thanh
3. Hoạt động 3:
- HD HS quan sát hình 13,14,15,16 (SGK/13)
- Em hãy cho cô biết những bức tranh đó giúp cho ta biết thông tin gì?
*Kết luận: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được 3 dạng thông tin trên đó là Văn bản, âm thanh và hình ảnh.
- Lắng nghe
- Trả lời: Cổng trời Quảng Bạ, gỗ nghiến
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời: 5 điều Bác Hồ dạy....
- Những điều Bác dặn để chúng ta học theo
- Lắng nghe và ghi chép
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
*H13 đèn xanh, đỏ
*H14 biển báo có trường học
*H15 cấm đổ rác
*H16 nơi ưu tiên cho người khuyết tật
- Lắng nghe, ghi chép
1. Thông tin dạng văn bản:
- Sách giáo khoa, truyện tranh, báo chí và cả những tấm bia cổ chứa đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số)
2. Thông tin dạng âm thanh:
- Tiếng chuông, tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng em bé khóc  chứa đựng thông tin dạng âm thanh
3. Thông tin dạng hình ảnh:
- Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo cho em hiểu thêm nội dung của bài học, bài báo. Các biển báo giao thông  đó là những thông tin dạng hình ảnh
4. Củng cố: Làm bài tập B2, B3 (SGK/14)
" B2: Lớp máy tính, có HS nữ
" B3: Hình a sai, hình b đúng: Khoảng cách 50-80 cm, ngồi thẳng tư thế thoải mái không phải ngẩng cổ hoặc ngước mắt nhìn màn hình.
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ và tìm hiểu trước bài mới.
Ngày soạn
Ngày dạy
Tuần 3 - Tiết 5, 6
BÀI 3,4: BÀN PHÍM MÁY TÍNH – CHUỘT MÁY TÍNH
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- HS làm quen với bàn phím. 
- HS nắm được sơ đồ bàn phím.
- HS nắm được cấu tạo của chuột: nút phải, nút trái chuột. 
- Nắm được cách cầm chuột và các thao tác di chuyển, nhắp chuột...
 2. Kỹ năng:
- Nhận biết bàn phím là bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.
- Nhận biết chuột dùng để điều khiển máy tính.
 3.Thái độ: 
- Tạo hứng thú học môn mới cho HS.
- Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, các tài liệu liên quan: bàn phím, chuột.
- Học sinh: Tập, bút.
III. Các hoạt động dạy – học: 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5ph
1ph
15ph
5ph
10ph
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Có mấy loại thông tin thường gặp? Kể tên.
 + Cho một vài ví dụ về ba loại thông tin trên.
 - Nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: Ở bài trước, ta đã quen với các bộ phận của máy tính. Đến bài này, các en sẽ tiếp tục làm quen với một số bộ phận cũa máy tính. Đó là: “Bàn phím máy tính – chuột máy tính”.
 3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1:
 - Giới thiệu sơ đồ bàn phím.
 Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau: (kèm hình ảnh bàn phím)
 - Chỉ vào ảnh và giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. 
 - Hàng phím cơ sở: 
 + Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím “A”, “S”, “D”, “F”, “G”, “H”, “J”, “K”, “L”, “;”, “ ’ ”.
 + Trên hàng cơ sở có hai phím có gai “F”, “J”. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím.
 + Hàng phím trên: Ở phía trên hàng cơ sở. 
 + Hàng phím dưới: Ở dưới hàng cơ sở. 
 + Hàng phím số: Hàng phím trên cùng. 
 + Hàng phím chứa dấu cách: Hàng dưới cùng có một phím dài nhất.
b. Hoạt động 2:
* Giới thiệu chuột
- Y/c HS trình bày hiểu biết của mình về chuột MT?
- Trình bày tác dụng của chuột MT
- Buổi học trước ở phòng TH, chúng ta đã được biết đến chuột MT. Vì vậy bạn nào có thể miêu tả cho cô con chuột của MT có hình dáng ntn?
- Cầm sẵn chuột MT đã chuẩn bị, và chỉ cho HS thấy cấu tạo của chuột MT 
* Các thao tác sử dụng chuột:
- Y/c HS quan sát H23 (SGK/20) để biết cách cầm chuột
- Y/c HS cầm thử và quan sát sửa cách cầm chuột cho HS (nếu sai)
- Trên màn hình ta thấy có hình mũi tên. Mỗi khi thay đổi vị trí của chuột thì hình mũi tên cũng di chuyển theo. Mũi tên đó chính là con trỏ chuột 
- Giới thiệu các hình dạng khác của chuột MT
- Giới thiệu cho học sinh các thao tác với chuột
 + Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
 + Nháy chuột (nhấn chuột): Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay ra.
 + Nháy đúp chuột: Nhấn chuột nhanh hai lần liên tiếp.
