Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 8: Bài tập và thực hành 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 8: Bài tập và thực hành 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 8: Bài tập và thực hành 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm
Tiết 8: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
- Giới thiệu một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản.
	2. Kỹ năng:
- Làm quen một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal hoặc Free Pascal trong việc soạn thảo, lưu trữ, dịch và thực hiện chương trình.
3. Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình. 
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án ,Sách GK , Phòng máy
Học sinh: Vở soạn, sách GK,bài thực hành 1
III/ Phương pháp truyền thụ: 
Dựa vào những kiến thức đã học của chương để dẫn dắt học sinh vào bài thực hành
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số - Chia hai HS/1 máy
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
V/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS đọc chương trình giải phương trình bậc 2 và hỏi những tên nào là tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình tự đặt.
H: Uses crt : Đây là khai báo gì?
HS: Khai báo thư viện để làm việc với màn hình văn bản và bàn phím.
GV: Lệnh clrscr là lệnh xóa màn hình 
H: Có thể gộp chung cách khai báo của x1,x2 với a,b,c,D được không?
HS: Được và phải là số thực
H: Lệnh Write và Writeln khác nhau như thế nào? Khi HS chạy chương trình và phát hiện ngay. 
H: Hai thủ tục 
Write(‘nhap a,b,c=’); Readln(a,b,c);
Có thể viết thành 
Write(‘Nhap a=’); Readln(a);
Write(‘Nhap b=’); Readln(b);
Write(‘Nhap c=’); Readln(c);
Được không?
HS: Được, rất rõ ràng, khi nhập giá trị cho các biến a,b,c dễ dàng.
H: Nghiệm x1:6:2 , x2:6:2 có nghĩa là gì? vì sao x1,x2 có dạng như vậy
HS: Vì x1,x2 là hai biến thuộc kiểu thực, độ rộng của số và độ rộng của phần thập phân.
GV: Gọi HS nêu cách tính x2, HS ghi nhớ cách tính x2 như trong chương trình trên.
GV: Sau khi HS gõ chương trình xong, yêu cầu HS thực hiện lần lượt các công việc trong bài thực hành, GV quan sát để sữa lỗi và giải cho HS hiểu.
1. Chương trình:
Program Giai_PTB2;
Uese crt;
Var a,b,a,D: Real;
 X1,x2: Real;
Begin
 Clrscr;
 Write(‘nhap a,b,c=’); Readln(a,b,c);
 D:= b*b – 4*a*c;
 X1:=(-b-Sqrt(D))/(2a);
 X2:= -b/a – x1;
 Writeln(‘Nghiệm là:’,x1:6:2,x:6:2);
 Readln;
End.
GV: Yêu cầu HS khởi động Pascal và quan sát màn hình, làm quen dần với các thanh và nơi gõ nội dung cũng như con trỏ.
a..Cho học sinh gõ chương trình vào máy
b. Nhấn phím F2 và lưu với tên PTB2.PAS lên đĩa.
c. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9 để dịch và sửa lỗi cú pháp (nếu có).
d. Nhấn tổ hợp phím Ctrrl + F9 để thực hiện chương trình.
Nhập các giá trị 1,-3,2 lần lượt cho ba biến a,b,c và quan sát kết quả hiển thị trên màn hình là x1= 1.00, x2= 2.00)
e. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9 rồi nhập lần lượt các giá trị 1,0,-2 cho a,b,c ; Quan sát nghiệm trên màn hình (x1= -1.41, x2= 1.41
f. Sửa lại chương trình trên sao cho không dùng biến trung gian D. Thực hiện chương trình đã sửa đổi với các bộ dữ liệu trên. 
g. Sửa lại chương trình nhận được ở câu c) bằng cách thay đổi công thức tính x2 (có hai cách để tính x2)
h. Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu -1;-5;6. Quan sát kết quả trên màn hình (x1= 2.00,x2= 3.00)
i. Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu 1;1;1 và quan sát kết quả trên màn hình.
VI/ Củng cố:
- GV nhắc lại cách viết một chương trình đúng như tên chương trình, cách khai báo, cuối một lệnh phải có và phải viết đúng chính tả.
VII/ Dặn dò: 
Làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết chương trình nhập vào hai số nguyên a,b và tính tổng của chúng
Bài 2: Cho đường tròn tâm O bán kính R, viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn.
VIII/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc