Giáo án Tin học lớp 11 - Chương trình cả năm - Dương Thị Thanh Xuân

doc 107 trang Người đăng dothuong Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Chương trình cả năm - Dương Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 11 - Chương trình cả năm - Dương Thị Thanh Xuân
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
TIẾT CT: 01
Bài 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
a/ Về kiến thức – kỹ năng
- Biết được khái niệm lập trình 
- Hiểu khả năng ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ 
- Hiếu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịp, phân biệt được biên dịch và thông dịch
b/ Thái độ:
- Tạo thái độ ham thích tìm hiểu lập trình
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
a/ Phương pháp: Thuyết trình – vấn đáp
b/ Phương tiện: 
- Giáo viên: bảng viết, sách, tài liệu minh hoa
- Học sinh: sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
- Ổn định lớp
- Giới thiệu chương trình
- Dẫn dắt vào nội dung bài học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
a/ Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được lập trình là gì? Ý nghĩa của lập trình?
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm ngôn ngữ lập trình và một số loại ngôn ngữ lập trình
b/ Nội dung:
- Mọi bài toán có thuật toán đều có thể giải trên máy tính qua các bước
	+ Xác định thuật toán
	+ Xây dựng thuật toán
	+ Lập trình
- Lập trình là: việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của một ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu, biểu đạt các thao tác của thuật toán 	
- Ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao 
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao: gần với ngôn ngữ tự nhiên, thuận tiện với ngôn ngữ tự nhiên, thuận tiên cho người lập trình. 
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao: có thể thực hiện trên nhiều loại máy khác nhau
Ví dụ:
- Xác định nghiệm của phương trình ax + b = 0
	+ Xác định Input và Output của bài toán?
	+ Các bước để tìm Output?
Input: a, b
Output: x vô nghiệm, x = -b/a, x vô số nghiệm
B1: Nhập a, b
B2: Nếu a 0 kết luận nghiệm x = -b/a
B3: Nếu a = 0 và b 0 kết luận x vô nghiệm
B4: Nếu a = 0 và b = 0 kết luận x vô số nghiệm
Diễn giải:
- Hệ thống các bước vừa thực hiện để tìm được Output gọi là gì ?
- Nếu trình bày thuật toán này cho người nước ngoài hiểu em cần làm gì?
- Thế để diễn đạt cho máy hiểu em dùng ngôn ngữ nào?
=> Vậy: Việc dùng ngôn ngữ lập trình cụ thể để diễn đạt thuật toán sau cho máy hiểu được ta gọi đó là lập trình
- Yêu cầu học sinh ghi lại nội dung trong sách hoặc ghi lại bằng sự lời văn của mình với ý không sai lệch
- Thuật toán
- Dùng cấu trúc ngôn ngữ của họ để mô tả thuật toán
- Dùng ngôn ngữ lập trình
* Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của một ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu, biểu đạt các thao tác của thuật toán
Vấn đáp: 
- Kết quả của hoạt động lập trình?
- Theo em ngôn ngữ lập trình là gì?
Giải thích:
- Khẳng định tính đúng đắn của các câu trả lời của HS. 
- Bổ sung thêm ngôn ngữ lập trình là phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán (cho hs hiểu – không bắt buộc học sinh phải ghi chép)
- Một chương trình
- Là ngôn ngữ dùng để viết chương trình sau cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được chương trình đó
- Là ngôn ngữ dùng để viết chương trình sau cho chương trình đó có thể thực hiện trên máy tính cho ra một ứng dụng cụ thể
Câu hỏi: 
- Bằng kiến thức đã học năm lớp 10 và sự hiểu biết của mình, hãy cho biết các loại ngôn ngữ lập trình mà em biết? 