 + Rê chuột (Kéo thả chuột): Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
- Có 3 loại: thông tin dạng văn bàn, âm thanh, hình ảnh.
- Đưa một số ví dụ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát.
- Một vài HS nhắc lại tên các hàng phím.
- HS ghi bài
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe, quan sát.
- Một vài HS nhắc lại các hàng phím đã được GV giới thiệu.
- Thảo luận và trả lời
- Nhớ lại và trả lời
- Quan sát, ghi chép
.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe va ghi chép.
1. Bàn phím máy tính
2. Khu vực chính của bàn phím
a. Hàng phím cơ sở: 
- Là hàng phím thứ ba tính từ dưới lên
- Hàng này gồm có các phím: A, S, D, F, G, H, J, K, L, ;, :, ", '
- Trên hàng cơ sở có hai phím có gai là F và J
b. Hàng phím trên: gồm các phím: Q, W, E, R, T, Y, U, I, O, P, [, {, ], }
c. Hàng phím dưới: gồm các phím: Z, X, C, V, B, N, M, ,, , ?, /
d. Hàng phím số: Hàng phím trên cùng của khu vực chính gồm các phím: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, _, -, =, +
e. Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách
3. chuột máy tính
a. Giới thiệu chuột máy tính
- Chuột MT giúp em điều khiển MT được thuận tiện và nhanh chóng 
- Mặt trên của chuột thường có 2 nút: nút trái và nút phải.
b. Cách sử dụng chuột
* Cách cầm chuột:
- Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột 
- Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột
* Con trỏ chuột:
- Con trỏ chuột có những hình dạng khác như , , , , , , 
* Các thao tác sử dụng chuột:
- Di chuyển chuột
- Nháy chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Bàn phím gồm nhiều phím chia thành các nhóm cơ bản.
 - Tóm tắt nội dung bài học: nhắc lại nguyên tắc cầm chuột
 - Học kĩ bài để chuẩn bị tốt cho việc gõ 10 ngón và sử dụng thành thạo chuột. 
Ngày soạn
30/09/2015
Ngày dạy
3A1
3A2
3A3
01/10/2015
01/10/2015
02/10/2015
Tuần 4 - Tiết 7, 8
Bài 5: MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
2. Kỹ năng: Nhận biết được tính hữu ích của máy tính
3.Thái độ: HS yêu thích môn học hơn, thích khám phá lợi ích mà máy tính mang lại cho con người
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án
- Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: ? Trình bày cách cầm chuột và thao tác sử dụng chuột?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Ở các bài trước, ta đã quen với “Bàn phím máy tính - Chuột máy tính”. Đến bài này, các em sẽ biết được một số ứng dụng cơ bản của máy tính, từ đó các em có thể thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là bài: “Máy tính trong đời sống”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
1. Hoạt động 1:
? Em có thể cho biết công dụng của máy tính ở nhà:
? Em hãy cho biết:
 + Cách vận hành của chiếc máy giặt ở nhà?
 + Em có thể hẹn giờ tắt mở và chọn kênh cho tivi không?
 + Bố em có thể định giờ báo thức cho đồng hồ điện tử không?
- Nhận xét và chốt lại
2. Hoạt động 2:
- Nêu 1 số câu hỏi về công dụng của máy tính ở cơ quan, cửa hàng, bệnh viện 
+ Trong các cơ quan, cửa hàng em thấy người ta thường dùng máy tính để làm gì? 
+ Trong các bệnh viện thì người ta thường dùng máy tính để làm gì?
? Nhờ có máy tính, công việc trở nên như thế nào?
- Nhận xét và chốt lại
3. Hoạt động 3:
? MT đã có tác động như thế nào đến cách làm việc của con người trong nhà máy, phòng nghiên cứu?
- Để tạo 1 mẫu ô tô mới, người ta có thể vẽ các bộ phận và lắp ghép chúng thành chiếc xe trên MT. Mẫu ô tô cuối cùng cũng được kiểm tra bằng MT
? Việc làm này có tiết kiệm nhiều thời gian và nguyên vật liệu cho sản xuất không?
- Chốt lại
4. Hoạt động 4:
? Em có thể trình bày hiểu biết của mình về mạng máy tính?
- Nêu định nghĩa về mạng máy tính
? Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin với nhau không? Nếu có thì nó giống như thiết bị liên lạc nào ở nhà? 
- Giới thiệu mạng Internet
- Chốt lại
- Trả lời: MT giúp em học tập, vui chơi, kết bạn
- Trả lời:
+ Cắm nguồn điện và bật nút máy giặt
+ Có
+ Có
- Lắng nghe và ghi chép
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời
- Lắng nghe
- Thảo luận và trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Lắng nghe
1. Trong gia đình:
- MT hoạt động được là nhờ có bộ xử lý
- Với các thiết bị có bộ xử lý giống như MT, mẹ em có thể chọn chương trình cho máy giặt, bố em có thể hẹn giờ tắt mở và chọn kênh cho tivi, em có thể đặt giờ báo thức cho đồng hồ điện tử
2. Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện:
+ Trong các cơ quan, cửa hàng, máy tính làm nhiều công việc như: soạn và in văn bản, làm lương, quản lý sách thư viện,...
