Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 5: Một số kiểu dữ liệu chuẩn - Khai báo biến - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 5: Một số kiểu dữ liệu chuẩn - Khai báo biến - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 5: Một số kiểu dữ liệu chuẩn - Khai báo biến - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm
Tiết 5: §4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
 §5. KHAI BÁO BIẾN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững:
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, lôgic
 - Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản
- Hiểu cách khai báo biến
-Biết khai báo biến đúng
2. Kỹ năng:
-Nhận biết được các kiểu dữ liệu, biết khai báo biến đơn, biết viết đúng các biểu thức đơn giản trong chương trình
3. Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án – Sách GK - Đồ dùng dạy học
Học sinh: Vở soạn, sách GK, vở học.
III/ Phương pháp truyền thụ: 
Dựa vào những kiến thức đã học ở bài để dẫn dắt học sinh vào bài.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng
Câu 1: Cấu trúc chung của một chương trình? thành phần nào phải có trong chương trình?
Câu 2: Nêu các thành phần của chương trình? cho biết sự khác nhau giữa hằng đặt tên và biến ?
V/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Khi cần viết chương trình quản lí học sinh ta cần xử lý thông tin ở dạng nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên
GV: Phân tích câu trả lời của HS, đưa ra một vài dạng thông tin sau:
- Họ tên HS là những thông tin dạng văn bản hay dạng kí tự.
- Điểm của HS là các thông tin các số thực 
- Số thứ tự của HS là các số nguyên
- Một số thông tin khác lại chỉ cần biết chúng đúng hay sai.
GV: Thuyết trình đưa một số bổ sung sau:
- NNLT nào cũng đưa ra một số kiểu dữ liệu chuẩn đơn giản, từ những kiểu đơn giản này ta có thể xây dựng thành những kiểu dữ liệu phức tạp hơn. 
- Kiểu dữ liệu nào cũng có miền giới hạn của nó, máy tính không thể lưu trữ tất cả các số trên trục số nhưng nó có thể lưu trữ với độ chính xác cao.
- Tùy thuộc vào NNLT mà tên của kiểu dữ liệu khác nhau và miền giá trị của các kiểu dữ liệu này cũng khác nhau. 
- Với mỗi kiểu dữ liệu người lập trình cần ghi nhớ tên kiểu, miền giá trị và số lượng ô nhớ để lưu một giá trị thuộc kiểu đó.
GV: Trong lập trình thì kiểu kí tự là tập các kí tự trong bảng mã kí tự, trong đó người ta qui định có bao nhiêu kí tự khác nhau và mỗi kí tự có một mã thập phân tương ứng của nó. 
GV: Em cho biết những bảng mã nào? 
HS: Bảng mã ASCII 
GV: Gọi HS cho ví dụ 
HS: Kí tự A có mã ASCII là 65, a là 97, phím cách là 32...
GV: Kiểu logic trả về mấy giá trị: 
HS: Hai giá trị đúng (true) hoặc sai (False) hoặc 0 và 1 
Gv: Mọi biến dùng trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu.
GV: Tên biến dùng để làm gì?
HS: Tên biến dùng để xác lập mối quan hệ giữa biến và địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị biến., mỗi biến chỉ được khai báo một lần.
GV: Sau var có thể khai báo nhiều lần không?
HS: Sau từ khóa Var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau.
GV: Đưa ra ví dụ gọi HS trả lời 
1. Để giải phương trình bậc 2 
ax2 + bx + c = 0 cần khai báo các biến sau: 
Var a,c,b, x1,x2,delta: Real;
2. Tính chu vi và diện tích tam giá cần khai báo các biến
Var a,b,c,p,s,vc: Real; 
GV: Khi đặt tên biến cần lưu ý những vấn đề gi?
HS: Suy nghĩ trả lời
- Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó.
- Không nên đặt tên quá ngắn hay qua dài, dễ dẫn đến mắc lỗi hoặc hiểu nhầm.
- Khai báo biến cần quan tâm đến phạm vi giá trị của nó. 
Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
NNLT Pascal có một số kiểu dữ liệu chuẩn sau: 
1. Kiểu nguyên:
Kiểu
Số byte
Phạm vi
Byte
1
0..255
Integer
2
-215...215-1
Word
2
0...216-1
Logint
4
-231...231-1
2. Kiểu thực:
Tên kiểu
Số byte
Phạm vi
Real
6 byte
0 hoặc nằm trong 
(10-38 .. 1038)
Extended
10
0 hoặc nằm trong 
(10-4932..104932
3. Kiểu kí tự:
Kiểu
Số byte
Phạm vi
Char
1
256 kí tự trong bảng mã ASCII
- Các kí tự có quan hệ so sánh, việc so sánh dựa trên bảng mã của từng kí tự. 
4. Kiểu logic:
Kiểu
Số byte
Phạm vi
Boolean
1
true hoặc falsse
BÀI 5: KHAI BÁO BIẾN 
Khai báo biến là chương trình báo cho máy biết phải dùng những tên nào trong chương trình.
* Trong Pascal, biến đơn được khai báo như sau:
Var : 
- Var là từ khóa dùng để khai báo
- Danh sách biến: là một hay nhiều tên biến, các biến cách nhau bởi dấu phẩy.
- Kiểu dữ liệu: là một kiểu dữ liệu nào đó của NN pascal.
- Cấu trúc : 
xuất hiện nhiều lần
VI/ Củng cố:
Giáo viên nhắc lại các kiểu dữ liệu thường dùng, cách khai báo biến trong chương trình.
VII/ Dặn dò: 
Cho về nhà một số ví dụ về việc lưu trữ trong cuộc sống và yêu cầu học sinh tìm kiểu dữ liệu tương ứng. 
Làm bài tập SGK
VIII/ Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc05.doc