+ Khuyến khích động não nhớ lại kiến thức cũ (không tham khảo sách)
Ngôn ngữ lập trình: 
- Ngôn ngữ máy
- Hợp ngữ
- Ngôn ngữ bậc cao
Thảo luận: (5 phút)
- Trình bày đặc điểm của từng loại ngôn ngữ lập trình
Bổ sung - mở rộng
- Ngôn ngữ máy
	+ Mã hoá bằng ký hiệu 0 – 1
	+ CT nạp vào bộ nhớ và thực hiện ngay
- Hợp ngữ
	+ CT nạp vào thanh ghi và thực hiện ngay
- Ngôn ngữ bậc cao
	+ Có thể viết độc lập trên bất kỳ máy nào
- Tham khảo sách giáo khoa thảo luận đưa ra kết quả
	+ Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ gắn liền với máy tính và là ngôn ngữ duy nhất mà máy có thể hiểu và thực hiện được
	+ Hợp ngữ: phát triển cao hơn ngôn ngữ máy, ít phụ thuộc vào máy tính trong đó một số lệnh được thay thế bằng từ viết tắc của các thao tác tương ứng, vẫn đảm bảo khai thác tính năng của máy
	+ Ngôn ngữ bậc cao: Độc lập với máy tính, gần với ngôn ngữ tự nhiên, chương trình viết bằng ngôn ngữ này dễ đọc, hiểu, sửa chữa, nâng cấp và phát triển
Câu hỏi: 
- Nhìn vào đặc điểm 3 loại ngôn ngữ lập trình trên, theo em lập trình bằng loại nào là thuận tiện cho đại đa số những người lập trình?
- Máy tính chỉ có thể hiểu ngôn ngữ máy – nhưng lập trình bằng ngôn ngữ này không dễ. Lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao thuận tiện, dễ dàng nhưng máy không hiểu? Vậy theo em, em có giải pháp nào vừa dễ dàng cho người lập trình mà vừa có thể cho máy tính hiểu và thực hiện được không?
=> Chương trình có chức năng thực hiện những điều đó gọi là Chương trình dịch
- Đó là lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao
- Nhờ một chương trình dùng để dịch các chương trình được viết bằng ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ mà máy có thể hiểu và thực hiện được
* Học sinh tự ghi khái niệm
HOẠT ĐỘNG 2:
Tìm hiểu hai loại chương trình dịch là thông dịch và biên (phiên) dịch
a/ Mục tiêu:
- Học sinh biết được ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch
- Phân biệt được thông dịch và biên dịch
b/ Nội dung:
- Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi một chương trình được viết bằng một ngôn ngữ bậc cao thành chương trình mà máy tính có thể thực hiện được
	+ Đầu vào của chương trình dịch là chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao
	+ Đầu ra của chương trình dịch là chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy
- Thông dịch: dịch lần lược từ câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch hoặc thông báo lỗi khi không dịch được. Không có chương trình đích để lưu trữ. 
- Biên dịch : duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, khi chương trình nguồn không có lỗi thì dịch toàn bộ chương trình thành chương trình có thể thực hiện trên máy. Chương trình đích có thể được lưu và thực hiện nhiều lần không cần dịch lại
Ví dụ:
- Trong quá trình trao đổi đàm thoại với người nước ngoài, do bị hạn chế về vốn ngoại ngữ, chúng ta hay nhờ đến ai, có thể giúp chúng ta tiến hành quá trình đàm thoại này?
	+ Chức năng, vai trò và cách thực hiện của người thông dịch?
- Khi ta muốn soạn một hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài trong trường hợp đó ta cần ai giúp đỡ
	+ Chức năng, vai trò, cách làm việc của Biên dịch viên?
- Thông dịch viên
- Thảo luận và trình bày
- Biên dịch viên
- Thảo luận và trình bày
Yêu cầu: 
- Học sinh tham khảo sách và trình bày đặc điểm chính của thông dịch và biên dịch chương trình dịch?
- Học sinh trình bày
Trình bày: 
- Tóm lượt nội dung chính lên bảng
- Tự ghi chép nội dung trong sách giáo khoa theo những ý đã tóm lượt
HOẠT ĐỘNG 3
Củng cố nội dung kiến thức vừa học
a/ Nội dung:
- Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
- Phân loại ngôn ngữ lập trình
- Khái niệm chương trình dịch
- Chức năng của biên dịch và thông dịch
b/ Câu hỏi thảo luận mở rộng vấn đề
- Mỗi loại ngôn ngữ lập trình phù hợp với những người có trình độ như thế nào?