 + Trong các bệnh viện việc theo dõi truyền máu, chăm sóc bệnh nhân nặng trong các bệnh viện, hướng dẫn người mù cũng do máy tính đảm nhiệm 
- Nhờ có máy tính, công việc được thực hiện nhanh chóng và chính xác 
3. Trong phòng nghiên cứu, nhà máy:
- Trong các phòng nghiên cứu và trong nhà máy, máy tính đã thay đổi cách làm việc của con người
- MT giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và vật liệu trong sản xuất
4. Mạng máy tính:
- Nhiều máy tính nối với nhau tạo thành mạng máy tính
- Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin với nhau giống như ta nói chuyện bằng điện thoại
- Rất nhiều máy tính trên thế giới được nối với nhau tạo thành một mạng lớn. Mạng đó được gọi là mạng internet
4. Củng cố: Nhắc lại toàn bộ kiến thức
? Em hãy kể tên những thiết bị gắn bộ xử lý mà em biết (trong gia đình, ngoài đường phố, cơ quan)?
? Nhờ có máy tính, công việc trở nên như thế nào?
5. Dặn dò: Về nhà học bài cũ, đọc thêm bài “Internet cứu sống người” và “Người máy”
LUYỆN TẬP - KIỂM TRA ( dưới 20 phút)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học trong phần một.
 2. Kỹ năng:
	- HS có kỹ năng bật/tắt máy tính đúng quy trình;
	- Có khả năng đưa ra các ví dụ về 3 dạng thông tin cơ bản.
3.Thái độ: 
- Truyền cho học sinh lòng yêu thích khi làm việc với máy vi tính,lòng ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh, ảnh, các tài liệu liên quan. 
- Học sinh: SGK, vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1:
* Cách Bật/tắt máy
- Bật máy?
- Tắt máy?
* Tư thế ngồi?
*Ánh sáng?
Bài 2:
 * Thông tin là gì? 
* Có mấy dạng thông tin thường gặp? Đó là những dạng nào? Cho VD
Bài 3:
* Chức năng của bàn phím?
* Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào?
Bài 4:
* Chức năng của chuột máy tính?
*Cách cầm chuột?
* Các thao tác sử dụng chuột?
Bài 5:
* Tác dụng của máy tính trong đời sống?
- Trong gia đình:
- Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện
- Trong phòng nghiên cứu, nhà máy
- Mạng máy tính
+B1: Bật công tắc màn hình
+B2: Bật công tắc trên thân máy tính
 Vào Start/ chọn Turn off Computer/ chọn Turn off.
-Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt trên bàn phím, chuột để bên tay phải.
Không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
- Cần đặt máy tính ở vị trí không để ánh sáng chiếu thẳng vào màn hình hay mắt của các em.
- Thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội...
- Có rất nhiều dạng thông tin khác nhau nhưng có 3 dạng thôngtin thường gặp đó là: Thông tin dạng văn bản, thông tin dạng hình ảnh, thông tin dạng âm thanh.
- Nhập dữ liệu vào máy tính.
-Gồm 5 hàng phím: Hàng phím số,hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa dấu cách.
- Dùng để điều khiển máy tính được thuận tiện và nhanh chóng.
- Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột, ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột.
 - Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
 - Nháy chuột (nhấn chuột): Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay ra.
 - Nháy đúp chuột: Nhấn chuột nhanh hai lần liên tiếp.
 - Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển Rê chuột (Kéo thả chuột):con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
+ Máy tính hoạt động được nhờ có bộ xử lý;
+ Những thiết bị có gắn bộ xử lý giống như máy tính thì ta có thể chọn được các chương trình của nó. Ví dụ: Ti vi, Máy giặt,
 - Máy tính làm nhiều công việc như: soạn và in văn bản, làm lương, quản lý sách thư viện, quản lí kho hàng, giá cả, tính tiền, quản lý mạng điện thoại, ... 
 - Việc theo dõi truyền máu, chăm sóc bệnh nhân nặng trong các bệnh viện, hướng dẫn người mù cũng do máy tính đảm nhiệm.
 - Trong các phòng nghiên cứu và trong nhà máy, máy tính đã thay đổi cách làm việc của con người.
- Nhiều máy tính nối với nhau tạo thành mạng máy tính. 
 - Rất nhiều máy tính trên thế giới được nối với nhau tạo thành một mạng lớn. Mạng đó được gọi là mạng nternet
BÀI KIỂM TRA SỐ 1 (Thời gian:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tin lop 3 tron bo 4 cot.doc