- Tại sao người ta lại tích hợp chương trình dịch trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao luôn? Tại sao không thiết kế một chương trình dịch chung cho tất cả các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
- Chuyên gia ó ngôn ngữ máy – hợp ngữ
- Lập trình viên ó ngôn ngữ bậc cao
- Số lượng ngôn ngữ bậc cao là vô cùng lớn, và được thường xuyên nâng cấp, đáp ứng yêu cầu thực tế, như thế chương trình dịch sẽ không thể bao quát hết, trong trường hợp có thể xảy ra thì thật sự không cần thiết khi chỉ sử dụng 1 ngôn ngữ bậc cao mà phải cài đặt 1 chương trình dịch khổng lồ như thế. (dung lương và tốc độ của máy  )
IV. DĂN DÒ:
- Làm bài tập trong sách bài học và trong sách bài tập đầy đủ
- Chuẩn bị bài 2
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT CT: 02
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
a/ Về kiến thức – kỹ năng
- Biết được ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. 
- Biết được một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng - biến và chú thích
- Nhớ các qui định về tên, hằng, biến.
- Biết thực hiện việc đặt tên đúng và nhận biết tên sai
c/ Thái độ:
- Tạo thái độ ham thích tự tìm hiểu
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
a/ Phương pháp: Đặt vấn đề – dẫn dắt – thảo luận – giúp các em liên tưởng từ thực tế để tìm ra nội dung chính trong bài
b/ Phương tiện: 
- Giáo viên: Tranh chứa bảng chữ cái, bảng viết, sách, tài liệu minh hoạ
- Học sinh: sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là lập trình, thế nào là ngôn ngữ lập trình?
Chương trình dịch là chương trình như thế nào? Em hãy phân biệt thế nào là thông dịch, thế nào biên dịch
- Giới thiệu chương trình
- Dẫn dắt vào nội dung bài học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu các thành phần của ngôn ngữ lập trình
a/ Mục tiêu
- Giúp học sinh nhận biết được ngôn ngữ lập trình cũng như các loại ngôn ngữ khác đều có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa
- Giúp học sinh nắm và thuộc bài tại lớp
b/ Nội dung:
1.Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
- Bảng chữ cái: là tập các ký tự dùng để viết chương trình
- Cú pháp: là tập các qui tắc để viết chương trình
- Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện của tổ hợp ký tự trong ngữ cảnh 
Đặt vấn đề:
- Trong ngôn ngữ tiếng Việt hằng ngày sử dụng em hãy cho biết có những thành phần cơ bản nào để cấu thành nó
1. Suy nghỉ - trả lời
- Các ký tự, số, dấu
- Cách lắp ghép các ký tự thành từ, các từ thành câu
- Nghĩa của các từ, các câu
Diễn giải:
- Trong ngôn ngữ lập trình cũng thế nó cũng có các thành phần cơ bản đó: 
+ Tập các ký tự
+ Các qui tắc 
+ Ngữ nghĩa của tổ hợp các ký tự 
2. Chú ý lắng nghe và liên tưởng trong ngôn ngữ tiếng Việt và ghi lại nội dung
- Bảng chữ cái: Là tập các ký tự dùng để viết chương trình
- Cú pháp: Là tập các qui tắc dùng để viết chương trình
- Ngữ nghĩa: Là ý nghĩa thao tác của tổ hợp các ký tự trong chương trình theo ngữ cảnh riêng của nó
Thảo luận nhóm: Dựa vào sách giáo khoa
- Em hãy cho biết bảng chữ cái gồm các ký tự nào? 
- Có ký tự nào mà trong bảng chữ cái mà ngôn ngữ tiếng Anh em thấy có, nhưng trong ngôn ngữ lập trình không thấy, và ngược lại
- Em hãy cho một vài ví dụ minh hoạ về cú pháp trong ngôn ngữ lập trình
- Ngữ nghĩa của một lệnh hay một câu lệnh mà em biết?
Thảo luận từng nhóm – bổ sung cho nhau
- Các ký tự chữ: a à z, A à Z
- Các ký tự số : 0 à 9
- Các ký tự dấu: + - * / = . , _ : ; ‘ ^
- Các ký tự ngoặc: ( ) { } [ ] 
- Các ký tự đặt biệt: # $ & @
Có 1 ký tự trong ngôn ngữ tiếng Anh không có đó là ký tự ^ và 2 ký tự trong NNLT không có là ký tự ! và ?
Khi viết chương trình thì phải có Begin sau đó mới tới end.
Dấu cộng (+) đôi lúc mang nghĩa là cộng 2 giá trị số, đôi lúc mang giá trị ghép 2 chuỗi.
HOẠT ĐỘNG 2:
Tìm hiểu khái niệm tên trong ngôn ngữ lập trình
a/ Mục tiêu:
- Học sinh biết phân biệt một số loại tên: tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người LT đặt
b/ Nội dung:
2. Một số khái niệm
a/ Tên
- Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo một qui tắc nhất định (tuỳ theo từng ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch đi kèm).
- Tên dành riêng: Là tên được ngôn ngữ lập trình qui định mang một ý nghĩa xác định (còn gọi là từ khoá)
- Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình qui định mang một ý nghĩa nào đó mà ý nghĩa nào đó, người lập trình có thể định nghĩa lại để dùng với ý nghĩa khác đi.
- Tên do người lập trình đặt: Là tên được dùng theo ý nghĩa chủ quan của người lập trình
	+ Phải được khai báo trước khi sử dụng
	+ Không được trùng với tên dành riêng
	+ Tên không có ký tự trắng xem vào giữa
	+ Tên không dùng các ký tự đặc biệt, nhưng được dùng ký tự _
	+ Tên được dùng ký tự chữ và ký tự số, nhưng ký tự số không được đặt ở đầu
	+ Tên không dài quá 127 ký tự
Vấn đáp:
- Mọi thành viên trong lớp ta có được đặt tên không? Vậy việc đặt tên cho từng thành viên phụ thuộc vào ai, vào điều gì? 
è Vậy theo em các đối tượng trong một chương trình thì sao?
(mời học sinh trả lời)
Giải thích
- Khẳng định câu trả lời của các em là đúng và bổ sung thêm ý
Thảo luận – trả lời và ghi chép:
- Đều được đặt tên. Phụ thuộc vào ba mẹ và phụ thuộc vào kỳ vọng của ba mẹ về cái tên của từng thành viên
- Cũng đều phải được đặt tên theo ngôn ngữ lập trình.
=> Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo một qui tắc nhất định (tuỳ theo từng ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch đi kèm).
Câu hỏi gợi ý: 
- Khi cô nói cô tên là Xuân, vậy Xuân là tên dành riêng cho cô, theo các em đúng hay sai? Vì sao?
- Vậy tên dành riêng là tên như thế nào?
è Vậy tên dành riêng trong ngôn ngữ lập trình thì sao?
Ví dụ trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
Program, Uses, Const, Var, Begin, End
- Là sai, vì có vô số người có cùng tên là Xuân
- Là tên độc quyền, mang ý nghĩa và không có bất kỳ tên nào trùng với nó
=> Là tên được ngôn ngữ lập trình qui định mang ý nghĩa xác định (hay còn gọi là từ khoá)
- Vậy nếu Xuân không là tên dành riêng thì Xuân có phải là tên chuẩn hay không?
- Thế mùa xuân có phải là tên chuẩn không?
à Vậy tên chuẩn trong ngôn ngữ lập trình là?
Ví dụ trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
Real, Integer, Char, String
- Cũng không, vì nếu Xuân là tên của người thì những người tên Xuân có vô số hình dạng khác nhau, tính cách khác nhau. Nên Xuân không phải là tên chuẩn.
- Phải
=> Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình qui định mang ý nghĩa nào đó, người lập trình có thể định nghĩa lại để dùng với ý nghĩa khác đi.
- Vậy Xuân là tên như thế nào
à Vậy tên được đặt theo ý nghĩa chủ quan của người lập trình khi viết chương trình được gọi là tên gì? 
- Là tên được đặt theo ý nghĩa chủ quan
=> Tên do người lập trình đặt
QUI TẮC ĐẠT TÊN
Tên không hợp lệ
Tên hợp lệ
Tên không dùng ký tự trắng xen giữa 
GIAI PT, AB C
GIAI_PT , ABC
Tên không dùng ký tự số đứng đầu
2HE_PT
HE_2_PT, HE_PT2
Tên không dùng ký tự đặt biệt
A&B, A-B, AB
AB, _AB, A_B, AB_
Trình bày: 
- Tóm lượt nội dung chính lên bảng
- Tự ghi chép nội dung trong sách giáo khoa theo những ý đã tóm lượt
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu hằng – biến và chú thích
a/ Mục tiêu:
- Học sinh biết khái niệm và phân biệt: hằng, biến và chú thích
b/ Nội dung:
2. Một số khái niệm
b/ Hằng – biến
- Hằng: là đại lượng mang giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình
Hằng số học: là các số nguyên và các số thực
Hằng logic: là giá trị True/False (1/0, y/n)
Hằng xâu: là chuổi các ký tự trong bảng mã ASCII, được đặt trong cặp dấu ‘’ 
- Biến: là đại lượng mang giá trị mà giá trị này được phép thay đổi trong quá trình thực hiện ct
a/ Chú thích
- Chú thích: Để giải thích cho lệnh hay câu lệnh trong chương trình
{ nội dung chú thích trong 1 dòng}
(* nội dung chú thích trong nhiều dòng *)
Câu hỏi dẫn nhập
- Em hãy cho một số ví dụ về các hằng số mà em đã từng học qua ở các bộ môn như toán, lý
- Vậy các hằng này có thay đổi giá trị khi bắt đầu và kết thúc bài toán không? 
à Vậy trong ngôn ngữ lập trình hằng là gì? 
Diễn giải:
- Trong ngôn ngữ lập trình hằng được chia thành 3 dạng chính
Hằng số học: là các số nguyên hay các số thực
Hằng logic: là giá trị True/False (1/0, y/n)
Hằng xâu: là chuổi các ký tự trong bảng mã ASCII, được đặt trong cặp dấu ‘’
1. Độc lập suy nghĩ và trả lời
- Hằng số p = 3.14
- Hằng số g = 9.8 
- Không
=> Hằng: là đại lượng mang giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình
Học sinh theo dõi:
- Đánh dấu lại nội dung trình bày trong sách
Dẫn nhập ví dụ thực tế:
- Một vật thể lúc xuất, hiện nơi này, lúc nơi khác, lúc hình dạng này, lúc hình dạng khác, ta thường gọi. Vật thể đó có khả năng biến hoá vô lường
Câu hỏi phát vấn:
- Vậy theo em biến là gì?
à Vậy biến trong NNLT là gì? 
Độc lập suy nghĩ 
- là việc chỉ về vật thể có thể thay đổi trạng thái
=> Biến: là đại lượng mang giá trị mà giá trị này được phép thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
Câu hỏi dẫn nhập
- Giải một bài toán khi nào em dùng đến những dòng chú thích
Diễn giải:
- Chú thích trong ngôn ngữ lập trình cũng thế
- Chú thích: Để giải thích cho lệnh hay câu lệnh trong chương trình
{ nội dung chú thích trong 1 dòng}
(*nội dung chú thích trong nhiều dòng*)
Độc lập suy nghĩ: 
- Khi muốn giải thích rõ nội dung nào đó mà ta sợ người khác không hiểu hay nhiều nhầm đi
Lắng nghe và đóng góp
Trình bày:
- Tóm lượt lại những nội dung vừa làm việc với học sinh bằng cách đặt lại các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời lại
- Tóm lượt lại nội dung và ghi bảng.
- Xem sách và hệ thống lại những nội dung vừa học, trình bày lại theo các câu hỏi của giáo viên
- Tự ghi chép lại nội dung chính của bài trong sách và nội dung mở rộng trên bảng theo các ý tóm lượt của giáo viên
HOẠT ĐỘNG 3
Củng cố nội dung kiến thức vừa học
a/ Nội dung:
- Thành phần của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
- Khái niệm tên, tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt
- Khái niệm hằng, biến, chú thích
- Dấu , trong số thực được thay bằng dấu . trong NNLT .
- Ký tự ‘ trong NNLT dược thay thế bằng ‘’. Nên hằng ‘’’’ là hằng xâu nháy đơn
b/ Câu hỏi thảo luận mở rộng vấn đề
- Điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn?
- 4+6 có phải là hằng hay không?
- ‘true’ có phải là hằng hay không? Nếu phải là hằng gì? Vì sao?
Học sinh thảo luận để củng cố bài
- Phải 4, 6 là hằng, phép toán 4+6 là hằng
- Phải, là hằng xâu, vì true là logic, ‘true’ là hằng xâu
IV. DĂN DÒ:
- Làm bài tập trong sách bài học và trong sách bài tập đầy đủ
- Chuẩn bị bài 3
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT CT: 03
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
a/ Về kiến thức – kỹ năng
Hệ thống lại hệ thống kiến thức cơ bản của chương một
c/ Thái độ:
Phát huy thái độ tích cực học tập của học sinh
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
a/ Phương pháp: Đặt vấn đề – dẫn dắt – thảo luận – giúp các em liên tưởng từ thực tế để tìm ra nội dung chính trong bài
b/ Phương tiện: 
- Giáo viên: Giao học sinh thực hiện bài tập về nhà theo SGK, bảng, phấn
- Học sinh: sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
- Ổn định lớp
- Dẫn dắt vào nội dung bài tập
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
HOẠT ĐỘNG 1:
Cho học sinh chủ động lên giải bài tập SGK
a/ Mục tiêu
- Củng cố kiến thức
b/ Nội dung:
SGK trang 13 
Đặt vấn đề:
- Câu 1: Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
Phù hợp với nhu cầu nhiều người dùng
Không phụ thuộc vào loại máy
Thuận tiện cho việc mô tả thuật toán
Tổ chức dữ liệu đa dạng
Làm việc với các kiểu dữ liệu khác nhau
Suy nghỉ - trả lời
- Dễ hiểu
- Dể chỉnh sửa
- Dể nâng cấp
 - Câu 2: Viết ra 3 tên đúng theo qui cách Pascal
Thực hiện trên bảng
HOẠT ĐỘNG 2:
Thực hiện câu hỏi trắc nghiệm
a/ Mục tiêu
- Củng cố kiến thức
b/ Nội dung:
Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
Để biên soạn một chương trình trên ngôn ngữ bậc cao có thể sử dụng nhiều hệ soạn thảo văn bản khác nhau.
Output của mọi chương trình đều là chương trình trên ngôn ngữ máy.
Chương trình viết bằng hợp ngữ không phải là Input hay Output của bất cứ chương trình dịch nào.
Chương trình dịch là thành phần chính của một ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Đáp án: A
Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
Chương trình là dãy các lệnh được tổ chức theo các quy tắc được xác định bởi một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
Trong chế độ thông dịch mỗi câu lệnh của chương trình nguồn được dịch thành một câu lệnh của chương trình đích.
Mọi bài toán đều có chương trình để giải trên máy tính.
Nếu chương trình nguồn có lỗi cú pháp thì chương trình đích cũng có lỗi cú pháp.
Đáp án: A
Đâu là biểu diễn hằng trong những biểu diễn dưới đây ?
A - begin	B - '65c'	C - 5.8A	D - integer
Đáp án: B
Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong những biểu diễn dưới đây ?
A - '********'	B - (2)	C - 3GHI	D - PpPpPp
Đáp án: D
Trong những biểu diễn dưới đây, biểu diễn nào là từ khoá trong Pascal ?
A - Integer	B - END	C - Real	D - Sqrt
Đáp án: B
Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
Khi cần thay đổi ý nghĩa của 1 từ khoá nào đó người lập trình cần khai báo theo ý nghĩa mới.
Tên do người lập trình tự đặt được trùng với từ khoá.
Trong chương trình tên gọi cũng là một đối 

Tài liệu đính kèm:

  • docga_11.doc